Cách viết cáo phó đám tang như thế nào và Làm gì khi có người thân mất, điều đầu tiên đó là thông báo đến người thân và bạn bè gần xa, đến để viếng thăm lần cuối. Có những cái chết đột ngột, hoặc những cái chết được dự báo trước. nhưng điều đó làm người thân khó có thể không bối rối trước các thủ tục tang ma nói chung và viết bản cáo phó nói riêng. Dưới đây chúng tôi hướng dẫn chi tiết về cách viết đó.
Mục đích của Việc viết cáo phó
Vì sao và ý nghĩa phải có cáo phó, đó là sự thông báo khi có người mất. Và cáo phó thường được đặt ở cổng, ở ngõ. Ngày nay mọi người còn có thể đăng cáo phó trên các phương tiện truyền thông như facebock, hay intaram, tictoc… hoặc gọi điện thoại báo tin. Những thông tin trên cáo phó phải ghi rõ tên người chết, ngày sinh và mất, và chi tiết về tang lễ như thời gian địa điểm làm lễ nhập quan và di quan…
Xưa thì chúng ta thường dùng giấy báo tử để nói về cái chế, nhưng với cáo phó thì chứa đừng nhiều thông tin cần thiết hơn. cáo phó giúp người thân điền được nhiều thông tin tang lễ hơn, giúp họ hàng, bạn bè người chết dễ dàng theo dõi mà tham dự hơn.
Bảng cáo phó này mang vai trò rất quan trọng trong tang lễ. Bởi vì nhờ có cáo phó, hàng xóm láng giềng, bạn hữu gần xa mới có thể theo dõi chi tiết thời gian và địa điểm chương trình tang lễ diễn ra. Cáo phó còn là những ghi lại cuối cùng và sự kiện cuối cùng để tiễn biệt người quá cố.
Các dạng mẫu viết cáo phó
Hiện nay qua nhiều năm phát triển, cáo phó được sử dụng rộng rãi và đang tồn tại ở hai dạng chính đó là phổ thông và đặc trưng.
Mẫu Cáo phó dạng phổ thông
Dạng cáo phó phổ thông là dạng thông báo tin buồn dành cho người không theo tôn giáo. Những mẫu cáo phó này sẽ nêu những thông tin của người chết 1 cách ngắn gọn nhưng đầy đủ.
Mẫu cáo phó phổ thông bao gồm những thông tin cơ bản nhất về người đã khuất và chương trình tang lễ. Cụ thể những nội dung này bao gồm:
- Nội dung được in đậm trên bản cáo phó sẽ là TIN BUỒN hoặc CÁO PHÓ được in to chính giữa ngay phía trên để mọi người có thể ngay lập tức hiểu được thông điệp được truyền tải.
- Đại điện gia đình người mất vô cùng thương tiếc báo tin.
- Họ và tên đầy đủ của người mất.
- Ngày tháng năm sinh của người mất (thường thì chỉ cần viết năm sinh cũng được).
- Chỗ ở, địa chỉ lưu trú hiện tại của người đã mất
- Thời gian chính xác của người mất (bao gồm giờ, phút, ngày tháng năm theo cả dương lịch và âm lịch).
- Thời gian diễn ra lễ viếng từ mấy giờ đến mấy giờ vào ngày bao nhiêu.
- Địa điểm cụ thể tổ chức lễ viếng là ở đâu.
- Lễ truy điệu diễn ra vào thời gian nào (ngày, giờ), địa điểm nào.
- Địa điểm an táng ở đâu.
- Ngoài ra đôi khi những thông tin này còn bao gồm nội dung là: thông báo về đơn vị, thâm niên và chức vụ công tác của người mất (nếu có), chi tiết hơn thì còn ghi thêm người mất hưởng thọ bao nhiêu tuổi thay vì chỉ ghi năm sinh không thôi.
- Kết thúc bản cáo phó (tin buồn) người thay mặt gia đình trân trọng thông báo (kính báo).
