Hướng dẫn cách ngồi thiền cho tâm hồn thanh tịnh – Văn Hoá Trầm Hương

Hướng dẫn cách ngồi thiền cho tâm hồn thanh tịnh

Thiền định là phương pháp giúp tăng sự tập trung, kiên nhẫn và thanh lọc tâm hồn. Khởi tạo hứng thú cho bản thân, kiên trì với hoạt động này được xem là cách ngồi thiền có hiệu quả nhất.

 

Ngồi thiền là gì?

Ngồi thiền là trạng thái của cơ thể con người lúc tạm dừng hoạt động cơ thể, tập trung tinh thần để cảm nhận cuộc sống, cảm nhận những dòng cảm xúc bên trong. Cách ngồi thiền của mỗi người đều có đôi chút khác biệt, tuy nhiên đều hướng đến mục tiêu tĩnh tâm và kiên định.

Cuộc sống hiện đại xô bồ và chật hẹp đôi lúc khiến con người cảm thấy áp lực và mệt mỏi. Khi đó, chúng ta thường tìm đến thiền định như một phương pháp hữu hiệu thuộc về tinh thần để giải phóng cơ thể, buông bỏ tạp niệm và thanh lọc tâm hồn.

cach-ngoi-thien-1

Hướng dẫn cách ngồi thiền

Để quá trình ngồi thiền diễn ra thuận lợi, có kết quả tốt nhất, bạn nên tham khảo những hướng dẫn sau đây:

Chuẩn bị trước khi ngồi thiền

Xác định lý do bạn muốn ngồi thiền

Nhiều người tìm đến thiền với nhiều lý do khác nhau như tăng sự tập trung và sáng tạo, buông bỏ suy nghĩ tiêu cực, hướng đến lối sống giản dị hơn… Hay chỉ đơn giản là thói quen hàng ngày để giảm bớt áp lực, mệt mỏi. Dù bắt đầu với lý do gì, bạn hãy tin tưởng vào thiền định sẽ giúp đỡ được bạn, chỉ cần bạn kiên trì và tập trung, hiểu được cách ngồi thiền, sẵn sàng thư giãn và tĩnh tâm trong quá trình ngồi thiền.

cach-ngoi-thien-2

Tìm không gian yên tĩnh

Trong cách ngồi thiền thì luôn đòi hỏi đặc biệt với sự yên tĩnh, một không gian không có tạp âm của sự vật hay ai đó làm phiền sẽ là nơi lí tưởng để bạn bắt đầu quá trình thiền định của mình. Tuy nhiên, bạn có thể tiếp xúc với thiên nhiên, lắng nghe âm thanh gần gũi đến từ bên ngoài như tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng gió thổi qua các tán cây… Đó thực sự là nơi phù hợp dành cho bạn ngồi thiền.

cach-ngoi-thien-3

Bạn nên tiếp xúc với những mùi hương nhẹ nhàng như hoa tươi hay trầm hương (thắp nhang vòng sạch hoặc đeo vòng tay trầm hương) để cơ thể thư thái và nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt là trầm hương, khi lượng tinh dầu bên trong của trầm được giải phóng sẽ giúp bạn xua tan căng thẳng, mệt mỏi.

>> Xem thêm: Tác dụng của vòng gỗ trầm hương

 

cach-ngoi-thien-4

Sử dụng thảm/ đệm để ngồi thiền

Thiền định thường kéo dài khá lâu, bạn nên chuẩn bị thảm hay đệm để bảo vệ sức khoẻ. Đặc biệt ở những vị trí như chân hay lưng sẽ đau nhức sau thời gian ngồi thiền bắt chéo chân. Vị trí ngồi thoải mái cũng giúp ích cho bạn rất nhiều trong sự tập trung cao độ, bắt đầu cách ngồi thiền hợp lí nhất.

cach-ngoi-thien-5

Chuẩn bị quần áo thoải mái

Ngoài thảm/ đệm thì quần áo cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ngồi thiền của bạn. Quần áo bó sát, chật chội sẽ kéo bạn khỏi sự tập trung. Do đó hãy lựa chọn trang phục rộng rãi, mềm mại và thoải mái để bắt đầu hoạt động đặc biệt này.

cach-ngoi-thien-6

Sử dụng đồng hồ để căn chỉnh thời gian

Tuỳ thuộc vào nhu cầu của bạn mỗi cách ngồi thiền khác nhau, bạn có thể dùng đồng hồ để cài đặt thời gian theo ý muốn của mình. Nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc kiểm soát quá trình ngồi thiền, không mất tập trung vào việc liên tục kiểm tra đồng hồ.

cach-ngoi-thien-7

Tìm tư thế ngồi thiền đúng cách và thoải mái

Đây là điều quan trọng vì tư thế đúng và thoải mái sẽ giúp bạn tập trung vào nhịp thở và sự thiền định.

Có hai cách ngồi thiền quen thuộc với tư thế là bán già và kiết già. Bán già kiểu ngồi khoanh chân, hai lòng bàn chân hướng xuống dưới. Kiết giá là kiểu ngồi khoanh chân, bàn chân đặt trên đùi và hai lòng bàn chân hướng lên trên. Cả hai kiểu đều yêu cầu lưng và đầu thẳng, không khom người. Tuỳ thuộc vào sự thoải mái của bản thân, bạn có thể lựa chọn một trong hai cách trên để bắt đầu ngồi thiền.

cach-ngoi-thien-8
cach-ngoi-thien-9

Trong quá trình ngồi thiền

Giai đoạn nhập thiền

Khởi động cơ thể trước khi ngồi thiền để quá trình được diễn ra suôn sẻ. Khởi động tay, chân, lưng và đầu cẩn thận để các cơ được thoải mái và giãn ra.

Lựa chọn tư thế ngồi phù hợp với bản thân và bắt đầu ngồi lên thảm. Đặt hai bàn tay lên phần gối sao cho thoải mái nhất. Lưng và đầu thẳng, mắt hơi khép hờ và nhìn xuống, đầu lưỡi chạm hàm trên.

cach-ngoi-thien-10

Từ từ hít thở sâu bằng mũi để cảm nhận không gian xung quanh và thở ra chầm chậm bằng miệng.

Giai đoạn trụ thiền

Để tập trung vào quá trình thiền định, trong cách ngồi thiền này bạn có thể đếm chầm chậm nhịp thở của mình theo thứ tự hít vào và thở ra. Hoặc chỉ đơn giản là theo dõi nhịp thở của mình, kiểm soát luồng không khí dịch chuyển giữa cơ thể bạn và không gian bên ngoài. Những phương pháp ấy đều giúp chúng ta tĩnh tâm, an định, buông bỏ suy nghĩ vướng bận và chỉ giữ lại tâm hồn thanh tịnh nhất.

cach-ngoi-thien-11

Cứ kiên trì suốt cả quá trình ấy bạn sẽ nhận ra được đâu là điều mình hướng đến, đâu là tâm, là vọng, là tưởng để khi kết thúc quá trình bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định.

Giai đoạn xả thiền

Đây là giai đoạn kết thúc quá trình ngồi thiền. Để khí huyết lưu thông, cơ thể bình thường trở lại, hãy hít thật sâu và thở chậm ra 3 vòng. Thư giãn cơ thể lần lượt từ trên xuống dưới, từ đầu, thân trên, tay và cuối cùng là chân. Chà xát hai lòng bàn tay để tạo ra sức nóng và nhiệt lượng. Sau đó xoa dần từ mắt và lan rộng ra khuôn mặt và các bộ phận khác của cơ thể. Điều này vừa giúp cơ thể thoải mái lại vừa lan toả được khí huyết và năng lượng.

Dù với cách ngồi thiền nào thì giai đoạn xả thiền cũng là yêu cầu bắt buộc để thả lỏng cơ thể sau thời gian tập trung cao độ.

cach-ngoi-thien-12

Những lưu ý khác trong cách ngồi thiền

  • Đảm bảo thời gian ngồi thiền không bị ảnh hưởng bởi các âm thanh, đặc biệt từ các thiết bị điện tử và con người.
  • Cố gắng ngồi thiền hàng ngày để tạo thành thói quen, vì đây là hoạt động tốt cho cơ thể và tinh thần nên được duy trì.
  • Lựa chọn thảm và quần áo thoải mái để quá trình thiền định diễn ra suôn sẻ, cơ thể không bị mệt mỏi sau đó.
  • Nên lắng nghe âm thanh của tự nhiên và của lòng mình. Đó là sự kết nối đặc biệt nhất với vũ trụ.
  • Bạn có thể sử dụng thêm một số hoa tươi, nến thơm, nhang trầm hương hay nhạc thiền. Tuy nhiên hãy nhớ nó chỉ giúp bạn thư giãn hơn, không nên tập trung vào những thứ ấy mà bỏ quên giá trị của thiền định.

Sau ngày dài mệt mỏi và áp lực, hãy tìm đến thiền định như một phương pháp thanh lọc cơ thể và giải phóng tâm hồn mình. Những giây phút tĩnh tâm qua việc ngồi thiền sẽ mang lại cho bạn cuộc sống nhẹ nhàng và bình yên hơn bao giờ hết!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *