Cây cối là một trong số ít những thứ được cho là dễ vẽ. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách vẽ, cái cây của bạn sẽ trở nên quá đơn giản…
…hay quá bình thường:
Cả hai cái cây này đều trông không giống cây thật. Cái đầu tiên chính là biểu tượng của một cái cây còn cái thứ hai chính là đại diện cho định nghĩa về một cái cây. Công việc của bạn, như một người họa sĩ, là phải vẽ những gì chúng ta thấy chứ không phải vẽ những gì chúng ta biết. Vẽ những cái cây có thể là một bài luyện tập tuyệt vời để phát triển kỹ năng này!
Trong hướng dẫn này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách vẽ cây sồi, cây thông và cây liễu đang rủ lá trong thực tế, nhưng sẽ theo cách đơn giản.
Những gì bạn cần
- Vài tờ giấy
- Cây bút chì loại cứng (HB)
- Cây bút chì có độ cứng ít hơn (2B)
- Cây bút chì mềm (5B hoặc thấp hơn)
- Cái gọt bút chì
Cây bút chì thông dung đứng thứ nhì như chúng ta biết là HB, thường hay được sử dụng, nhưng cây bút chì này không phù hợp cho các bài tập vẽ. Chúng ta cần những cây bút chì có độ mềm hơn để hoàn thành các phần đậm nhạt. Các loại dụng cụ này không có gì đặc biệt hay quá mắc – tôi mua những cây bút chì của mình trong một cửa hàng có giá 1 đô la và chúng hoạt động rất hiệu quả. Thậm chí, khi bạn không chắc được rằng công việc vẽ là dành cho bạn, một bộ các loại bút chì sẽ không phải là một sự đầu tư quá lớn, và chắc chắn rằng chúng sẽ giúp cho việc học trở nên thuận tiện hơn!
Bạn cũng sẽ cần tới đồ gọt bút chì. Một cái đầu bút chì bị cùn sẽ chỉ tạo ra được những đường nét mờ nhạt và làm xáo trộn cho toàn bộ kết cấu. Hãy giữ cho những cây bút chì của bạn luôn nhọn trong suốt hướng dẫn này, và hãy nhớ rằng những cây bút chì mềm thường rất nhanh cùn.
Còn với giấy vẽ, bạn có thể dùng loại nào cũng được. Các loại giấy in rẻ tiền sẽ rất phù hợp cho những bài luyện tập này. Tuy nhiên, đừng vẽ to ra cả tờ giấy – càng vẽ nhỏ thì sẽ càng cần ít chi tiết. Bài ví dụ của tôi chỉ cao 9cm.
Những cây bút chì mềm sẽ tạo được độ đậm nhạt mà cây bút HB không thể làm được dù bạn có ấn mạnh đến thế nào đi nữa!
- Cách vẽ cây sồi (Loại cây Aka)
Bước 1
Nhớ vẽ theo cách đặc biệt này: đầu tiên là chú ý đến tổng thể bức tranh, và sau đó là tập trung vào các chi tiết. Đó là lý do tại sao bạn không nên bắt đầu vẽ từ những thứ chi tiết – bạn cần phải có một cái khuôn cơ bản trước.
Vẽ hình dáng chung theo hình ảnh cuối cùng bằng một vài đường thẳng và dấu chấm nhạt. Sử dụng bút chì HB để làm điều này, và đừng ấn quá mạnh. Các nét bút của cách làm này sẽ không có trong bức vẽ cuối cùng – chúng sẽ không được thấy qua camera hay máy scanner của bạn (tôi phải sử dụng chút kỹ xảo photoshop để bạn có thể thấy những nét vẽ này!)
Bạn có thể học phương pháp này trong Hướng dẫn cách vẽ lúc mới bắt đầu: 5 phương pháp cho người mới học
Bước 2
Vẽ phần thân. Hãy nhớ vẽ mở rộng ở phần dưới. Cái cây càng to thì thân sẽ càng ngắn và to hơn.
