Theo ghi chép, vào khoảng thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6, người Ấn Độ đã phát minh ra một loại cờ cổ, gọi là “Saturanga”. Và đến khảng thế kỷ thứ 7, “Saturanga” bắt đầu được du nhập vào phương Tây, trở thành “Cờ Vua”, và khi nó xuất hiện ở phương Đông thì trở thành “Cờ tướng”.
Đây có lẽ là trò chơi đặc biệt nhất, bởi có cà một nghiên cứu khoa học về sự sinh ra, quá trình hình thành và phát triển của nó. Nguồn gốc của “Cờ tướng” thì ta đã biết ở trên, còn xuất sứ cái tên thì có khá nhiều lý giải. Nhưng lý do dễ được chấp nhận nhất, đó là, sau khi cải tiến “Satunraga” thành “Cờ tướng”, trò chơi này đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu ở Trung Quốc, và cũng chính từ quốc gia này mà thế giới biết tới “Cờ tướng”, cái tên “Chinese Chess – Cờ Trung Hoa” cũng từ đó mà ra đời.
Bàn cờ tướng
Bàn cờ là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông (Cửu cung) do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo xuyên qua.
Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen (hoặc Xanh lục). Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen (Xanh lục) được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.
Tên và nhận biết các quân cờ
Một bộ cờ tướng có 32 quân cờ được chia thành 16 quân đen và 16 quân đỏ (hoặc trắng). Các quân tướng có hình tròn, phẳng, có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, nhưng phổ biến nhất là bằng gỗ và nhựa. Trên mỗi quân cờ được viết các chữ cái tiếng Hán với hai màu mực đen hoặc đỏ để phân biệt giữa hai bên.
Các quân cờ mỗi bên bao gồm: 5 quân Tốt, 2 quân Pháo, 2 quân Xe, 2 quân Mã, 2 quân Tượng, 2 quân Sỹ, 1 quân Tướng. Nếu bạn không phải là người chữ Hán thì bạn sẽ gặp khó khăn đôi chút để phân biệt các quân cờ với nhau. Dưới đây là hình dạng nhận biết của các quân cờ.
Cách xếp bàn cờ tướng
Bước 1 : Đặt bàn cờ
Đặt bàn cờ ở giữa các người chơi. Hướng bàn cờ đúng là hướng mà ở hai đầu bàn cờ, hàng cuối cùng là khu vực thành, ở giữa ngăn bằng “ Sông”.
Bước 2 : Đặt quân xe
Quân Xe là quân tấn công mạnh nhất trong các quân cờ tướng. Mỗi người chơi có 2 quân Xe. Đặt 2 quân xe vào hai giao điểm góc bàn ngoài cùng của hàng đầu tiên. Tức tại giao điểm với cột 1 và 9.
Bước 3 : Đặt quân mã
Mỗi người chơi có 2 quân Mã. Đặt quân Mã vào hai giao điểm liền kề với quân Xe trên hàng đầu tiên. Tức tại giao điểm với cột 2 và 8.
Bước 4 : Đặt quân tượng
Mỗi người chơi có 2 quân Tượng. Đặt quân Tượng vào hai giao điểm liền kề với quân Mã trên hàng đầu tiên. Tức tại giao điểm với các cột 3 và 7.
Bước 5 : Đặt quân sĩ
Mỗi người chơi có 2 quân Sĩ. Quân Sĩ có vai trò bảo vệ quân Tướng trong Cửa Cung. Đặt hai quân Sĩ vào hai góc của Cửa cung tại hàng cuối cùng. Tức tại giao điểm của các cột 4 và 6.
Bước 6 : Đặt quân tướng
Quân Tướng là quân đóng vai trò quan trọng nhất trên bàn cờ Tướng. Mỗi người chơi chỉ có một quân Tướng. Đặt quân tướng vào vị trí trung tâm hàng cuối cùng, tức cột số 5, giữa Cửa cung.
Bước 7 : Đặt quân pháo
Mỗi người chơi có 2 quân Pháo. Quân Pháo được đặt ở hàng thứ 3, tại ví trí hàng số 2 và hàng số 8. Vị trí này trên bàn cờ thường được đánh dấu bằng các viền nổi bật hơn, tương đối dễ nhận biết.
Bước 8 : Đặt quân tốt
Cuối cùng mỗi người chơi còn 5 quân Tốt. Các quân Tốt được đặt ở hàng thứ 4, lần lượt tại các cột 1, 3, 5, 7 và 9. Các vị trí này cũng được đánh dấu viền để người chơi dễ sắp xếp.
