Cờ tướng là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người chơi, đây cũng là loại cờ phổ biến thế giới cùng với cờ vua. Các bạn đang bắt đầu tìm hiểu cách chơi cờ tướng nhưng chưa biết bắt đầu ra sao? Bài viết Hướng dẫn chơi cờ tướng này sẽ giúp ích các bạn.
Giới thiệu bộ Cờ tường giá rẻ và bán chạy nhất nhất trên các trang thương mại điện tử
Hướng dẫn chơi cờ tướng qua hình ảnh
Trước khi học cách chơi chúng ta cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản như, từng quân, từng vị trí vị trí đứng quân, cách đi của từng quân, sau đó sẽ có bài nâng cao về cách tổ chức, đứng thế phù hợp để dành thắng lợi.
1. Ký hiệu và tên gọi của các quân cờ trong cờ tướng
Trên bàn cờ tướng có 32 quân cờ được chia thành 16 quân đen và 16 quân đỏ (hoặc trắng), các quân cờ bao gồm: 5 quân Tốt, 2 quân Pháo, 2 quân Xe, 2 quân Mã, 2 quân Tượng, 2 quân Sỹ, 1 quân Tướng. Dưới đây là hình dáng và tên gọi của các quân cờ trong cờ tướng:
2. Vị trí của các quân cờ trong bàn cờ
Sau khi đã biết các quân cờ thì các bạn sắp xếp các quân cờ vào bàn cờ tướng, Sông là biên giới giữa 2 bên, có một số quân cờ có thể qua sông còn lại thì không. như hình dưới đây:
3. Luật chơi – cách di chuyển các quân cờ theo luật chơi
+ Quân Tướng: Tướng là quân cờ quan trọng nhất trên bàn cờ, mọi người cần cố gắng giữ quân Tướng của mình. Tướng chỉ di chuyển chiều ngang hoặc chiều dọc mỗi ô 1 lần nếu không bị cản và trong một vùng, vùng này nằm ở giữa của mỗi bên và có đường kẻ chéo được gọi là “Cung tướng”.
+ Quân Sỹ: Quân Sỹ là quân cờ phòng thủ, và như quân Tướng thì Sỹ cũng chỉ được di chuyển trong “Cung tướng” nhưng quân Sỹ di chuyển chéo, mỗi lần 1 ô nếu không bị cản bởi quân khác.
+ Quân Tượng: Quân Tượng cùng với Sỹ là hai quân phòng thủ, nó di chuyển chéo mỗi lần 2 ô nếu không bị cản và không được qua Sông.
+ Quân Xe: Quân Xe là quân tấn công mạnh nhất trong các quân cờ, xe có thể di chuyển rộng khắp bàn cờ với đường đi dọc – ngang bao nhiêu ô tùy ý nếu không bị cản bởi quân cờ khác.
+ Quân Pháo: Quân Pháo là quân tấn công khá mạnh, nếu nó kết hợp với quân Xe thì sẽ rất mạnh. Pháo di chuyển dọc – ngang bao nhiêu ô tùy ý nhưng nó ăn quân khác màu thì phải ăn qua 1 quân cản bất kỳ.
+ Quân Mã: Quân Mã di chuyển hơi phức tạp một chút, nó di chuyển theo hình chữ L (lên 2 ô và ngang 1 ô hoặc ngang 1 ô và lên 2 ô). Nếu có quân nào đang đứng ở 1 trong 2 góc của ô Mã đứng thì quân Mã sẽ không thể di chuyển lên góc của ô tiếp theo ở phía đó.
+ Quân Tốt: Quân Tốt khi chưa qua Sông thì nó di chuyển dọc, sau khi đã qua Sông thì Tốt có thể di chuyển theo chiều ngang và dọc. Nó chỉ di chuyển mỗi lần 1 ô và chỉ tiến lên không được lùi lại.
4. Hướng dẫn chơi cờ tướng
Hai người nhận quân của mình, một người cầm quân Đỏ và một người cầm quân Đen.
Mục đích của mỗi bên là Tướng của đối phương, người chơi tìm các cách để di chuyển các quân cờ của mình đúng luật (các quân cờ phải được di chuyển theo đúng cách di chuyển của nó được hướng dẫn ở trên) và ăn quân cờ của đối phương nếu cần thiết để chiếu bí Tướng của đối phương để dành thắng lợi.
Ăn quân
Khi quân cờ di chuyển đến 1 vị trí mà vị trí đó quân cờ đối phương đang đứng thì quân đối phương sẽ bị ăn và được đưa ra khỏi bàn cờ và quân cờ của bạn sẽ đứng ở vị trí đó.
Chống tướng
Hai quân Tướng của 2 bên không được nằm trên cùng một hàng dọc mà không có một quân cờ nào cản. Nước đi để hai Tướng trong vị trí chống tướng là nước cờ không hợp lệ.
Chiếu tướng
Quân cờ của một bên di chuyển 1 nước làm cho Tướng đối phương có thể bị bắt bởi chính quân đó hoặc quân khác thì đó gọi là chiếu tướng. Gặp nước chiếu tướng thì bên bị chiếu phải tìm cách để Tướng không bị bắt tránh hết cờ.
Chiếu bí
Chiếu bí cũng là một nước chiếu tướng nhưng bên bị chiếu không có khả năng đỡ.
5. Kết thúc của trận đấu
Cờ thắng
– Chiếu bí được Tướng đối phương.
– Khi Tướng của đối phương bị vây chặt hết nước đi và các quân khác của đối phương cũng không thể di chuyển được thì tuy chưa bị chiếu hết, đối phương vẫn bị tuyên bộ thua cờ.
– Chiếu Tướng đối phương mà đối phương không chống đỡ cho Tướng mình được.
– Bất kể tình huống nào, đối phương dùng một quân chiếu mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi, thì phải thay đổi nước di, nếu không bị xử thua.
– Đối phương tự tuyên bố xin thua.
Cờ hòa
– Thấy ván cờ mà hai bên không thể bên nào thắng, tức là cả hai bên không còn quân nào có thể tấn công đối phương để chiếu bí được Tướng đối phương.
– Một bên đề nghị hòa, bên kia đồng ý thì ván cờ được công nhận là hòa.
– Khi một bên đang vào thế bị chiếu hết, bị vây chặt không còn nước đi thì không được phép đề nghị hòa.
Như vậy, đầu tiên các bạn chỉ cần nắm rõ từng quân cờ, ký hiệu và cách di chuyển của từng quân cờ. Sau đó là cách chơi và cách phân thắng, thua và cờ hòa. Khi các bạn đã thành thạo, các bạn mới bắt đầu tìm hiểu đến các thế cờ hay và nhiều thứ quan trọng khác.
Chúc các bạn thành công.
Top 5+ Bàn cờ tướng đẹp, giá rẻ được kỳ thủ yếu thích nhất
1. Bộ cờ tướng nhựa đặc loại đặc biệt
- Cờ tướng nhựa phổ thông với chất liệu nhựa pha đá tạo nên âm thanh nghe rất vui tai khi gõ, khác biệt hơn so với loại cờ nhựa thông thường.
- Hộp cờ có kèm giấy bàn cờ theo kèm.
2. Đồ chơi bộ cờ tướng – Liên Hiệp Thành
Điểm nổi bật
- Bộ cờ tướng nhỏ LIÊN HIỆP THÀNH là sản phẩm dành riêng cho những ai yêu thích và mong muốn thử sức mình ở bộ môn hấp dẫn này.
- Bàn cờ và các con cờ đều được làm bằng chất liệu nhựa cực kỳ bền đẹp.
- Bề mặt được chạm khắc tỉ mỉ, sắc sảo, màu sắc tương phản, nổi bật.
- Bàn cờ có thiết kế gấp gọn tiện lợi, đựng các quân cờ bên trong, tránh thất lạc và dễ dàng mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi.
- Kích thước bàn đã gấp : 30x17x2 cm.
3. Cờ tướng nam châm Cao cấp U3-2648C
Mô tả sản phẩm
- Model: 2648-C
- Chất liệu: Nhựa HIPS Cao cấp (Chuyên dùng cho vỏ xe máy, vỏ tivi…)
- Trọng lượng: 0.44kg
- Kích thước bàn: 24 x 24 x 2.5
- Kích thước khi gập: 24 x 12 x 3.6
- Đường kính quân cờ: 2.4cm
- Độ dày quân cờ: 0.6cm
- Có nam châm hút dính (khá chắc, lật úp không rơi)
4. Bộ cờ tướng, bàn cờ lớn 42cmx44cm
Điểm nổi bật
- Bộ cờ tướng lớn Trung Niên là sản phẩm dành riêng cho những ai yêu thích và mong muốn thử sức mình ở bộ môn hấp dẫn này.
- Bàn cờ và các con cờ đều được làm bằng chất liệu nhựa cực kỳ bền đẹp.
- Bề mặt được chạm khắc tỉ mỉ, sắc sảo, màu sắc tương phản, nổi bật.
- Bàn cờ có thiết kế gấp gọn tiện lợi, đựng các quân cờ bên trong, tránh thất lạc và dễ dàng mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi.
- Kích thước bàn cờ: 42cmx44cm
- Bộ sản phẩm gồm: 1 bàn cờ kích cỡ: 42cmx44cm có thể gấp gọn, 32 quân cờ
5. Bàn cờ tướng gỗ trúc đen
- Bàn cờ được làm từ gỗ trúc,gỗ được rửa,sấy,đánh bóng,gia công qua nhiều công đoạn.
- Ô cờ và chữ trên bàn được kẻ vàng nổi bật sau khi khắc bằng laser.
- Bàn cờ chắc chắn và bền,không thấm nước và thân thiện với môi trường.Mặt sau là bàn cờ vây cho quý khách thích chơi cả cờ vây.
- Kích thước bàn 44x47cm .ô bàn cờ:4,8cm.Dày 2cm.Nặng 3kg.
- Thích hợp cho quý khách dùng làm quà,hoặc muốn sở hữu riêng cho mình 1 bàn cờ đẹp để chơi cờ.
Lời kết
Hy vọng bài viết “Hướng dẫn chơi cờ tướng qua hình ảnh” đã giúp bạn có được những kiến thức cơ bản về cờ tướng cũng như cách chơi đơn thuần. Còn để giỏi được thì bạn cần có tư duy luyện tập nhiều.
Xem thêm