Bước 3
Vẽ các nhánh phía trên thân cây.
Tiếp tục vẽ thêm những nhánh cây, càng xuống thấp thì những nhánh cây càng dài hơn.
Bước 4
Vẽ thêm những nhánh nhỏ hơn cho mỗi nhánh cây lớn và cũng sử dụng phương pháp lúc nãy để làm cho chúng trông tự nhiên hơn. Hãy vẽ những đường nét nhẹ nhàng!
Bước 5
Sử dụng các cử động cánh tay thật nhanh để vẽ hình dạng chung cho phần ngọn cây. Hãy vẽ một cách ngẫu nhiên và lộn xộn.
Bước 6
Cũng sử dụng cách đó để vẽ những “đám mây” nhỏ hơn cho phần lá ở ngọn cây. Để lại vài khu vực không có lá để lộ ra những nhánh cây bên dưới, nơi mà chúng tạo nên các cấu trúc thu hút nhất.
Bước 7
Vẽ thêm một vài nhánh cây to hơn mà không bị che khuất bởi những tán lá.
Bước 8
Trước khi bắt đầu tô đậm nhạt, hãy chia ra phần có ánh sáng và phần ở trong bóng tối. Bạn có thể xác định bằng những đường gạch chéo nhạt ở phần bóng cây.
Bước 9
Dùng cây bút chì 2B và hãy đảm bảo là đầu bút phải nhọn nhé. Dùng cây bút chì để vẽ các kết cấu của thân cây. Hãy nhớ rằng các khu vực màu trắng là yếu tố quan trọng của kết cấu!
Bước 10
Sử dụng cả hai loại bút chì 2B và 5B (hoặc dùng loại mềm hơn) để tô bóng cho thân cây theo phần ánh sáng bạn đã vạch trước. Hãy thoải mái ấn mạnh cây bút chì mềm nhất xuống để có được phần bóng tối nhất khi cần, nhưng đừng quá lạm dụng hiệu ứng này! Càng ít phần tối đen trong bức tranh, thì chúng lại càng gây được ấn tượng nhiều hơn.
Bước 11
Dùng cây bút chì HB lần nữa để phác thảo những cái lá. Vẽ những hình xoắn riêng lẻ qua cử động nhanh nhẹn của bàn tay.
Bước 12
Mỗi nhánh cây cũng có một phần ngọn nhỏ (những “đám mây” nhỏ mà bạn đã vẽ từ trước đó). Bạn cần tô đậm nhạt cho chúng như thể chúng là những cái cây riêng biệt.
Đầu tiên là sử dụng bút chì 2B để vẽ những hình xoắn đậm màu hơn ở bên phía không có ánh sáng. Lúc đầu phải ấn bút thật nhẹ nhàng để quan sát xem bạn có đang làm đúng không.
Khi bạn đảm bảo được rằng bạn tìm ra được vị trí bóng chính xác, hãy làm cho chúng tối hơn và dày hơn, và tạo ra phần giao thoa giữa ánh sáng và bóng tối.
Bước 13
Dùng bút chì 2B để vẽ thêm những chiếc lá riêng lẻ ở đây và ở kia quanh ngọn cây và những “đám mây” nhỏ. Điều này sẽ mô phỏng các nhánh cây nhỏ và khó thấy.
Bước 14
Dùng cây bút chì mềm nhất để vẽ thêm vài điểm nhấn cho phần bóng được sâu hơn. Điều này sẽ cải thiện độ tương phản của ngọn cây. Và nó cũng đảm bảo tất cả “đám mây” sẽ hơi tối hơn so với “bầu trời” – những chiếc lá sẽ mờ nhạt hơn! Bạn có thể giữ hiệu ứng này được lâu bằng cách vẽ thêm vài chiếc lá bằng cây bút chì HB ở những khu vực sáng hơn.
2. Cách vẽ cây thông
Bước 1
Cũng giống như lúc nãy, chúng ta cần phải bắt đầu bằng phác thảo chung của cây. Sử dụng bút chì HB và vẽ những đường nét nhẹ.
