Hướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhà – Chọn giá đúng

Vải thiều ngâm có mùi thơm của vải thiều trắng tinh, khi ăn có độ giòn và độ ngọt vừa phải, rất thích hợp để làm món chè vải thiều. Cùng chongiadung.net tìm hiểu cách làm vải ngâm tại bài viết Hướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhà.

Cách làm trái vải ngâm đường siêu đơn giản, giải khát mùa hèCách làm trái vải ngâm đường siêu đơn giản, giải khát mùa hè

Hướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhà

Cách làm vải ngâm thứ 1

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Vải: 2 Kg
  • Đường trắng: 250 Gr
  • Nước: 2 Lít
  • Muối: 300 Gr

Thực hiện:

Bước 1: Sơ chế vải

  • Mua quả vải về bỏ vỏ, bỏ hạt. Sau đó pha hỗn hợp nước gồm 300g muối vào 1 lít nước rồi ngâm vải thiều khoảng 1 tiếng.
  • Sau 1 tiếng, bạn trút vải ra để ráo nước, xả lại vải với nước lạnh một lần để hết vị mặn. Vị mặn này không đáng kể nên không ảnh hưởng nhiều đến mùi vị của vải thiều.

Hướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhàHướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhà

Bước 2: Làm nước đường

  • Đun sôi nước và đường, khuấy liên tục. Lúc này vặn lửa lớn rồi cho vải vào nồi nước. Để sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp và nhanh chóng đổ vào lọ thủy tinh đậy kín nắp.
  • Đậy chặt nắp ngay khi nước vải thiều còn nóng, để nơi thoáng mát cho lọ vải thiều nguội tự nhiên.

Vải ngâmVải ngâm

Bước 3: Bảo quản và sử dụng

  • Để qua đêm cho đường và nước vải thiều thấm vào nhau. Loại vải đóng hộp như thế này có thể bảo quản trong tủ lạnh được 1 tháng. Khi cần, chỉ cần mở nắp chai là bạn đã có nước vải mát lạnh để sử dụng.
  • Khi ăn, múc ra chén, cho đá vào, có thể pha trà rồi cho ít vải đã ngâm vào, vải ngọt mà vẫn giữ được độ giòn, nước vải ngấm đều hương vị của vải thiều.

Hướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhàHướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhà

Cách làm vải ngâm thứ 2

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thịt vải: 500 Gr
  • Đường phèn: 250 Gr
  • Lá dứa
  • Nước: 500 ml

Thực hiện:

Bước 1: Sơ chế vải

  • Cho nước vào nồi đun đến khi nước sôi thì cho vải thiều vào, luộc vải trong 3 phút thì vớt ra, ngâm vào bát nước lạnh hoặc nước đá khoảng 5 phút.
  • Khi luộc vải thiều sẽ dễ tróc da hơn, ngâm vải thiều vào nước lạnh sẽ giòn và ngon hơn.

2 Cách làm vải ngâm ngon, để được lâu tại nhà2 Cách làm vải ngâm ngon, để được lâu tại nhà

Bước 2: Bóc vỏ

  • Chuẩn bị một cái tô, cho khoảng 200ml nước vào và cho ít đá vào.
  • Dùng dao sắc để tách vỏ vải, sau đó nhẹ nhàng tách lấy phần hạt bên trong.
  • Cho vải đã tách hạt vào bát nước đá, ngâm khoảng 5 – 10 phút để vải được giòn hơn, sau đó cho vải ra rổ, để ráo.

Hướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhàHướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhà

Bước 3: Làm nước đường

  • Cho 500ml nước và 2 cọng lá dứa vào nồi, đun sôi nước rồi cho 250gr đường phèn vào, khuấy tan rồi để nguội.

Hướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhàHướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhà

Bước 4: Ngâm vải

  • Sau khi vải đã ráo nước, bạn cho vào lọ thủy tinh, sau đó cho nước đường đã nguội vào, đổ nước đường ngập mặt vải rồi đậy nắp lại.
  • Sau 2 ngày có thể lấy ra sử dụng, vải ngâm có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 1-2 tháng.

Hướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhàHướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhà

>>Đọc thêm: Cách làm sạch mề gà mề ngan mề vịt nhanh<<

Một số lưu ý khác khi làm vải ngâm

Mẹo chọn vải thiều ngon

Dưới đây là các đặc điểm bạn cần lưu ý để lựa chọn được vải thiều ngon làm nguyên liệu đầu vào chế biến món vải ngâm.

