Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 đã được tổ chức nhằm tạo ra một sân chơi lý thú và bổ ích cho các em học sinh, sinh viên với mong muốn lan tỏa niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ; trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc từ đó thúc đẩy phong trào đọc trong nhà trường và cộng đồng, hình thành thói quen đọc sách. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết tại đây.
Thể lệ cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2022
Để hiểu rõ về cuộc thi, chúng ta cần nắm rõ thể lệ cuộc thi này cần có những yếu tố nào, thời gian dự thi bắt đầu từ ngày bao nhiêu, giải thưởng như thế nào… Các em hãy CLICK vào file tải bên dưới để nắm rõ thể lệ cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc này.
Mẫu thông tin đăng ký Đại sứ văn hóa 2022
THÔNG TIN DỰ THI
CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2022
1. Thông tin của thí sinh dự thi
Họ và tên: …………………………………………………………………………………..
Ngày sinh: ……………………………………………………………………………………
Số điện thoại cá nhân (nếu có): ………………………………………………………………………………………………………………………
Email (nếu có): ………………………………………………………………………………………………………………………
2. Thông tin trường
Lớp: …………………………………………………………………………… Trường: ……………………………………………………………………………….
Quận/Huyện: ………………………………………………………
Tỉnh/Thành phố: ……………………………………………………………
Thầy/Cô phụ trách cuộc thi: ………………………………………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………………………………………………………… Email: ……………………………………………………………………
3. Thông tin gia đình (bố hoặc mẹ)
Họ và tên bố/mẹ: …………………………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………………………………….
Số điện thoại: ……………………………………………………………………… Email: ……………………………………………………………………
Địa chỉ gia đình: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
4. Giới thiệu sơ lược về bản thân (100 từ):
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
THÍ SINH ĐĂNG KÝ THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 đề 1
Câu 1: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có ý thức xây dựng môi trường sống văn hóa lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước.
Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, kết quả đạt được).
Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu 1:
Mẫu 1:
Các bạn đã nghe về câu chuyện một cậu bé vừa sinh ra đã mất đi cả đôi chân lẫn đôi tay của mình nhưng vẫn có một sức sống vô cùng mãnh liệt và vô cùng thành công hay chưa? Nếu chưa thì đó chính là câu chuyện về vị diễn giả nổi tiếng, là chủ tịch và là CEO của tổ chức quốc tế Life Without Limbs –Nick Vujicic. Nick Vujicic đã từng nói: “Không có mục tiêu nào quá lớn. Không có ước mơ nào quá xa vời”. Anh chính là bằng chứng sống cho câu nói đó và anh không chỉ vực dậy chính bản thân mình mà còn tiếp lửa cho hàng triệu người trên thế giới thông qua cuốn sách “Cuộc sống không giới hạn”. Đây là một cuốn sách vô cùng đặc biệt không chỉ vì người viết cuốn sách là một người “đặc biệt” mà ý nghĩa và giá trị nó để lại vẫn còn nguyên cho đến ngày nay. “Cuộc sống không giới hạn” là cuốn sách hay kể về cuộc đời chính tác giả. Trong cuộc đời chúng ta không thể biết trước được tương lai sẽ ra sao, có bao nhiêu khó khăn và thử thách nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết cố gắng, vượt qua bản thân, dũng cảm và chiến đấu với tất cả gian khổ đó. Khi bạn có niềm tin, sự hy vọng và lòng nhiệt huyết chắc chắn mọi công lao của bạn sẽ được đền đáp. Cuốn sách như một lời tự sự chân tình nhưng đã truyền được cảm hứng vô cùng to lớn đối với bạn đọc. Với những bài học được rút ra từ câu chuyện khiến cho ta nâng cao được nhận thức bản thân, hướng ta tới lối sống tích cực: lạc quan, yêu đời, có niềm tin, dũng cảm, cố gắng vượt lên hoàn cảnh,…để có thể cống hiến và phát triển cho chính bản thân mình cũng như gia đình và toàn xã hội.