Bước 2
Vẽ những nhánh cây. Không cần phải vẽ chính xác; chỉ cần phác thảo hình dáng của chúng.
Bước 3
Cũng giống như cây sồi, vẽ những “đám mây” cho các nhánh cây. Lần này chúng ta nên vẽ hẹp hơn và lộn xộn hơn. Hãy để lại nhiều khoảng trống giữa chúng.
Bước 4
Vẽ phác thảo phần thân cây; hãy vẽ phần thân dài và hẹp.
Bước 5
Sử dụng cây bút chì 2B để tô đậm nhạt cho thân cây…
…và sau đó sử dụng cây bút chì mềm hơn để tô các phần tối nhất.
Bước 6
Lần này, không vẽ hình xoắn vào trong những “đám mây” nữa; thay vào đó là vẽ những nét nhọn và lộn xộn.
Bước 7
Sử dụng bút chì 2B để vẽ những cái lá kim cho tất cả các “đám mây”. Hãy vẽ chúng thật nhỏ và nhọn.
Bước 8
Vẽ các nhánh cây và tạo ra những phần tối bằng cả hai loại bút chì mềm.
Bước 9
Vẽ thêm những cái lá kim ở trong những “đám mây” bằng bút chì 2B.
Bước 10
Sử dụng cây bút chì mềm nhất để tô đậm nhạt cho những “đám mây”. Nếu bạn muốn, bạn chỉ cần làm cho các “đám mây” có màu tối – những cái cây thường xanh cũng có màu khá tối.
Bước 11
Hoàn thành bức vẽ, bạn có thể sử dụng cây bút chì mềm nhất để điểm thêm chút tối màu cho các “đám mây” (những chỗ đã tối hoàn toàn) giữa các nhánh cây.
3. Cách vẽ cây liễu đang rủ lá
Bước 1
Chúng ta cũng sẽ bắt đầu vẽ với quy tắc vẽ như trên. Vẽ hình dáng chung của cây liễu đang rủ lá – thứ gì đó giống như thác nước.
Bước 2
Vẽ phác thảo thân cây.
Bước 3
Vẽ những nhánh cây nối liền với thân cây…
…và sau đó kéo dài những nhánh cây này xuống.
Bước 4
Vẽ phác thảo những “đám mây” mà lần này sẽ có hình dáng giống với những cái màn cửa hơn.
Bước 5
Tô đậm nhạt cho phần thân và những nhánh cây bằng bút chì 2B.
Bước 6
Tô bóng cho thân cây và các nhánh cây bằng bút chì mềm nhất.
Bước 7
Dùng bút chì 2B và vẽ những nét giống với bím tóc dọc theo màn cửa. Chúng nên cong một chút ở phần trên cùng của màn cửa.
Bước 8
Tô đậm nhạt cho những cái màn cửa bằng cách vẽ những cái bím tóc đậm hơn, dày hơn ở phần giữa của cây.
Bước 9
Dùng cây bút chì mềm nhất để tô đậm cho những cái màn cửa từ những hướng khác của cái cây. Bạn cũng có thể thêm vài chiếc lá để làm cho những cái bím tóc trông chi tiết hơn.
Những cái cây của bạn đã hoàn thành rồi!
Như bạn thấy đấy, những cái cây thì khá là dễ vẽ, miễn là bạn phải vẽ đúng với dáng vẻ của nó chứ không phải vẽ theo định nghĩa. Nhưng đây mới chỉ là khởi đầu thôi – nếu bạn muốn trở thành bậc thầy vẽ cây thật, hãy cầm lấy bản phác thảo và đi dạo. Quan sát những cái cây mà bạn đã đi qua và cố gắng phác thảo chúng thật nhanh. Bằng cách này, việc phác thảo sẽ trở nên trực quan hơn cho bạn. Nếu bạn thích ở nhà, bạn có thể tham khảo qua những bức ảnh, như những bức ảnh cây cối ở Envato Market.
Nguồn: design.tutsplus