Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội .
Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của Thế Giới Di Động
Bạn vui lòng chờ trong giây lát…
Nghi ngờ bản thân mình bị đánh cắp thông tin CCCD/CMND để vay nợ, hãy làm theo cách sau để kiểm tra ngay
Nguyễn Thị Như Phượng
23/08/21
55 bình luận
Hiện nay ngày càng có nhiều người mắc nợ xấu dù không vay vốn ngân hàng hay một tổ chức cá nhân nào khác, bởi việc vay vốn càng ngày càng dễ dàng. Chỉ cần cung cáp CMND, CCCD là có thể vay được. Một vài người dùng đã gặp phải tình trạng khó chịu khi thông tin của mình bị đánh cắp và bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để có thể giải quyết. Vậy làm cách nào để biết bản thân có đang trong tình trạng trên? Sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn cách cách kiểm tra nợ xấu bằng CCCD trên smartphone hoặc máy tính cực kỳ đơn giản.
1. Nợ xấu là gì? Tại sao lại bị mắc nợ xấu?
Nợ xấu được hiểu là nôm na là nợ khó đòi, khi người đi vay không thể trả nợ đúng hạn như cam kết trong hợp đồng vay mượn trước đó. Nói cách khác, nợ xấu chính là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày. Một khi bạn đã bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó trong tương lai.
Có phải bạn nghĩ rằng mình không hề vay, mượn ở đâu nên không cần phải lo về vấn đề này? Nhưng hiện nay tình trạng đánh cắp thông tin các nhân đang ngày càng nguy hiểm và lan rộng, việc này có thể ảnh hưởng đến thông tin các nhân của bạn. Kẻ xấu sẽ lấy thông tin của bạn và đi tìm và vay vốn ở các ngân hàng mà bạn không hề biết. Từ đó bạn sẽ phải gánh một khoản nợ xấu.
Ngay sau đây, mình sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra nợ xấu bằng CCCD trên nền tảng website/ ứng dụng CIC tại nhà đơn giản và chính xác nhất.
2. CIC là ứng dụng gì? Có đáng tin cậy không?
CIC là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động thông tin tín dụng và hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phòng ngừa rủi ro tín dụng, thúc đẩy khả năng tiếp cận tín dụng của mọi cá nhân, tổ chức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, CIC đã triển khai xây dựng ứng dụng “CIC Credit Connect” (iCIC) trên nền ứng dụng điện thoại thông minh, để cung cấp dịch vụ miễn phí như một giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ tài chính đồng thời minh bạch hóa thông tin tín dụng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng và thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng theo cơ chế thị trường và giảm thiểu tín dụng đen.
Chính vì vậy, khi điền thông tin trên CIC, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ bảo mật và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều website, ứng dụng giả danh nhằm mục đích thu thập thông tin cá nhân, nên bạn cần hết sức cảnh giác và cần phân biệt được đâu là website thật chính thống của cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tránh bị lợi dụng nhé.
Bên dưới là cách kiểm tra thông tin của mình có bị đánh cắp để vay hay không, mời bạn tham khảo.
3. Cách kiểm tra nợ xấu trên CIC
Để có thể kiểm tra bản thân mình có nợ xấu hay không thì bạn có thể dễ dàng tra cứu nó trên trang web của trung tâm này. Cách làm như sau:
Bước 1: Truy cập website chính thức của CIC tại đây > Tiến hành đăng ký tài khoản bằng cách nhấn vào mục Đăng ký bên góc phải trên cùng.
Bước 2: Nhập tất cả các thông tin cá nhân của mình để đăng ký tài khoản.
Bước 3: Hoàn tất đăng nhập bằng cách nhập mã OTP đã gửi đến số điện thoại mà bạn dùng để đăng ký.
Bước 4: Bạn sẽ phải chờ từ 1 đến 3 ngày để thông tin của mình được CIC xác nhận. Hệ thống sẽ gửi mail cho bạn về việc thông báo xác nhận thông tin.
Sau khi thông tin đã được xác nhận, bạn hãy tiến hành đăng nhập lại hệ thống, truy cập mục Khai thác báo cáo để kiểm tra về nợ xấu của bản thân nhé.
4. Cách kiểm tra nợ xấu bằng ứng dụng CIC trên điện thoại
Tương tự với trên web thì Trung tâm Thông tin Tín dụng đã cho ra ứng dụng của mình và hiện tại ứng dụng đã có thể hoạt động được trên cả hai nền tảng IOS và Android. Để có thể tải và sử dụng tra cứu thông tin nợ xấu của bạn thì hãy làm theo những bước sau đây nhé.
Bước 1: Tải ứng dụng CIC (Credit Connect) về smartphone của mình
Sau khi tải xong bạn hãy Mở ứng dụng CIC mới vừa tải về điện thoại của bạn lên để tiến hành việc tra cứu nợ xấu.
Bước 2: Nếu bạn đã có tài khoản hãy Đăng nhập, nếu chưa hãy chọn mục Đăng ký để tiến hành đăng ký thông tin tài khoản của mình.
Bước 3: Bạn sẽ phải chờ từ 1 đến 3 ngày để thông tin của mình được CIC xác nhận. Hệ thống sẽ gửi mail cho bạn về việc thông báo xác nhận thông tin.
Sau khi thông tin đã được xác nhận, bạn hãy truy cập mục Khai thác báo cáo để kiểm tra về nợ xấu của bản thân nhé. Trong bản báo cáo bạn hãy lưu ý đến mục Mức độ rủi ro sau đó tiến hành đối chiếu thông tin bên dưới để xem mình có bị dính nợ xấu hay không nhé. Nếu chưa hiểu bạn hãy tham khảo ảnh phía dưới.
Trên đây là hai cách đơn giản nhất để kiểm tra xem bản thân mình có nợ xấu hay không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của mingh. Nếu có thắc mắc hãy bình luận phía dưới để được giải đáp nhanh nhất và đừng quên cho mình thêm một share với like bài viết này nha!
Một chiếc điện thoại giá rẻ là cũng đủ để phục vụ, hỗ trợ cho hầu hết mọi mặt trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn đang có ý định sắm một chiếc thì hãy bấm ngay vào nút màu cam bên dưới để có thể tham khảo thêm nhiều mẫu điện thoại cao cấp mà Thế Giới Di Động đang kinh doanh nhé.
MUA NGAY ĐIỆN THOẠI GIÁ RẺ TẠI TGDĐ
Xem thêm:
Biên tập bởi Nguyễn Ngọc Huy
Không hài lòng bài viết
157.755 lượt xem
Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):
Anh
Chị