Hướng dẫn cách lấy nhân mụn tại nhà không để lại thâm sẹo

Việc nặn mụn không hề đơn giản như bạn nghĩ, phải có quy trình riêng biệt, đảm bảo an toàn để không để lại vết thâm, sẹo và tránh được tình trạng viêm nhiễm dạng rộng trên da sau khi nặn mụn. Nếu bạn muốn sở hữu làn da khỏe đẹp, sạch mụn, bạn có thể tham khảo cách lấy nhân mụn tại nhà đúng chuẩn dưới đây nhé!

Cách lấy nhân mụn tại nhà bằng cây nặn mụn đúng chuẩn

Bước 1: Xác định mụn nào có thể nặn, mụn nào không thể nặn

Không phải loại mụn nào cũng có thể nặn được. Những nốt mụn cần được loại bỏ là mụn đã “chín”, cồi mụn khô, đen và trồi lên, khi sờ vào không có cảm giác đau.

Bên cạnh đó, bạn cần phải nặn một cách dứt khoát để lấy hết nhân mụn tồn đọng trong da, tránh tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn, dẫn đến viêm hoặc hình thành tàn nhang do mụn.

Những loại mụn KHÔNG ĐƯỢC nặn:

  • Mụn ẩn chưa trồi nhân lên, chưa nhìn thấy đầu mụn.
  • Mụn bọc sưng to và đau, không thấy cồi mụn.
  • Mụn viêm, sưng tấy, có mủ.
  • Mụn nốt sần đỏ, không nhân, có máu tích tụ bên dưới mụn.

Những nốt mụn bọc viêm, sưng đỏ tuyệt đối không nên nặnNhững nốt mụn bọc viêm, sưng đỏ tuyệt đối không nên nặn

Xem chi tiết: Khi nào nên nặn mụn

Mụn là “chuyện nhỏ”- Tự tin tỏa sáng tại Seoul Spa

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ nặn mụn

Trước đây, nhiều người thường sử dụng tay để nặn mụn. Tuy nhiên, lực từ tay nếu không kiểm soát được sẽ rất khó để lấy hết mụn ra ngoài và dễ gây trầy xước da hoặc để lại thâm, sẹo.

Hơn nữa, các loại mụn đầu đen, mụn mủ không đầu cũng khó được lấy triệt để nếu chỉ sử dụng tay. Vì thế, sử dụng dụng cụ nặn mụn là cách lấy nhân mụn tại nhà dễ dàng nhất. Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

  • Cây nặn mụn: Cây nặn mụn được thiết kế hai đầu với một đầu là phần kim nhọn, một đầu là dạng tròn để nặn mụn.
  • Bông gòn: Dùng để lau những nốt mụn bị chảy máu hoặc chảy dịch vàng.
  • Cồn y tế 70 độ: Dùng để sát trùng cây nặn mụn trước khi sử dụng.
  • Nước muối sinh lý: Dùng để sát khuẩn da sau khi nặn mụn.

Cần sát trùng cây nặn mụn trước khi sử dụngCần sát trùng cây nặn mụn trước khi sử dụng

Bước 3: Làm sạch da mặt

Làm sạch da mặt là bước cực kỳ quan trọng giúp tránh được những nguy cơ viêm nhiễm về sau. Các bước làm sạch da mặt trước khi nặn mụn tốt nhất là:

  • Tẩy trang bằng dầu tẩy trang hoặc nước tẩy trang phù hợp (để loại bỏ lớp trang điểm, chống nắng và bụi bẩn trên da).
  • Rửa mặt với sữa rửa mặt có độ pH dịu nhẹ.
  • Tẩy tế bào chết cho da (thông thường bạn nên tẩy tế bào chết 2 lần/tuần).

Lưu ý: Bạn phải vệ sinh tay, làm sạch móng với xà phòng diệt khuẩn trước khi chạm tay lên da.

Làm sạch da mặt là bước quan trọng giúp tránh nguy cơ viêm nhiễmLàm sạch da mặt là bước quan trọng giúp tránh nguy cơ viêm nhiễm

Bước 4: Xông hơi cho da mặt

Đây là cách lấy nhân mụn tại nhà hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Bởi xông hơi sẽ giúp làm mềm da, khiến cho lỗ chân lông giãn nở, từ đó những bụi bẩn và bã nhờn tận sâu trong lỗ chân lông mà khi rửa mặt không loại bỏ được sẽ dần thoát ra ngoài.

Quan trọng nhất, việc xông hơi sẽ giúp nhân mụn dễ dàng lấy ra hơn, đồng thời giảm cảm giác đau khi nặn mụn.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một nồi nước nóng bình thường, nếu có thời gian thì có thể thêm những nguyên liệu như: sả, chanh, kinh giới, tía tô, ngải cứu,… hoặc có thể cho vào nồi một ít tinh dầu tràm trà, Lavender để tạo mùi dễ chịu và tốt cho da.

Chú ý khi xông hơi, bạn nên giữ mặt ở khoảng cách vừa phải để tránh làm bỏng da và xông trong vòng 5 – 10 phút là được.

Xông hơi sẽ giúp lấy nhân mụn dễ dàng hơnXông hơi sẽ giúp lấy nhân mụn dễ dàng hơn

Bước 5: Khử trùng tay và sát khuẩn vùng da cần nặn mụn

Đây là bước cực kỳ quan trọng, bởi khử trùng da tay sẽ phòng ngừa vi khuẩn lây lan và tấn công những nốt mụn, khiến mụn viêm nặng hơn. Do đó trước khi nặn mụn hãy khử trùng da tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Ngoài ra, sau đó hãy dùng dung dịch sát khuẩn như betadine hoặc nước muối sinh lý để thoa lên vùng da cần nặn mụn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong lỗ chân lông và hình thành nốt mụn mới hoặc gây viêm nốt mụn chuẩn bị nặn.

Sát khuẩn vùng da cần nặn mụn bằng BetadineSát khuẩn vùng da cần nặn mụn bằng Betadine

Bước 6: Nặn mụn

Bạn nên chọn nơi có đủ ánh sáng để nặn mụn nhằm xác định chính xác nốt mụn nào đã “chín” và chắc chắn nhân mụn đã được lấy ra hết.

Bạn có thể sử dụng đầu kim nhọn của cây nặn mụn tạo khoảng nhỏ giữa nốt mụn, sau đó dùng đầu tròn ấn nhẹ nhàng theo chiều ngược lỗ chân lông để đẩy hoàn toàn nhân mụn từ sâu bên trong ra ngoài.

Lưu ý lấy hết máu bầm để tránh khả năng để lại vết thâm và lau sạch ngay mỗi nốt mụn được nặn bằng bông gòn.

Bạn nên chọn nơi có đủ ánh sáng để tiến hành nặn mụnBạn nên chọn nơi có đủ ánh sáng để tiến hành nặn mụn

Bước 7: Sát khuẩn nốt mụn sau khi nặn

Thoa dung dịch sát khuẩn như Betadine, Dizigone, Povidine, cồn 70 độ, hoặc sản phẩm chấm mụn để giảm sưng viêm, kháng khuẩn sau khi nặn.

Tư vấn tình trạng da của bạn

Hãy để những chuyên gia hàng đầu tư vấn ngay cho bạn!

Cách lấy nhân mụn bằng tăm bông tại nhà

Sử dụng tăm bông để nặn mụn sẽ hạn chế được những tổn thương trên da, tránh để lại thâm và sẹo. Ngoài ra thì cách này còn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng sau khi nặn mụn bởi tăm bông không bị rỉ sét như những dụng cụ khác.

Nặn mụn bằng tăm bông chỉ phù hợp với những nốt mụn đầu đen, mụn cám, mụn có cồi trồi lên bề mặt da, mụn nhỏ, dễ nặn. Còn đối với các nốt mụn bằng đã ăn sâu vào da, nốt mụn lớn, mụn viêm mủ thì không nên áp dụng cách này.

Trước khi nặn mụn bằng tăm bông thì bạn cần phải làm sạch da mặt, xông hơi da mặt và sát khuẩn tay, vùng da mụn tương tự như cách nặn mụn bằng cây nặn mụn.

Sau đó, tiến hành theo cách nặn mụn bằng tăm bông chi tiết như sau:

  • Dùng 2 cây tăm bông ấn hai bên nốt mụn nhẹ nhàng cho đến khi nhân mụn trồi lên bề da.
  • Tiếp tục như vậy cho đến khi hết mụn trên da.
  • Sau cùng là bôi betadine hoặc sản phẩm kháng khuẩn, giảm viêm lên nốt mụn vừa mới nặn để tránh nốt mụn bị sưng viêm hay mưng mủ.

Nặn mụn bằng tăm bông sẽ hạn chế để lại thâm, viêm sưng hay sẹoNặn mụn bằng tăm bông sẽ hạn chế để lại thâm, viêm sưng hay sẹo

Cách nặn mụn bằng kim y tế tại nhà

Đây là cách nặn được rất nhiều cơ sở spa, thẩm mỹ viện áp dụng cho những trường hợp mụn bọc mủ, mụn lớn, mụn đầu đen bám chặt trong lỗ chân lông, mụn già nhưng chưa có đầu mụn, mụn ẩn…

Tuy nhiên, đối với cách này bạn cần phải nặn mụn bằng kim châm đúng chuẩn an toàn thì mới nặn hết cồi mụn, tránh viêm nhiễm, lây lan sang vùng da lành.

Cách nặn mụn bằng kim y tế sẽ phù hợp với những loại mụn đã già nhưng chưa có đầu mụnCách nặn mụn bằng kim y tế sẽ phù hợp với những loại mụn đã già nhưng chưa có đầu mụn

Trước khi nặn mụn bằng kim thì bạn cũng cần phải xác định nốt mụn nào được nặn bằng kim.

Chuẩn bị dụng cụ bao gồm:

  • 1 cây kim y tế nhỏ
  • Cồn y tế hoặc nước muối sinh lý
  • Khăn giấy sạch, bông y tế

Xem thêm: Cách trị vết bỏng bị thâm đen

Sau đó tiến hành nặn mụn bằng kim theo hướng dẫn sau:

  • Sát khuẩn kim bằng cồn y tế hoặc Betadine, đặc biệt hãy nhớ khử khuẩn da tay thật sạch bằng xà phòng trước khi nặn.
  • Bắt đầu dùng kim châm nhẹ vào nốt mụn cần nặn sau đó dùng hai miếng bông y tế thấm nước muối sinh lý, dùng hai ngón tay giữ mỗi ngón một miếng bông và ấn nhẹ từ hai bên nốt mụn.
  • Ấn cho đến khi nhân mụn trắng, mủ trồi ra hết bề mặt da, dùng khăn giấy sạch lau đi phần cồi mụn lẫn máu mủ đã nặn ra.
  • Sau đó tiếp tục nặn cho đến khi nốt mụn ra nước mô màu vàng thì dùng khăn lau sạch nước mô này một lần nữa. Đây là bí quyết giúp nốt mụn không mưng mủ hay tiếp tục hình thành mụn mà chuyển sang giai đoạn tự phục hồi.
  • Dùng Betadine hoặc cồn hay nước muối sinh lý để sát khuẩn vùng da vừa mới nặn. Bước này sẽ giúp sát khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa mưng mủ.

Nặn mụn bằng kim y tế có thể nặn được nhiều loại mụnNặn mụn bằng kim y tế có thể nặn được nhiều loại mụn

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn xong, bạn nên nhớ dùng nước muối sinh lý hay Betadine Để lau nhẹ toàn bộ gương mặt. Sau đó có thể đắp mặt nạ chuyên dụng như mặt nạ ngũ hoa,…cho da sau nặn mụn để làm dịu da, đồng thời giúp se khít lỗ chân lông hiệu quả.

Bạn nên nhớ rằng, khoảng 3 ngày sau khi lấy nhân mụn, bạn không nên bôi bất kỳ kem dưỡng nào, có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch da hoặc rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ.

Có thể bạn quan tâm: Nặn mụn xong nên làm gì tránh sẹo thâm

Bên cạnh đó, tích cực tránh nắng và kiêng các thức ăn như: thịt bò, rau muống, nước tương, thịt gà, các món ăn từ nếp… để không gây thâm, sẹo hay viêm, mưng mủ sau khi nặn mụn. Sau khi vị trí nốt mụn đóng vảy và tái tạo da mới thì bạn có thể bắt đầu dưỡng da với các bước chăm sóc da hàng ngày.

Các thực phẩm cần kiêng để tránh gây thâm, sẹo sau khi nặn mụnCác thực phẩm cần kiêng để tránh gây thâm, sẹo sau khi nặn mụn

Nếu bạn không đủ tự tin để tự nặn mụn cho mình, không có nhiều thời gian để chuẩn bị, hoặc tình trạng mụn quá nặng thì bạn có thể tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cho mình một địa chỉ điều trị mụn uy tín.

Trị mụn chuyên sâu – Kết quả dài lâu

Hãy để những chuyên gia hàng đầu tư vấn ngay cho bạn!

Seoul Spa tự hào là cơ sở điều trị mụn hiệu quả, an toàn nhất hiện nay, được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn. Đến với Seoul Spa, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ điều trị mụn tân tiến như:

  • Trị mụn Acne Spectra Korea: Trị mụn mủ, mụn viêm,… nặng
  • Trị mụn Tảo Silic: Da mụn đầu đen kèm thâm và lỗ chân lông to
  • Trị mụn Huyết thanh tảo biển: Mụn viêm, mụn ẩn,… nặng
  • Trị mụn thải độc Carboxy: Da mụn do nhiễm độc, nhiễm Corticoid
  • Trị mụn phục hồi huyết thanh: Da mụn mỏng yếu, dễ kích ứng

Kết quả điều trị mụn tại Seoul SpaKết quả điều trị mụn tại Seoul Spa

Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tay nghề cao, giàu kinh nghiệm cùng công nghệ điều trị mụn chuyên sâu, Seoul Spa sẽ giúp bạn lấy nhân mụn tận gốc, loại bỏ triệt để tất cả các loại mụn mà không cần phải tìm cách lấy nhân mụn tại nhà.

Còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay đến Seoul Spa qua số Hotline 1900 69470938 453 123 để được đặt hẹn và tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *