Xây tường chống nóng bằng xốp cách nhiệt nên được cquan tâm ngay từ giai đoạn đầu thiết kế. Đặc biệt khi thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt, số ngày nắng nóng cực đoan đang gia tăng, chống nóng cho căn nhà thật sự là cần thiết. Thế tại cao cần phải có phương án chống nóng cho công trình ngay từ khâu thiết kế? Nên chọn những dòng vật liệu chống nóng nào phù hợp cho công trình? Cách thức thi công ra sao và cải thiện chống nóng tường bằng giải pháp nào? Tất tần tật sẽ được Polyme Ngọc Diệp trả lời trong bài chia sẻ dưới đây!
Tại sao cần chống nóng tường ngay từ giai đoạn thiết kế
Khi thời tiết nắng nóng diễn ra và khiến không gian sống trong nhà trở nên ngột ngạt, khó chịu, nhiều gia chủ mới “giật mình” và thừa nhận rằng họ chưa thật sự quan tâm đến việc làm mát cho ngôi nhà. Thực tế cho thấy, khi làm nhà hoặc xây dựng các công trình kiến trúc, thường gia chủ chỉ quan tâm đến kiến trúc, phong thủy, nội thất mà quên mất nhiều yếu tố tạo không gian sống “xanh” cho căn nhà của mình.
Chính vì thế, gia đình bạn khó tránh khỏi những ngày hè ngột ngạt, khó chịu ngay trong chính ngôi nhà mình. Một bầu không khí nóng bức sẽ khiến bạn cực kỳ khó chịu, bên cạnh đó điều này cũng ảnh hướng rất nhiều tới sức khỏe mọi thành viên trong gia đình.
Xây tường chống nóng luôn cần được quan tâm từ giai đoạn thiết kế!
Việc sử dụng điều hòa để giảm nhiệt cho căn phòng là điều hiển nhiên. Tuy nhiên khi sử dụng trong một thời gian dài với mức nhiệt thấp sẽ khiến cơ thể mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp. Thậm chí sự chênh lệch nhiệt độ giữa không gian được làm mát và không khí nóng tại các phòng chức năng còn lại, sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người (hiện tượng đột quỵ), đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Ngoài ra, việc điều hòa hoạt dộng thường xuyên không chỉ khiến tuổi thọ sản phẩm bị giảm đi mà hóa đơn điện mỗi tháng của gia đình bạn sẽ tăng lên gấp đôi, gấp ba.
Chống nóng cho ngôi nhà ngay từ giai đoạn thiết kế không chỉ giúp bạn thoát khỏi nỗi lo về vấn đề sức khỏe của các thành viên trong gia đình, mà còn không bị “sốc” khi nhìn hóa đơn điện mỗi tháng. Bên cạnh đó bạn cũng sẽvà chán nản khi nghĩ tới “1 bãi chiến trường” khi cải tạo chống nóng.
Ngoài ra, chống nóng tường ngay từ giai đoạn thiết kế sẽ hạn chế được những tác hại của thời tiết đối với chính công trình xây dựng. Điều này sẽ giúp cho bức tường luôn giữ được vẻ đẹp như “thủa ban đầu” và không phải ngán ngẩm khi nghĩ tới “bãi chiến trường” sau quá trình cải tạo chống nóng nhà.
Đừng để “mọi sự an bài” rồi mới nóng lòng quay ra tìm các giải pháp chống nóng. Các kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm đều có lời khuyên rằng, để tạo nên một công trình đạt chuẩn kiến trúc xanh, căn nhà không chỉ được thiết kế chuẩn từng chi tiết, bố cục, mà còn dựa vào vật liệu. Vật liệu chống nóng cho tường nhà không chỉ giúp làm mát, mà còn giúp bảo vệ toàn diện ngôi nhà khi nhiệt độ ngoài trời quá cao.
Thế lựa chọn loại vật liệu chống nóng nào phù hợp cho công trình nhà bạn, Polyme Ngọc Diệp sẽ chia sẻ cho bạn 4 dòng vật liệu mang lại hiệu quả tốt nhấtở phần dưới đây.
Các loại xốp được lựa chọn để xây tường chống nóng
Có thể thấy, thị trường vật liệu chống nóng hiện nay khá phong phú. Các dòng vật liệu chống nóng cho tường thường có các tính năng cách nhiệt, chống thấm hiệu quả. Dưới đây là 4 dòng vật liệu cách nhiệt bạn nên lựa chọn để chống nóng tường:
Xốp EPS
Xốp EPS hay còn gọi là xốp bọt biển, sản phẩm được sản xuất từ các hạt EPS nguyên sinh kích nửa. Các hạt sau khi kích nở sẽ kết dính lại với nhau dưới dạng tổ ong kín mạch nên có khả năng cách nhiệt, cách âm.
Xốp EPS có giá thành rẻ nên được nhiều người lựa chọn chống nóng cho tường
Xốp EPS màu trắng có kích thước tấm là 1mx2m với độ dày khác nhau: 20mm, 30mm, 40mm, 50mm, 100mm. Để chống nóng cho tường nhà, người ta thường sử dụng tấm có độ dày 20mm và 30mm.
Ưu điểm
-
Có khả năng cách nhiệt, chống nóng.
-
Trọng lượng sản phẩm nhẹ, thi công dễ dàng, nhanh chóng
-
Giá thành rẻ, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người sử dụng và không chứa các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính.
Xốp EPS thường được thi công cho vào giữa tường 20
Nhược điểm
-
Hệ số dẫn nhiệt quả sản phẩm khá cao nên khả năng chống nóng chưa thật sự hiệu quả.
-
Khả năng chống thấm nước không tốt, do đó không nên sử dụng cho những khu vực chân tường tiếp xúc hoặc các công trình vệ sinh.
-
Chỉ được ứng dụng cho vào giữa tường 20.
Xốp XPS
Xốp XPS là sản phẩm được làm từ phân tử phân tử Polystyrene nóng chảy kết hợp với bọt xốp và chất phụ gia khép kín. Quá trình sản xuất sản phẩm là một hoạt động đùn nén liên tục kết hợp với quá trình sục bọt khí và ép nén thành từng tấm cố định.
Xốp XPS – Dòng vật liệu đương đại với khả năng chống nóng, chống thấm, cách âm tốt
Xốp XPS có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo thương hiệu như vàng, xanh da trời, hồng, …. Kích thước của tấm là 600x1200mm với các độ dày khác nhau: 25mm, 30mm, 40mm, 50mm và loại 70mm.
Ưu điểm
-
Có khả năng vượt trội về cách nhiệt với độ dẫn nhiệt: 0.0289 w/m.k
-
Có khả năng cách âm.
-
Khi bổ xung phụ gia cho khả năng chống cháy lan tương đương cấp B2.
-
Cường độ chịu nén, độ cứng cơ học vượt trội.
-
Chịu nước, tỉ lệ ngậm nước < 1% thể tích, chống ẩm, chống nấm mốc, mối mọt, sinh vật hại.
-
Ổn định về cấu trúc hóa học, không mùi, không độc hại, thân thiện với môi trường, an toàn sức khỏe người thi công, sử dụng.
-
Trọng lượng nhẹ, dễ dàng cắt xén, vận chuyển nên rất thuận tiện cho việc thi công và lắp đặt.
Độ dày xốp XPS sử dụng chống nóng tường thường 20 – 30mm
Nhược điểm
-
Bề mặt của tấm XPS là nhựa không có lớp giấy xi măng nên không bám chắc vào bề mặt vữa xi măng. Sau một thời gian chịu tác động của thời tiết, tường nhà vẫn bị thấm, làm tăng tỷ suất truyền nhiệt.
-
Bên cạnh đó, cũng giống như xốp EPS, xốp XPS chỉ được sử dụng cho vào giữa tường 20
Đọc đến đây, nhiều người muốn hỏi với những công trình cần cải tạo chống nóng thì sẽ sử dụng dòng vật liệu nào?
Polyme Ngọc Diệp đã phát triển 2 giải pháp đó chính là lắp đặt tấm cách nhiệt Takani và phun bọt xốp PU Foam ở tường ngoài. 2 giải pháp này không chỉ được ứng dụng cho những công trình đang xây mà còn được sử dụng nhiều trong cải tạo chống nóng nhà ở.
Tấm cách nhiệt Takani
Tấm Takani có cấu tạo bởi 3 lớp với 2 lớp ngoài là xi măng polyme đặc chủng và lớp lõi giữa là PIR có khả năng chống nóng, cách nhiệt, chống nước và chống cháy. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ Nhật Bản với trọng lượng nhẹ chỉ 1.2 – 2.4kg/m2 tùy theo độ dày của tấm.
Tấm cách nhiệt Takani có khả năng chống nóng tuyệt vời
Ưu điểm
-
Khả năng chống nóng hiệu quả: Sản phẩm có lớp lõi PIR với hệ số dẫn nhiệt thấp nhất so với các dòng vật liệu truyền thống hiện nay, chỉ 0.021w/m.k. Giúp tiết kiệm dến 35% chi phí điện năng tiêu thụ.
-
Khả năng chống thấm tốt: Sản phẩm có cấu trúc ô kín không tan trong nước, độ hấp thụ nước và hơi nước thấp, giúp bảo vệ “sức khỏe công trình” trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam.
-
Độ bám dính tốt: Chất liệu bề mặt đều là xi măng polyme nên khả năng liên kết bám chặt vào vữa xi măng, tạo thành một khối đồng nhất liên kết với nhau bằng lớp vữa xi măng.
-
Tuổi thọ cao: Chất liệu lõi PIR được thí nghiệm tại phòng Test DIN (Cộng Hòa Liên Bang Đức) cho kết quả sản phẩm giữ tuổi thọ trên 70 năm, phù hợp với những công trình dân dụng cấp 1 (tuổi thọ giải pháp đạt > 20 năm).
-
Tính cơ lý tốt: Tấm cách nhiệt Takani là vật liệu đẳng nhiệt do đó nó không bị biến dạng cơ lý khi nhiệt độ môi trường thay đổi, giúp ổn định bề mặt thi công.
-
Trọng lượng nhẹ: Trọng lượng của sản phẩm nhẹ, chỉ 1.2 – 2.4kg/m² tùy theo độ dày từng loại nên dễ dàng cắt xén nên vận chuyển thuận tiện, thi công dễ dàng và nhanh chóng.
-
Khả năng chống cháy cao: Tấm Takani (chất liệu PIR) là tấm cách nhiệt chống cháy.
-
Tính thẩm mỹ cao: Tấm Takani không chỉ sử dụng cho vào giữa tường 20 mà còn được lắp đặt bên ngoài tường, giúp tạo một bề mặt tường ngoài phẳng nhẵn, không bị gồ ghề, tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà.
-
Khả năng cách âm tốt: Sản phẩm có cấu tạo bởi lớp lõi PIR với kết cấu nhiều lỗ khí phân bổ đều đặn mật độ cao, có khả năng cách âm từ 23,08dB.
-
Thân thiện với môi trường, không chứa chất gây hại: Với chất liệu an toàn, không làm ảnh hưởng đến tầng Ozone và không gây hại đến người sử dụng.
Không chỉ được thi công cho vào giữa tường 20 mà còn được lắp đặt cải tạo chống nóng tường hướng Tây
Nhược điểm
Tính đến thời điểm hiện tại, trong các dòng vật liệu dưới dạng tấm, tấm cách nhiệt Takani vẫn được đánh giá cao nhất về khả năng chống nóng, cách nhiệt . Giá thành của tấm Takani sẽ cao hơn 2 dòng sản phẩm được kể trên.
Để thi công cải tạo tường chống nóng bằng tấm Takani cần một đội ngũ tay nghề cao. Do tấm sẽ được bắn vít ốp trực tiếp vào tường nhà, nếu đội ngũ thi công tay nghề yếu không dán keo chuyên dụng cẩn thận, sau một thời gian nước mưa sẽ thấm qua các lỗ vít làm ảnh hưởng đến tuổi thọ bức tường cũng như khả năng chống nóng.
Phun bọt xốp PU Foam
Đây được xem là 1 giải pháp chống nóng tường hoàn hảo đó chính là phun bọt xốp PU Foam lên bề mặt tường. Bọt xốp PU Foam hình thành từ 2 hóa chất polyol và isocyanate được phối trộn bằng máy phun áp lực cao chuyên dụng tạo ra bọt xốp siêu nhẹ, không mùi với màu sắc trắng ngà.
Phun bọt xốp PU Foam – Đây được xem là công nghệ chống nóng nhà ở tiên tiến nhất hiện nay
Ưu điểm
-
Khả năng siêu cách nhiệt: PU Foam có hệ số dẫn nhiệt siêu thấp nhất trong các dòng vật liệu kể trên, khoảng 0.0182 W/m.K. Cách nhiệt gần như tuyệt đối, đảm bảo cho ngôi nhà giữ được không gian mát mẻ dù ngoài trời nắng nóng cực điểm.
-
Thi công nhanh gọn: Thời gian thi công nhanh, không làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống trong gia đình cũng như nhà hàng xóm.
- Bảo vệ tường nhà: Với giải pháp phun bọt xốp PU Foam, bức tường không cần khoan đục.
-
An toàn và siêu bền: xốp cách nhiệt pu foam là sản phẩm trơ về mặt hóa học nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, không gây hại môi trường, không lo mối mọt.
- Tuổi thọ cao: Giải pháp phun bọt xốp PU Foam tuổi thọ cao, đạt > 30 năm.
-
Khả năng chống cháy: Pu foam có khả năng chống cháy cao, bảo vệ căn nhà khỏi những mối nguy cơ cháy nổ xung quanh.
-
Khả năng chống thấm tốt: Với cấu trúc tế bào ô kín của loại vật liệu này, pu foam có khả năng chống thấm cho tường, trần, mái nhà một cách hoàn hảo.
Phun PU Foam chống nóng tường 20
Nhược điểm
Đúng với câu nói, “tiền nào của nấy”, sản phẩm chất lượng đi đôi với giá thành cao. Tuy nhiên với những công trình có diện tích thi công lớn từ 150m2 trở lên thì giá thành trọn gói thi công tương đương với giải pháp lắp đặt tấm cách nhiệt Takani.
Ngoài ra, giải pháp này không khuyến khích được sử dụng cho những công trình dân dụng nằm trong ngõ nhỏ và mặt bằng khó thi công. Để thi công phun PU Foam chống nóng tường cần đội ngũ thi công chuyên nghiệp, có đầy đủ kỹ năng và dày dặn kinh nghiệm, máy móc hiện đại. Polyme Ngọc Diệp hiện đang là đơn vị dẫn đầu trên thị trường trong lĩnh vực Cách nhiệt, chống nóng bằng giải pháp phun PU Foam.
Nên chọn loại sản phẩm nào chống nóng tường hiệu quả nhất?
Về giá thành: Nếu túi tiền của bạn đang eo hẹp và chưa cho phép tìm đến những dòng vật liệu đạt chất lượng tốt nhất như tấm Takani hay xốp PU Foam thì bạn có thể lựa chọn tấm xốp EPS cho chống nóng tường nhà. Nếu bạn khá giả hơn một chút thì nên sử dụng xốp XPS hoặc tấm Takani.
Còn với những công trình có diện tích lớn > 150m2, mặt bằng thi công dễ thì nên chọn giải pháp phun PU Foam. Giải pháp này phù hợp với những công trình có diện tích lớn, dễ thi công giúp tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Về hiệu quả chống nóng, bạn có thể sử dụng tấm cách nhiệt Takani hoặc giải pháp phun PU Foam đều được. Tấm cách nhiệt Takani thường được ứng dụng cho những công trình có diện tích nhỏ, ở trên cao khó thi công hoặc những công trình dân dụng nằm trong ngõ xe ô tô không đậu được.
Với giải pháp phun PU Foam thường được sử dụng rộng rãi trong các dự án lớn hay những công trình có mặt bằng dễ thi công và diện tích > 150m2.
Cách thi công chống nóng tường bằng xốp
Với những công trình đã có kế hoạch chống nóng tường bằng xốp ngay từ giai đoạn thiết kế, thì thường sẽ thi công cho tấm vào giữa tường 20. Còn những công trình cần cải tạo chống nóng tường thì sẽ sử dụng giải pháp lắp đặt tấm cách nhiệt Takani hoặc phun PU Foam bên ngoài tường.
Dưới đây là 2 cách thi công chống nóng tường bằng xốp phổ biến hiện nay:
Thi công vật liệu chống nóng vào giữa tường
-
Bước 1: Xây thô lớp tường gạch đầu tiên.
-
Bước 2: Đặt tấm xốp cách nhiệt/ phun lớp cách nhiệt PU Foam vào giữa tường xây thô
-
Bước 3: Xây thô lớp tường thứ 2 sát vào lớp cách nhiệt vừa thi công.
-
Bước 4: Sau khi kết thúc 2 hàng gạch cần phải có 1 hàng gạch ngang khóa lại 2 hàng gạch dọc để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ của bức tường.
-
Bước 5: Trát bề mặt hoàn thiện
Thi công vật liệu chống nóng bên ngoài bề mặt tường
Thi công tấm cách nhiệt Takani
Lắp đặt tấm cách nhiệt Takani chống nóng tường hướng Tây
-
Bước 1: Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt tường, xử lý các vết nứt nếu có.
-
Bước 2: Bắn tấm cách nhiệt Takani dày 20mm vào tường bằng vít nở có long đen.
-
Bước 3: Xử lý đầu vít và mối nối giữa các tấm bằng keo silicon A500 hoặc sơn chống thấm (lưu ý đặt so le giữa các tấm để giảm thiểu tình trạng nứt mạch).
Đối với 1 số công trình có tính thẩm mỹ cao như biệt thự cao cấp cần xử lý đầu vít và mối nối bằng bằng dính lưới và bột trét mạch.
-
Bước 4: Bả toàn bộ bề mặt bằng bột bả có chất lượng cao, khả năng bám dính tốt.
-
Bước 5: Lăn sơn hoàn thiện bề mặt.
Lưu ý: Phụ thuộc vào kinh phí và yêu cầu của chủ đầu tư để lựa chọn phương án thi công khác nhau: có thể bả toàn mặt hoặc không bả và có thể lăn sơn hoặc không.
Phun bọt xốp PU Foam lên bề mặt tường
Phun bọt xốp PU Foam chống nóng tường hướng Tây
-
Bước 1: Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt tường, xử lý các vết nứt nếu có.
-
Bước 2: Phun lớp bọt xốp PU Foam dày 25mm lên bề mặt tường cần chống nóng, sau đó vài giây, nó sẽ nở đều theo độ dày đã đề ra và nhanh chóng đông kết thành dạng bọt cứng.
-
Bước 3: Sơn thêm 1 lớp sơn Topcoat (nếu được yêu cầu). Lớp sơn này có tác dụng chống tia UV, lão hóa của lớp PU Foam.
Để hạn chế những tác hại của nắng nóng, các chủ đầu tư cũng cần quan tâm đến khâu chống nóng ngay từ khi thiết kế công trình. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn hợp lý cho công trình của mình.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ POLYME NGỌC DIỆP
Trụ Sở: Số 36 đường số 3 KDC An Trang, An Đồng, Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: 0225 35 31 479
Fax: 0225 35 31 472.
Chi nhánh Hà Nội: Ngõ 3 , Đê Đại Hà, xóm 10, Xã Yên Mỹ, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Điện thoại: 0246 294 9986
Hotline: 0934.333.490
Chi nhánh HCM: Số 2637/10, Hẻm 2637 Đường Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Xuân, Huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Điện thoại: 028 7300 7864
Hotline: 0934.333.490
Fanpage: Polyme Ngọc Diệp JSC