Mẫu 2:
Người ta vẫn thường nói đọc sách để cho chúng ta có thể mở mang được những điều hay, bố ích và đầy thú vị. Đọc sách còn giúp chúng ta được truyền cảm hứng, để hướng tới những điều tốt đẹp, đến lối sống tích cực. Cuốn sách đã truyền cảm hứng cho tôi là cuốn ” Dám bị ghét” của Kishimi Ichiro và Koga Fumitake. Đây là một trong những tác phẩm kinh điển về dóng sách tâm lý tại Nhật Bản. Tại sao cuốn sách đó lại có thể thu hút người đọc như vậy? Cuốn sách đã đề cập đến những cách thức để điều hòa các mối quan hệ trong xã hội, những góc khuất u tối của xã hội. Những rào cản của xã hội đã ai dám vượt qua chưa? Ai đã sẵn sàng đối mặt với những lời chê bai, chế giễu bản thân để đối mặt với cuộc sống hay chưa? Cuốn sách sẽ giúp cho bạn tìm thấy được hạnh phúc, vượt lên những khó khăn để thay đổi bản thân. Trờ thành một phiên bản hoàn hảo nhất của bản thân. Chắc chắn bạn đã từng than phiền về những khó khăn, những vấp ngã trong cuộc sống, và tự đổ lỗi cho người khác, hay đổ lỗi cho hoàn cảnh khiến bạn thất bại. Thứ bạn cần làm là biết quên đi những sai lầm trong quá khứ để tiếp tục sống cho hiện tại và hướng đến những thành công trong tương lai. Cuốn sách sẽ giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn, hướng đến những điều tốt đẹp và khơi dậy những ý thức cống hiến cho đất nước, cho xã hội của bạn.
Mẫu 3:
Cuộc sống đang hạnh phúc hay bế tắc, cuộc sống đó được trải đầy hoa hồng hay là nhiều chông gai. Bạn có muốn cuộc sống của mình thay đổi theo hướng tốt đẹp hay không? Vậy hãy đọc cuốn sách “ Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” – Andrew Matthews. Chúng ta sẽ phải thay đổi như thế nào đó là điều mà nhiều người vẫn chưa có thể nghĩ ra.
Chúng ta khó có thể thay đổi được xã hội, được cộng đồng, thay đổi được cuộc sống ngoài kia. Nhưng mà chúng ta chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề thì mọi thứ sẽ khác. Cuốn sách “ Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” là mong muốn sẽ đánh thức tiềm năng tiềm ẩn của mỗi con người chúng ta. Nếu xã hội càng phát triển mà bạn vẫn cứ dậm chân tại chỗ, không có sự thích nghi đối với những điều mới mẻ thì bạn sẽ mãi thụt lùi lại phía sau. Nên việc thay đổi suy nghĩ, thay đổi những thói quen sẽ làm bạn cảm thấy có thể tiến gần hơn, hội nhập hơn với thế giới. Đọc cuốn sách sẽ giúp ta đưa ra các giải pháp hữu ích và phù hợp để bạn sẵn sàng đối mặt và giải quyết các tình huống khó khăn và thất bại trong cuộc sống của mình. Tác giả có hẳn một chương có tiêu đề “ hãy sống cho hiện tại” bạn hãy sống thật vui vẻ, hạnh phúc cho hiện tại. Hãy tự hoàn thiện bản thân hàng ngày để hiện tại luôn là phiên bản hoàn hảo nhất của mình. Bạn phải hoàn hảo hơn hôm qua, hơn quá khứ của mình. Bạn hãy cố gắng nhìn nhận mọi việc, mọi điều một cách tích cực nhất có thể, không được chán nản mà hãy cố gắng nắm giữ hạnh phúc của bản thân.
Để cuộc sống được tốt và tích cực bạn hãy học ngay cách thay đổi bản thân mình từ những điều nhỏ nhặt nhất. Từ đó hướng tới một lối sống tích cực, lạc quan và luôn luôn yêu đời. Mong được cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, cho quê hương.
Mẫu 4:
Thực sự thì cuộc sống cũng quá mỏi mệt rồi. Nó chẳng phải là suy nghĩ bột phát lúc nóng giận mà là con đã nghĩ đến việc này từ rất lâu chỉ là tiếc, tiếc vì những suy nghĩ vu vơ làm thế sẽ không gặp may và cũng tiếc còn những người bạn, những con game bỏ lâu rồi, còn bao bài nhạc chưa nghe. Không hẳn là cuộc sống của con khổ sở mà có thể chỉ là con tiêu cực quá, nhưng có ra sao thì kết quả vẫn vậy.” Câu chuyện của nam sinh trường Amsterdam hiện lên như một từ khóa được thấy nhiều nhất trên MXH thời gian gần đây. Học bài xong lúc 12h và cầm điện thoại, tôi đọc được câu chuyện…..và tôi không thể ngăn được giọt nước mắt lăn dài. Khóc vì thương cậu, thương gia đình cậu và khóc vì thấy chính mình trong câu chuyện, có những lúc chính tôi cũng có suy nghĩ và muốn rơi theo cậu khi mà cảm thấy áp lực với cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên điều khiến tôi mạnh mẽ vực lên được những suy nghĩ tiêu cực đó là trang sách nhỏ. Bố mẹ, bạn bè nhiều lúc tôi chẳng thể chia sẻ với ai vì bản thân là một người sống nội tâm, ít nói, ít chia sẻ. Sách chính là người bạn đồng hành mỗi khi cảm xúc tiêu cực ghé ngang mời gọi tôi bước vào thế giới của chú. Cuốn sách luôn cho tôi động lực sống, truyền cảm hứng và động lực vượt qua khó khăn, cuốn sách tôi tâm sắc và giữ gìn nó suốt 4 năm nay đó là “Điểm đến cuộc đời” của Đặng Hoàng Giang. Cái chết – đó là điều người ta có lẽ nghĩ tới khi mà cuộc sống với những chuỗi khó khăn liên tục thử thách. Cuốn sách đặc biệt bởi lẽ nó mang tên “Điểm đến cuộc đời” và nội dung chính là sự đồng hành với những người cận tử, từ đó gửi tới ta bài học cuộc sống. Cuốn sách kể lại hành trình không thể nào quên cùng những người cận tử. Theo lời tác giả gợi dẫn mà tôi rất ấn tượng: “ Nhiều người không muốn nói tới cái chết, dường như hi vọng rằng không nhắc tới nó thì nó sẽ quên ta đi. Tôi muốn chọn một cách tiếp cận ngược lại. Tôi muốn lấy khỏi cái chết sự lạ lẫm của nó, muốn nhìn thẳng vào nó, để làm quen, và cuối cùng, chấp nhận nó, sống với nó một cách bình thản. Đó là lý do tôi tìm tới những người cận tử, và xin phép họ cho tôi đi cùng trong những ngày tháng cuối cùng của đời họ”. Câu chuyện không mang màu sắc tiêu cực, bi thương khi nói tới nhiều về cái cái chết mà truyền cho những người đọc một động lực sống, sự neo đậu nơi trái tim độc giả về sự quan trọng, giá trị của thời gian, gia trị của cuộc sống. Những số phận được kể trong cuốn sách dù đang ở tầng bậc tột cùng của nỗi đau đớn, lại cho thấy những điều đẹp đẽ đến mức ta nghẹn ngào: bản lĩnh để đi qua bi kịch, thái độ bình tĩnh của con người tự do trước cái chết, khao khát làm việc có ích, trỗi dậy vào những ngày cuối cùng. Qua từng trang sách, tôi cảm nhận mình là một người thực giàu có, tôi thấy biết ơn cuộc sống này vì đã cho tôi khỏe mạnh, cho tôi thời gian được học tập, ước mơ, yêu thương như hiện tại. Tôi luôn coi cuốn sách như một điểm tựa trong cuộc sống những lúc yếu lòng, mệt mỏi để mà suy nghĩ “ Đứng lên đi, hãy trân trọng cuộc sống này đi dù là những khó khăn thử thách…” Ý thức về cái chết trước mặt đã cho tôi suy nghĩ, ý thức rõ ràng hơn về thời gian tôi còn có trong tay, về những may mắn mà tôi đang được hưởng, về vẻ đjep của vũ trụ, sống có trách nhiệm hơn. Tôi hi vọng sẽ có nhiều bạn đọc tiếp cận cuốn sách và nhận được thông điệp quý giá từ nó, đặc biệt là mỗi khi cảm thấy bế tắc trong cuộc sống. Trân trong cuộc sống, trân trọng thời gian và sẽ không có hành động dại dột thương tâm nào xảy ra nữa, biết sống lạc quan tích cực, có trách nhiệm với xã hội, và không nhừng nỗ lực trở thành tôi hoàn thiện, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Câu 2.
– Sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng theo em là ATM sách
– Mục đích: để cho sách tiếp cận được đến nhiều người, nhân rộng văn hóa đọc trong toàn cộng đồng.
– Phương pháp
+ Chúng ta cần đặt những cây ATM sách ở những nơi tập trung đông dân cư.
+ Chọn lọc những cuốn sách hay và gần gũi với mọi người.
– Kết quả
+ Nhiều người đã đọc sách, và tiếp thu văn hóa đọc trong cộng đồng
– Tác động
+ Thay đổi cách nhìn, thói quen của cộng đồng về văn hóa đọc.
Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc đề 2 năm 2022
Câu 1: Em hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ, kịch) hoặc một tác phẩm hội họa (tranh vẽ) với thông điệp lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.
Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).
Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu 1:
Bài thơ số 1:
Đừng hỏi sách là gì
Vì nó vô vàn lắm
Hội tụ bao kiến thức
Tinh hoa của loài người
Sách cho ta nụ cười
Và niềm tin trách nhiệm
Dạy ta biết cần kiệm
Biết cố gắng vươn lên
Giúp ta nuôi chí bền
Trau dồi nguồn tri thức
Cho ta thêm cách thức
Để định hướng tương lai
Cách đọc sách hỡi ai
Bạn đã biết chưa nhỉ?
Đọc sách cần “thủ thỉ”
Không phải đọc qua loa
Nếu chỉ đọc thoáng qua
Thì chỉ là nghĩa vụ
Hãy yêu sách thực thụ
Để phát huy tinh thần
Vì sách luôn ân cần
Tạo niềm vui cuộc sống.
Bài thơ số 2:
Sách là gì?
Mà người háo hức
Sách là gì?
Mà mọi người rạo rực.
Mỗi trang sách mở ra
Là một bầu trời tri thức
Là yêu, thương, thù, ghét
Là mệt mỏi, chán chường
Trang sách là niềm tin
Vào tương lai đất nước.
Bài thơ số 3:
Có những lúc yếu lòng
Đôi tai chợt ghé thăm
Cứ những lúc bật khóc
Trang sách thấm giọt buồn
Thoáng khi nhiều tâm trạng
Chẳng muốn tỏ cùng ai
Sách nhẹ nhàng khẽ nói:
– Mỉm cười nhìn ngày mai
Sách với tôi là bạn
Bạn cùng tiến, cùng tâm
Tri thức từ trang sách
Làm tôi lớn từng ngày
Lá thư từ trang sách
Làm tôi nhẹ vươn vai
Vươn vai nhìn ngày mới
Vươn vai nhìn tương lai
Đồng hành cùng trang sách
Lòng nhẹ vượt chông gai.
Bài tác phẩm lan tỏa tình yêu đọc sách
Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài “Phương pháp đọc nhanh” (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: “Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in”. Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!
Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,…trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như “Sử kí Tư Mã Thiên”, “Chiến tranh và Hòa bình”, những bộ tiểu thuyết chương hồi như “Tam quốc chí”, “Đông Chu liệt quốc”,… những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán – Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,… sẽ đời đời bất tử.
Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,… Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên “phải biết yêu sách, biết quý sách” vì “nó là nguồn kiến thức”. Người xưa đã nói: “Mỗi quyển sách là một hũ vàng”. Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không rời sách, gối đầu lên sách”. Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!
Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: “Sĩ, nông, công, thương”? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: “Chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ “người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi” (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: “Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt”.
“Chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.
Gần 700 năm về trước, trong “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi có viết:
“Nên thợ, nên thầy vì có học,
No ăn, no mặc bởi hay làm”.
(Bảo kính cảnh giởi – bài 46)
Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: “Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng” (Trung dung).
Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ (người trí thức) trong xã hội.
Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách văn học,… biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.
Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: “Gia hữu cầm thư nhi bối lạc” (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách.
Câu 2.
– Sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng là radio Sách
– Mục đích: tiếp cận được những người không có thời gian đọc sách thường xuyên.
– Cách làm
+ Chọn lọc những cuốn sách hay, đặc sắc, dễ hiểu, dễ nghe
+ Phát radio Sách vào những giờ mà mọi người thể thuận tiện nghe như giờ tan tầm, giờ tối trước khi đi ngủ,…
+ Có thể thêm các cuộc gọi đến radio để chia sẽ về cuốn sách mà mình tâm đắc đến cho mọi người.
– Kết quả
+ Nhiều cuốn sách hay đã được nhân rộng đến cộng đồng
– Tác động
+ Làm thay đổi thói quen của mọi người về văn hóa đọc.
Trên đây, chúng tôi tổng hợp những thông tin về cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 về chủ đề “Khát vọng phát triển đất nước” để các em có thể hình dung các nội dung xoay quanh chủ đề Cuộc thi của chúng ta.