Một số mẫu hoa chia buồn cho đám tang
Mẫu cáo phó dành cho Phật giáo
Tại Việt Nam chúng ta có nhiều tôn giáo, và Cách viết cáo phó đám tang với người Phật Giáo thế nào, cùng tham khảo mẫu dưới đây
Dưới đây là chi tiết một mẫu cáo phó phật giáo đầy đủ và chính xác nhất:
- Tiêu đề của mẫu cáo phó: CÁO PHÓ – Nam mô tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật
- Đại diện gia đình người mất vô cùng đau buồn kính báo tin cùng Chư Tôn Đức, Thân Bằng Quyến Thuộc và bạn hữu xa gần.
- Họ và tên của người mất. Nội dung này sẽ được viết dưới dạng Phật tử: …. (họ tên người mất) và Pháp danh: …. (pháp danh của người mất được dùng khi họ tham gia đạo Phật).
- Năm sinh và thời gian vãng sanh, hưởng thọ bao nhiêu tuổi.
- Địa điểm tổ chức tang lễ
- Nội dung chương trình tang lễ:
+ Thời gian tổ chức lễ nhập liệm, phát tang và thăm viếng
+ Thời gian diễn ra lễ động quan (bao gồm cả thông tin người chứng minh tang lễ nếu có)
- Tang gia đồng kính bảo (Người thân trong gia đình của phật tử đã mất)..
Mẫu cáo phó dành cho Công giáo
Ngoài các thiết kế vòng hoa chia buồn Công Giáo thì với cáo phó cũng có sự khác biệt về trình bày, cùng xem cáo phó khi đám tang là người công giáo.
Cách viết cáo phó đám tang cho người Công Giáo thì sẽ kèm hình ảnh. Với niềm tin về sự sống lại, và tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu trên cáo phó không thể hiện đơn giản chữ đen nền trắng thông thường mà nó sẽ có cả những biểu tượng của lòng Chúa thương xót.
Về phần nội dung, mẫu cáo phó này bao gồm những nội dung như sau:
- Nội dung trích dẫn đầu cáo phó: “Trong niềm hy vọng vào mầu nhiệm của Chúa Kitô phục sinh, chúng tôi xin loan báo đến thân bằng quyến thuộc: A (danh xưng của người mất với người viết cáo phó) của chúng tôi là ông/bà Linh Hồn X. (tên người đã mất) vừa an nghỉ trong Chúa”.
- Nội dung về thông tin của người quá cố:
– Họ tên người quá cố được viết dưới dạng Ông/ bà Linh Hồn X
– Ngày tháng năm sinh của người quá cố
– Thời gian từ trần của người quá cố được trình bày dưới dạng: Đã an nghỉ bên Chúa lúc bao nhiêu giờ, ngày, tháng, năm… tại đâu.
– Hưởng thọ bao nhiêu tuổi
– Linh cữu được quản tại đâu
- Nội dung về chương trình thăm viếng và Thánh Lễ An Táng:
– Thời gian làm nghi thức Phép xác/ Phát Tang và đọc Kinh
– Thời gian thăm viếng/ Cầu nguyện/ Đọc kinh
– Thời gian thăm viếng/ Cầu nguyện/ Đọc kinh Hội đoàn/ Giáo đoàn/ Ca đoàn Thành lễ an táng được diễn ra ở đâu vào thời gian nào
– Thành lễ linh cữu di chuyển được an táng hoặc hỏa táng tại đâu vào thời gian nào
- Tang gia đồng kính báo (Người thân trong gia đình đã mất).
==> xem các mẫu hoa chia buồn người Công Giáo
Mẫu cáo phó File Word / Mẫu cáo phó Online
CÁO PHÓ
GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN
………………………………………………………………………………………………
Sinh năm: …………………………………………………………………………………..
Chỗ ở: ………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Đã mất vào hồi: ……. giờ ……. Ngày ……… tháng …….. năm 20…….
(Tức ngày: …….. tháng …………. Năm ………. Thọ: …….. tuổi)
Lễ viếng tổ chức vào hồi: ………. giờ ……… ngày …… tháng .… năm …..
Tại: ………………………………………………………………………………………………………
Lễ truy điệu và đưa tang vào hồi ….. giờ ……. ngày ……. tháng …… năm ………….
Thay mặt gia đình
Trưởng nam/Quả phụ
Kính báo