Hướng dẫn thủ tục và mẫu đơn xin xác nhận tạm trú

Hướng dẫn thủ tục và mẫu đơn xin xác nhận tạm trú

Hướng dẫn thủ tục và mẫu đơn xin xác nhận tạm trú. Luật sư cho tôi hỏi vấn đề sau: tôi có hộ khẩu thường trú tại tỉnh A nhưng do tính chất công việc nên…

Câu hỏi của bạn:

     Luật sư cho tôi hỏi vấn đề sau: tôi có hộ khẩu thường trú tại tỉnh A nhưng do tính chất công việc nên tôi phải đăng ký tạm trú tại tỉnh B. Hiện giờ, tôi muốn xin xác nhận tạm trú tại địa phương đó thì phải đến cơ quan nào và thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn. Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Thủ tục đăng ký tạm trú, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Xác nhận tạm trú là gì?

     Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Có thể hiểu đây là nơi sinh sống tạm thời, có thời hạn ngoài nơi thường trú của công dân.

     Xin xác nhận tạm trú là thủ tục đăng ký cư trú khi bạn chuyển đến một nơi khác để học tập hoặc làm việc không thuộc hộ khẩu thường trú của mình. Trường hợp người nước ngoài muốn xin cấp thẻ tạm trú dài hạn tại Việt Nam cũng phải xin đăng ký tạm trú ngắn hạn theo đúng thủ tục này. 

     Việc đăng ký tạm trú sẽ giúp cơ quan Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Đồng thời, việc đăng ký tạm trú không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của công dân để thực hiện một số thủ tục thuận tiện hơn. Điển hình như việc mua nhà, đầu tư bất động sản, đăng ký sở hữu xe máy, ô tô, đăng ký kinh doanh, cho con đi học, vay vốn, huy động vốn từ ngân hàng,…

2.  Khi nào phải đăng ký tạm trú?

     Theo khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006, người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.

     Từ ngày 01/7/2021 khi công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

     Trường hợp đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đã đăng ký tạm trú thì người đó sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú

3. Thủ tục đăng ký tạm trú

     Cũng giống như mọi giấy tờ văn bản trong thủ tục hành chính, việc đăng ký tạm trú cũng cần phải tuân theo trình tự thủ tục pháp luật  quy định. Về cơ bản khi làm đơn đăng ký tạm trú cần phải đáp ứng được yêu cầu là công dân đang sinh sống hoặc làm việc ở một địa phương, xã/phường/thị trấn đó.

     Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm các giấy tờ sau:

  • Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú;

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

  • Bản khai nhân khẩu;

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

     Trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, mượn, cho ở nhà đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký và ghi rõ họ tên.

     Trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

     Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền: cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi bạn tạm trú sẽ nhận hồ sơ và có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đăng ký tạm trú của bạn.

3.2 Thủ tục đăng ký tạm trú kể từ ngày 01/7/2021

     Kể từ ngày 01/7/2021, luật cư trú năm 2020 có hiệu lực đã thay thế luật cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013, theo đó, một số thủ tục về đăng ký cư trú theo luật cư trú 2020 đã có sự thay đổi so với Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013, trong đó có thủ tục đăng ký tạm trú. Cụ thể như sau:

     Về hồ sơ đăng ký tạm trú gồm có:

  • Tờ khai tha

    y đổ

    i th

    ô

    ng tin cư trú; đối với người đăng ký tạm tr

    ú 

    là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

     Về trình tự thực hiện:

  • Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình d

     k

    iến 

    tạm trú.

  • Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm 

    tr

    a và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người 

    đă

    ng ký; trường hợp hồ s

    ơ

     ch

    ư

    đ

    ầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể t

    ừ 

    ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Khi nào công an được kiểm tra cư trú?

     Khoản 1 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA, việc kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Theo đó, đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.

     Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm:

  • Kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú;

  • Quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.

     Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý.

     Như vậy, có thể hiểu cảnh sát khu vực được quyền kiểm tra cư trú bất cứ lúc nào.

5. Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

_____***_____

 

ĐƠN XIN XÁC NHẬN TẠM TRÚ

Kính gửi: Công an xã/phường/thị trấn ……………….……………..

Tôi tên là: ………….……………       Sinh ngày: …………………..

Số CMND/CCCD: ………………..        Ngày cấp: ………. Tại ………….

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………….

Hiện nay, tôi đang tạm trú tại địa chỉ: …………….…………………

Nay, tôi làm đơn này kính xin ban Công an xã/phường/thị trấn ……………. xác nhận cho tôi đã tạm trú tại địa chỉ trên từ ……………. đến nay.

Lý do: ……………………………..……………………………………..

Kính mong Công an xã/phường/thị trấn tạo điều kiện giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của Công an xã/phường/thị trấn

……., ngày … tháng … năm …

Người làm đơn

     Bạn có thể tải mẫu đơn xin xác nhận tạm trú tại đây:

      >>> Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú file word

     Hiện nay, Bộ Công quy định một mẫu chung về đơn xin xác nhận tạm trú. Theo đó, khi bạn cần mẫu đơn xin tạm trú để đi học, mẫu đơn đăng ký tạm trú KT3 hay mẫu đơn xin tạm trú dài hạn đều có thể tham khảo mẫu như trên và hướng dẫn kê khai đơn như sau:

     Hướng dẫn cách điền mẫu đơn xin đăng ký tạm trú:

  1. Kính gửi: Công an xã/phường/thị trấn nơi mà người làm đơn muốn xin xác nhận tạm trú ở địa phương đó.

  2. Tôi tên là: họ tên đầy đủ của người làm đơn.

  3. Ngày sinh: ghi rõ ngày tháng năm sinh người làm đơn.

  4. Số CMND:…….. ngày cấp:…….. tại:…… ghi rõ cụ thể.

  5. Địa chỉ thường trú: địa chỉ ghi trên sổ hộ khẩu của của người làm đơn.

  6. Chỗ ở hiện nay: chỗ bạn đang sinh sống và làm việc.

  7. Nay tôi làm đơn này kính xin ban Công an xã/phường/thị trấn……… xác nhận cho tôi đã tạm trú ở địa chỉ này từ …………cho đến nay: ghi rõ tên Công an xác nhận và ngày tháng năm bắt đầu tạm trú.

  8. Lý do: ghi cụ thể và rõ ràng như: đi học, sinh sống, làm việc,…

  9. Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên của mình.

 

xác nhận tạm trú

 

6. Tình huống tham khảo: Mức xử phạt hành chính khi không đăng ký tạm trú

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi việc không đăng ký tạm trú sẽ bị phạt bao nhiêu. Tôi từ quê xuống Hà Nội để làm việc nhưng chưa đăng ký tạm trú, khi công an phường kiểm tra đã xử phạt tôi 200.000 đồng. Vậy mức phạt này có đúng luật không?

     Theo quy định Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú sẽ bị phạt như sau:

     Phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú;

     Theo đó, cá nhân, chủ hộ gia đình không đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng. Vậy mức phạt 200.000 đồng với hành vi không đăng ký tạp trú của công an phường đối với bạn là đúng quy định pháp luật.

7. Câu hỏi thường gặp về đăng ký cư trú:

Câu hỏi 1: Nơi cư trú của cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an nhân dân?

  • Nơi cư trú của người đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân.

  • Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật cư trú 2006.

Câu hỏi 2: Điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội?

     Trước ngày 01/7/2021 Người đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội phải đáp ứng:

  • Đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên;

  • Có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở;

  • Đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.

     Nhưng kể từ ngày 01/7/2021 không còn điều kiện riêng khi đăng ký tạm trú tại thành phố Hà Nội, mà cá nhân, hộ gia đình chỉ cần có chỗ ở hợp pháp tại Hà Nội là có thể đăng ký thường trú.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về xin xác nhận tạm trú:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về: thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú; đơn xin xác nhận tạm trú 2021; mẫu đơn xin xác nhận tạm trú cho người nước ngoài … và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về tạm trú và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

3.7

/

5

(

7

bình chọn

)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *