Nuôi thỏ là một trong các nghề đem lại nguồn lợi nhuận khá cao cho bà con chăn nuôi. Tuy nhiên, công việc này lại chưa thực sự phát triển do thiếu những kinh nghiệm và kiến thức về công việc này một cách khoa học và chính xác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách nuôi thỏ đầy đủ và chi tiết nhất.
Nuôi thỏ là một trong các nghề đem lại nguồn lợi nhuận khá cao cho bà con chăn nuôi. Tuy nhiên, công việc này lại chưa thực sự phát triển do thiếu những kinh nghiệm và kiến thức về công việc này một cách khoa học và chính xác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách nuôi thỏ đầy đủ và chi tiết nhất.
Nuôi thỏ là một trong các nghề đem lại nguồn lợi nhuận khá cao cho bà con chăn nuôi. Tuy nhiên, công việc này lại chưa thực sự phát triển do thiếu những kinh nghiệm và kiến thức về công việc này một cách khoa học và chính xác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách nuôi thỏ đầy đủ và chi tiết nhất.
1. Hướng dẫn cách nuôi thỏ với khâu làm chuồng
Để tiện cho việc chăm sóc và theo dõi, thỏ phải được nuôi trong các chuồng nhỏ. Chuồng thỏ có thể được làm từ những vật liệu khác nhau như: tre, nứa hoặc sắt, thép… Tuy nhiên, cần lưu ý chọn loại nguyên liệu chắc chắn và bố trí sao cho thỏ không gặm được lồng và chui ra ngoài được.
Thiết kế làm chuồng cho thỏ như sau:
Thiết kế chuồng nuôi thỏ
Với những mô hình chăn nuôi thỏ lớn, bạn có thể tạo ra một chuồng với nhiều ô như vậy, mỗi ô có thể nhốt được một thỏ giống sinh sản, 5 – 6 con sau cai sữa hoặc 2 con hậu bị giống.
Lồng nuôi thỏ
Lưu ý khi tạo lồng để nuôi thỏ thịt hay nuôi thỏ sinh sản, cần chú ý tạo đáy lồng phẳng, nhẵn và có khe hở lọt phân cùng nước tiểu đồng thời không làm thỏ bị lọt chân. Bạn có thể làm loại đáy chuồng có thể tháo, lắp để dễ dàng cho việc thay thế, hoặc vệ sinh chuồng. Giữa các ô lồng hoặc vách lồng có thể làm bằng những thanh tre vót tròn hay lưới sắt.
Các chuồng chăn nuôi thỏ phải đảm bảo không có khe hở lớn khiến những loài khác như rắn, chuột vào được cắn thỏ. Trong mỗi ô lồng đặt một máng thức ăn tinh làm bằng sứ, sắt, tôn, sành và một giá để thức ăn thô xanh. Máng nước uống có thể là máng chậu đổ bằng xi măng rộng 10 – 15 cm, cao 8 – 10 cm để thỏ không lật đổ được.
Nếu trong ô, lồng nuôi thỏ sinh sản, bạn cần tạo những ô cho thỏ đẻ bằng gỗ mỏng có khung nẹp chắc chắn với các kích thước: chiều rộng 35 cm, dài 50 cm, cao 20 cm. Nên đặt lồng nuôi thỏ trong các khu nhà có mái che và tránh mưa gió để thỏ khỏe mạnh.
2. Hướng dẫn cách nuôi thỏ với khâu chọn giống
Bất kể bạn áp dụng cách nuôi thỏ như thế nào, việc đầu tiên là phải chọn được giống thỏ tốt. Hãy tìm mua thỏ ở những địa chỉ hoặc gia đình nuôi thỏ đáng tin cậy và có nhiều kinh nghiệm.
Hãy chọn thỏ làm giống thật kỹ để có những lứa thỏ khỏe mạnh và có giá trị cao
Hầu hết các giống thỏ, con cái đều có thể phối giống khi được 5 tháng tuổi; với con đực thì muộn hơn, từ khoảng 6 tháng tuổi trở lên. Bởi vậy, khi chọn giống, bạn nên chọn những con đang ở lứa tuổi hậu bị. Chọn con khỏe mạnh, lưng phẳng, bắp đùi và mông đầy đặn, chắc chắn. Những con thỏ giống phải có thể lực tốt, linh hoạt, nhạy cảm, mắt sáng sủa, mũi khô, các chân sạch sẽ không có vẩy, lông mượt, răng cửa mọc bình thường.
Tốt nhất khi mua thỏ giống chọn con khác bố mẹ để tránh việc cận huyết, như vậy mới đem lại hiệu quả tốt nhất khi áp dụng các kỹ thuật nuôi thỏ.
Hãy chọn con thỏ từ đàn 5-6 con/đàn trở lên. Con cái giống phải có 8 vú xếp thẳng đều ở hai hàng để thỏ mẹ có thể nuôi được 8 con thỏ con. Theo dõi thỏ mẹ qua ba lứa đẻ, nếu thỏ mẹ không đẻ được quá 5 con/lứa hoặc hay cắn con thì cần thay thỏ cái giống. Chọn giống thỏ đực có các chân to, ngực nở, mập mạp, đầu to… đặc biệt dương vật phải thẳng và hai tinh hoàn đều nhau, nở nang (không bị lép).
3. Thức ăn cho thỏ
Một lưu ý rất quan trọng trong hướng dẫn cách nuôi thỏ này là về thức ăn của chúng.
Thức ăn chính của thỏ (bất kể nuôi thỏ thịt hay nuôi thỏ sinh sản) là những loại thức ăn thô xanh như: lá ngô, bắp cải, su hào, lá đu đủ, cỏ voi, đậu lạc, lá sung… Những loại thức ăn này phải được hái từ nguồn sạch sẽ, tránh xa nơi chăn thả gia súc hoặc đọng nước để tránh các bệnh giun sán. Không nên cho thỏ ăn những thức ăn đã hỏng, ẩm mốc, lên men… có thể làm chúng bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
Trước khi cho thỏ ăn các thức ăn thô xanh đó, bạn nên băm nhỏ và rải ra phơi cho ráo nước. Thỏ có sức ăn khá lớn, nếu bạn nuôi với số lượng nhiều, tốt nhất bạn nên có một chiếc máy băm nghiền đa năng để tiết kiệm thời gian và công sức lao động.
Máy băm nghiền đa năng là một phát minh nổi tiếng của nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu
Máy băm nghiền đa năng còn thể giúp bạn nghiền bột các loại thức ăn tinh khá tiện lợi. Như vậy, bạn có thể tự chế biến thức ăn cho cả đàn thỏ một cách dễ dàng và tiết kiệm hơn và khiến mô hình chăn nuôi thỏ của bạn đem lại hiệu quả lớn nhất.
Máy băm nghiền đa năng còn có thể nghiền nhuyễn nguyên liệu giúp thỏ dễ ăn và hấp thu
Bên cạnh thức ăn thô xanh, thỏ còn có thể ăn các loại thức ăn tinh như: ngô, khoai, sắn. Đây là loại thức ăn được sử dụng khá nhiều trong các mô hình nuôi thỏ công nghiệp. Tuy nhiên, nên hạn chế cho thỏ ăn những thức ăn quá đậm đặc và quá khô cứng. Có thể pha trộn các loại thức ăn tinh và ép viên để giúp thỏ dễ ăn, nhanh lớn và được cung cấp đủ chất hơn.
STT
Loại nguyên liệu
Công thức 1
Công thức 2
1
Cám ngô %
30
15
2
Bột lúa mì %
15
30
3
Cám gạo %
30
30
4
Bánh dầu đậu nành %
19,5
19,5
5
Bột thịt xương %
1
–
6
Men vi sinh %
2
3
7
Muối ăn %
0,5
0,5
8
Premix khoáng %
1
1
9
Premix vitamin
1
1
Cộng
100%
100%
Công thức trộn nguyên liệu làm thức ăn tinh cho thỏ
Các bạn hãy sử dụng máy trộn thức ăn cho vật nuôi để trộn đều các loại nguyên liệu trên theo công thức, sau đó thêm nước để trộn ẩm và dùng máy ép thành viên, phơi khô cho thỏ ăn dần.
Hãy tham khảo một số máy trộn thức ăn chăn nuôi và máy ép cám viên đang có bán tại Công ty CPĐT Tuấn Tú.
Máy trộn thức ăn chăn nuôi 3A
Máy ép cám viên 3A
4. Kỹ thuật chăn nuôi thỏ
* Cách nuôi thỏ hậu bị giống và thỏ chửa
Như đã nói ở phần chọn giống, những con thỏ đực, thỏ cái làm giống phải đạt tiêu chuẩn đã nêu. Khi thỏ được 3 tháng tuổi, hãy nhốt riêng chúng để tránh hiện tượng thỏ cắn nhau hoặc giao phối tự nhiên.
Giai đoạn này, bạn cần tránh để thỏ cái ăn nhiều tinh bột hoặc các thức ăn giàu năng lượng, điều đó sẽ giúp thỏ cái không sớm động dục.
Khi thỏ được khoảng 5 – 6 tháng tuổi, bạn có thể cho thỏ phối giống lần đầu. Nhằm đảm bảo việc chăn nuôi thỏ năng suất nhất, bạn có thể nuôi ghép 1 thỏ đực với 5 – 10 con thỏ cái để đảm bảo tỉ lệ thụ thai cao trong đàn.
Việc phối giống cho thỏ nên thực hiện vào sáng sớm bằng cách đưa thỏ cái sang lồng thỏ đực. Sau khoảng 6 tiếng kể từ lần phối giống thứ nhất trong ngày, bạn có thể cho thỏ phối lại lần thứ 2 để đảm bảo tỷ lệ thụ thai cao.
Thời gian chửa đẻ của thỏ kéo dài trong 28 – 32 ngày. Khi đã có chửa, thỏ cái sẽ không chịu phối giống nữa, các bạn có thể dựa theo cách này để xác định xem thỏ đã chửa hay chưa.
Thỏ đang mang thai cần được cung cấp thức ăn có nhiều sinh tố A, D, E và giàu protein.
* Cách nuôi thỏ sinh sản và thỏ nuôi con
Trước khi đẻ, thỏ cái sẽ nhổ long bụng, bởi vậy bạn cần chuẩn bị ổ đẻ sạch sẽ, lót đệm trong ổ khoảng 2 – 3 ngày trước khi thỏ sinh con. Thỏ hay đẻ ban đêm, mỗi lứa có thể có từ 6 – 10 con.
Sau khi đẻ khoảng 3 – 4 ngày, thỏ mẹ có thể động dục và phối giống ngay. Trong thời gian này, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng nước uống cho thỏ mẹ để đủ sữa nuôi thỏ con.
Bạn có thể cho thỏ mẹ ăn mía hoặc uống nước đường để thỏ mẹ hồi phục sớm và có nhiều sữa.
* Cách nuôi thỏ con theo mẹ
Sau khi sinh khoảng 15 tiếng, thỏ con có thể bắt đầu bú sữa mẹ. 20 ngày tuổi đầu tiên, thỏ con cần theo mẹ. Bởi vậy, bạn cần theo dõi cẩn thận xem thỏ con có được bú no không. Đặc điểm của thỏ bú no là da căng, nằm yên tĩnh trong ổ; ngược lại nếu thỏ bị đói thì da nhăn nheo và cựa quậy liên tục. Khi đó, bạn cần tìm hiểu lý do thỏ con không được bú để có thể xử lý kịp thời.
Thỏ con có thể bắt đầu ăn thức ăn từ 18 – 21 ngày tuổi
Từ 18 – 21 ngày tuổi, thỏ con có thể ra ổ và bắt đầu biết ăn thức ăn. 23 – 25 ngày tuổi, thỏ con có thể hấp thu được khoảng 50% nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn. Đến ngày thứ 26, sữa mẹ chỉ còn đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu dinh dưỡng của thỏ con. Bạn cần chú ý tới thời gian đàn con bú mẹ và lượng thức ăn chúng ăn được để cung cấp thêm, đảm bảo đàn thỏ có đủ dưỡng chất. Trong thời gian này, thức ăn thô xanh cho chúng phải là loại rau, cỏ non.
Với cách nuôi thỏ này, thỏ con có thể được cai sữa lúc 28 – 42 ngày tuổi.
5. Vệ sinh phòng bệnh
Tương tự như rất nhiều loài gia súc khác, trong quá trình chăn nuôi thỏ, việc phòng bệnh cần được tuân thủ một cách nghiêm khắc và hết sức cẩn thận.
Các bệnh dễ mắc phải cần đề phòng cho thỏ là: ghẻ, tiêu chảy và bệnh cầu trùng.
Bạn hãy quan sát cách ăn uống của chúng khi dọn vệ sinh chuồng thỏ hằng ngày:
-
Nếu thấy thỏ có hiện tượng phân hôi, nhão sau đó lỏng dần thấm dính đét lông quanh hậu môn, thỏ kém ăn, lờ đờ uống nước nhiều đó là bệnh tiêu chảy.
-
Cách phòng bệnh: Cho ăn chế độ ăn hợp lý đặc biệt khi chuyển thức ăn phải chuyển từ từ, thức ăn chứa nhiều nước cần phơi hao bớt nước trước khi cho ăn. Nếu trong quá trình chăn nuôi thỏ, chúng có dấu hiệu bị bệnh nặng thì cho uống Sulfaguanidin với liều 0,1 g/kg thể trọng/ngày. Uống 3 ngày liên tục.
-
Nếu thấy thỏ xù lông, kém ăn, gầy dần, đôi khi ỉa chảy phân có màu đỏ thì đó là bệnh cầu trùng. Bệnh này rất phổ biến ở thỏ.
Tiêm phòng bệnh cho thỏ
-
Cách phòng trị: Trong kỹ thuật nuôi thỏ, vấn đề vệ sinh cần được đảm bảo nghiêm ngặt. Hàng ngày quét dọn đáy lồng, rửa máng ăn, máng uống, không để thức ăn thô trực tiếp xuống đáy lồng. Các loại thức ăn phải sạch sẽ, không bị ôi, mốc hay bị biến chất đảm bảo chế độ dinh dưỡng và số lượng thức ăn theo nhu cầu của từng thời kỳ, đặc biệt là nhu cầu Vitamin, khoáng, muối. Sau khi thỏ con cai sữa dùng các loại thuốc: ESB3, Cocstop – Sb3 trộn vào thức ăn tinh cho thỏ ăn 7 ngày liên tục rồi nghỉ 5 ngày lại cho ăn tiếp 7 ngày nữa.
-
Nếu thỏ ngứa, rụng lông và bong vẩy: Thỏ ngứa lấy 2 chân trước cào vuốt vào mồm, lắc đầu, rúc đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân sau dậm dật xuống đáy lồng đó là thỏ bị ghẻ.
-
Cách phòng trị: Ta có thể dùng thuốc ghẻ lvemectin tiêm dưới da 1 lần cho thỏ từ 2 tháng tuổi với liều 0,5 ml/2 kg thể trọng, hoặc dùng Đepterex để bôi.
Lưu ý: Khi bắt thỏ để tiêm phòng, cần nắm thật chắc chắn đồng thời phải bắt thật cẩn thận và nhẹ nhàng, không làm chúng hoảng sợ và chạy loạn hay kịp phản ứng và cào cắn.
Cách bắt thỏ trưởng thành đúng phương pháp
Một lưu ý rất quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi thỏ là: không được nắm chân, nắm tai thỏ con để nhấc lên (đặc biệt là tai thỏ có chứa nhiều mạch máu, nếu túm tai thỏ có thể làm mạch máu bị đứt và chết mất). Bạn chỉ có thể nắm chắc vùng giữa xương chậu và mông để nhấc thỏ con lên đồng thời để đầu thỏ cúi xuống. Khi thỏ trưởng thành, bạn có thể dùng một tay vuốt dọc tai và nắm chắc da vùng trên lưng, sát gáy của thỏ, tay còn lại đỡ mông thỏ để nhấc chúng.
Với những chia sẻ trên về cách nuôi thỏ, hy vọng các bạn đã có được những kiến thức khoa học và hiệu quả để giúp đem lại lợi nhuận lớn nhất.
Cám ơn sự theo dõi của các bạn!