Số lượng các loại quân
Cách di chuyển các loại quân
Tướng: Đi từng ô một, đi ngang hoặc dọc. Tướng luôn luôn phải ở trong phạm vi cung và không được ra ngoài. “Cung” tức là hình vuông 3×3 được đánh dấu bởi lằng chéo hình chử X.
Sĩ: Đi xéo 1 ô mỗi nước. Sĩ luôn luôn phải ở trong cung như con Tướng.
Tượng: Đi chéo 2 ô (ngang 2 và dọc 2) cho mỗi nước đi. Tượng chỉ được phép ở một bên của bàn cờ, không được di chuyển sang nữa bàn cờ của đối phương. Nước đi của tượng sẽ không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi.
Xe: Đi ngang hay dọc trên bàn cờ miễn là đừng bị quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến.
Mã: Đi ngang 2 ô và dọc 1 ô (hay dọc 2 ô và ngang 1 ô) cho mỗi nước đi. Nếu có quân nằm ngay bên cạnh mã và cản đường ngang 2 (hay đường dọc 2), mã bị cản không được đi đường đó.
Pháo: Đi ngang và dọc giống như xe. Điểm khác biệt là nếu pháo muốn ăn quân, pháo phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó. Khi không ăn quân, tất cả những điểm từ chổ đi đến chổ đến phải không có quân cản.
Chuột: (hay Tốt) đi một ô mỗi nước. Nếu chuột chưa vượt qua sông, nó chỉ có thể đi thẳng tiến. Khi đã vượt sông rồi, chuột có thể đi ngang 1 nước hay đi thẳng tiến 1 bước mỗi nước.
Ăn quân: Khi quân di chuyển đến 1 vị trí giử bởi quân đối phương, quân đối phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ.
Chống tướng: Hai con tướng trên bàn không được nằm trên cùng 1 cột dọc mà không có quân cản nào ở giữa. Nước đi để 2 con tướng trong vị trí chống tướng là không hợp lệ.
An toàn của tướng: Sau 1 nước đi, tướng của phe đi không được để quân đối phương ăn ngay trong nước tiếp. Những nước để tướng không an toàn là không hợp lệ.
Các trường hợp hết cờ
Thắng cờ
Chiếu bí được tướng đối phương.
Chiếu tướng đối phương mà đối phương không chống đỡ cho tướng mình được.
Đối phương không đi đủ số nước quy định trong thời gian quy định.
Đối phương tới chậm quá thời gian quy định để bắt đầu ván đấu.
Đối phương dùng một quân chiếu mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi, thì phải thay đổi nước đi, nếu không bị xử thua.
Đối phương phạm luật cấm, còn bên này không phạm luật, bên phạm luật không chịu thay đổi nước đi.
Khi mở niêm phong tiếp tục ván hoãn, nếu bênh niêm phong ghi sai nước đi mà không giải thích được thì bị xử thua. Nếu đấu thủ có lượt đi ghi sai nươc đi trong niêm phong nhưng đối phương bỏ cuộc thì cả hai đều bị xử thua.
Đối phương tự tuyên bố xin thua.
Thua cờ
Không ghi 3 lần biên bản mỗi lần gồm 4 nước liên tục.
Đối phương mắc lỗi kỹ thuật 3 lần, mắc lỗi tác phong 3 lần.
Đối phương vi phạm các trường hợp bị xử thua cụ thể trên các thế cờ.
Hòa cờ
Trọng tài xét thấy ván cờ mà hai bên không thể bên nào thắng, tức là cả hai bên không còn quân nào có thể tấn công đối phương để chiếu bí được tướng đối phương.
Khi tổng số nước đi kể từ lần cuối cùng ván cờ có tiến triển là 30. Ván cờ có tiến triển là khi có quân bị bắt hoặc khi tốt đã sang sông và tiến lên một bước.
Hai bên đều không phạm luật cấm và đều không chịu thay đổi nước đi.
Hai bên cùng một lúc phạm cùng một điều luật cấm.
Khi tổng số nước đi của ván cờ là 300.
Một bên đề nghị hòa, bên đối phương đồng ý thì ván cờ mặc nhiên được công nhận là hòa.
Một bên đề nghị hòa, sau khi trọng tài kiểm tra mỗi bên đi đủ 60 nước mà không có một nước bắt quan nào thì ván cờ được xử hòa.
Khi một bên đang vào thế bị chiếu hết, bị vây chặt không còn nước đi thì không được phép đề nghị hòa.