Vỏ vải thiều

  • Vỏ quả vải phải tươi, mỏng, gai trên vỏ nhẵn. Cành vải thiều nhỏ, mềm dẻo. Tránh mua quả vải khô có vết khô trên da. Đặc biệt, không nên mua những quả có đốm nâu (vết thâm) trên thân vì những quả như vậy rất dễ bị sâu đầu.
  • Bên cạnh đó, vỏ quả vải phải có màu hồng tươi, quả đều nhau. Vỏ vải mà có nhiều gai trên vỏ, sắc nhọn nghĩa là vải vẫn còn xanh, nếu lựa chọn những loại quả này thường sẽ có vị chua.
  • Vải thiều ngon nhất khi vừa chín tới. Khi sờ vào quả phải mềm nhưng có độ đàn hồi chứng tỏ vải còn tươi. Nếu vải thiều mềm, không có độ đàn hồi tức là quả đã chín quá, ăn sẽ không ngon.

Hình thức

  • Vải thiều có ngoại hình kém hấp dẫn hơn vải thiều lai, quả có kích thước nhỏ hơn, thường chỉ bằng 70% so với vải lai. Quả vải thiều hình tròn, hơi đều, to bằng ngón chân cái. Trong khi đó, quả vải lai thường to, thuôn dài, hạt cũng to hơn.

Mùi vị của vải

  • Vải thiều ngon phải có vị ngọt thanh và mùi thơm đặc trưng. Vải thiều có cùi dày, hạt nhỏ và vị ngọt hơn vải lai.

Cùi vải

  • Cùi dày, dễ tách khỏi hạt, màu trắng trong, mềm và mọng nước. Nếu thịt quả ngả màu và khô là vải để lâu, kém chất lượng. Nếu cùi có mùi cay cay như rượu hoặc có màu khác lạ thì không nên sử dụng vì lúc này vải đã bị ủng.

Cách làm Vải Ngâm Đường thanh mát, giòn ngọt đơn giảnCách làm Vải Ngâm Đường thanh mát, giòn ngọt đơn giản

>>Đọc thêm: 5 Cách làm trà sữa ngon đơn giản tại nhà<<

Một số cách pha chế nước vải ngâm thơm ngon

Nước vải ngâm

  • Sau khi ngâm vải thiều, bạn cho vào ly có một ít nước và đổ nước vải thiều vào khuấy đều, sau đó cho đá vào.
  • Vậy là bạn đã có ngay một ly nước vải thiều mát lạnh.

Cách làm trà vải đơn giản tại nhà

Bước 1: Pha trà

  • Đổ 150ml nước sôi vào ly, sau đó cho các túi trà vào ngâm khoảng 2-3 phút cho trà ra nước rồi vớt túi lọc ra.
  • Với món trà vải thiều này, bạn có thể dùng kèm trà lài để thức uống này thơm và ngon hơn.

Bước 2: Pha trà vải

  • Cho vải thiều và một ít nước đường ngâm vải vào ly, sau đó đổ trà vào, nếm thử xem có hợp khẩu vị không rồi cho đá viên vào.
  • Vậy là món chè vải thiều thơm ngon, mát lạnh đã hoàn thành.

Hướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhàHướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhà

Một số lưu ý khác khi làm và sử dụng vải ngâm

  • Vải đóng hộp có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tháng. Khi ăn, bạn mở lắp lấy thìa sạch để xúc rồi tiếp tục đậy nắp và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Không nên ăn vải thiều khi đói, cách tốt nhất là ăn vải thiều sau bữa ăn, lúc này cơ thể đã tích trữ đủ nước muối qua thức ăn nên ăn không lo bị nóng.
  • Không nên ăn hoặc hạn chế ăn quả vải khi mắc bệnh tiểu đường!
  • Khi cơ thể bị nóng, mặt nổi nhiều mụn, bạn cũng nên hạn chế ăn vải thiều, vì vải thiều có tính nóng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn nhiều vải thiều sẽ bị nổi mụn hoặc có cảm giác nóng trong người.
  • Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, tốt nhất chỉ nên ăn dưới 10 quả trong 1 lần, một ngày có thể ăn tráng miệng vải thiều 1-2 lần nhé!

Trên đây là chia sẻ Hướng dẫn chi tiết 2 cách làm vải ngâm tại nhà. Chúc bạn thực hiện thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *