Hướng dẫn cách chơi Cờ Tướng chi tiết nhất

Giới thiệu tổng quan về Cờ Tướng

Cờ tướng là boardgame trí tuệ, 1 trong những game được chơi nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay cùng với bộ môn cờ vua.

Trò chơi này đã du nhập vào Việt Nam rất lâu và được chơi bởi mọi lứa tuổi, từ các bậc bô lão – cao niên đến các trẻ nhỏ đều có thể bị cuốn hút với những nước cờ đầy tính toán này. Vì được người Trung Quốc phát triển và hoàn thiện nên cờ tướng đã xây dựng nên hình ảnh của một quốc gia thu nhỏ với bàn cờ là một trận địa sinh động và 32 quân cờ đầy đủ các binh chủng. Có đầy đủ các tầng lớp: công, thủ, sông, cung các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà.

Hướng dẫn cách chơi Cờ tướng chi tiết nhấtHướng dẫn cách chơi Cờ tướng chi tiết nhất

Biểu tượng và tên gọi các quân cờ trong cờ Tướng

Tổng cộng có 32 quân cờ trên bàn cờ chia làm 2 bên, mỗi bên 16 quân với màu sắc đen, đỏ (hoặc trắng), với số lượng mỗi quân cờ là:

  • 5 quân Tốt
  • 2 quân Pháo
  • 2 quân Xe
  • 2 quân Mã
  • 2 quân Tượng
  • 2 quân Sỹ
  • 1 quân Tướng.

Cách sắp xếp các quân cờ trong bàn cờ Tướng

Các bạn hãy sắp xếp các quân cờ theo thứ tự như hình dưới. Khoảng cách ở giữa gọi là Sông, một số quân phòng thủ như Sỹ, Tướng, Tượng không thể qua được Sông.

Cách di chuyển của các quân cờ trong cờ Tướng

Quân Tốt:

Cũng giống như cờ vua, quân Tốt trong cờ Tướng chỉ có thể di chuyển về phía trước. Tuy nhiên, khi vượt ranh giới Sông thì quân Tốt có thể đi ngang hoặc đi thẳng một bước trong mỗi nước đi.

Quân Xe:

Là quân mạnh nhất trong cờ Tướng bởi tính đa năng. Quân Xe có thể đi ngang hoặc đi dọc trên bàn cờ miễn là không bị cản đường bởi các quân cùng màu.

Quân Pháo:

Di chuyển ngang, dọc giống quân Xe. Để ăn được quân đối phương thì Pháo phải nhảy qua đầu 1 quân khác để tới chỗ quân cần ăn.

Quân Mã:

Có thể đi ngang hoặc dọc 2 hay 1 ô mỗi nước đi. Quân Mã chỉ di chuyển được khi không có quân đồng minh cản đường.

Quân Tượng:

  • Đây là quân phòng thủ và không được phép qua Sông.
  • Tượng chỉ được phép đi chéo hai ô mỗi nước đi.
  • Nước đi của tượng sẽ không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi.
  • Tượng được tính là mạnh hơn Sĩ một chút. Khả năng phòng thủ của Tượng cũng được tính nhỉnh hơn.

Quân Sỹ:

  • Đi chéo 1 ô mỗi nước. Sĩ luôn luôn phải ở trong cung như Tướng.
  • Sỹ có chức năng trong việc bảo vệ Tướng, mất Sỹ được cho là nguy hiểm khi đối phương còn đủ 2 Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công.

Quân Tướng:

Giống quân Vua trong cờ Vua. Tướng là quân cờ tối cao trong cờ Tướng và nếu bị ăn mất đồng nghĩa với thua cuộc. Tướng chỉ được phép di chuyển ngang dọc 1 ô một lần trong Cung (ô chữ X có hình vuông cỡ 2×2).

Hướng dẫn cách chơi cờ Tướng cơ bản

Đầu tiên, hai người chơi chọn hai màu cờ đại diện cho đội của mình, khi đã chọn và đi nước cờ đầu thì không được phép đổi sang màu cờ khác.

Mục tiêu chiến thắng là ăn quân Tướng của đối phương. Tuy nhiên, chúng ta có thể ăn hết các quân cờ quan trọng của đối phương và khiến quân Tướng của đối phương bị dồn vào thế bí và đầu hàng.

Loại bỏ quân cờ đối thủ: Mỗi quân cờ khi được di chuyển đến một vị trí bất kì theo luật mà có quân đối phương cản đường thì có thể ăn quân đối phương đó và loại ra khỏi bàn cờ.

Chống tướng: quân Tướng của 2 bên không có một quân cờ nào cản và nằm ngang hoặc chéo. Vị trí chống Tướng là một nước cờ không hợp lý và buộc Tướng của bên kia phải di chuyển theo hướng khác.

Chiếu tướng: quân cờ của một bên có nước đi có thể ăn quân Tướng của bên kia. Nếu quân Tướng bên kia không di chuyển theo hướng khác thì sẽ bị quân địch ăn mất và thua.

Lùa quân: Dùng quân bên mình di chuyển đến vị trí có thể ăn quân của đối thủ. Ví dụ như nước đi của quân Pháo có thể ăn một quân của đối phương.

Thắng ván cờ Tướng khi:

  • Tướng của đối phương bị vây hãm bởi quân cờ bên kia và các quân cờ khác của đối thủ không thể di chuyển các nước đi tiếp thì được coi là thua cuộc.
  • Chiếu quân Tướng của đối phương.
  • Đối phương phạm luật cấm và không chịu thay đổi nước cờ.
  • Đối phương tự tuyên bố xin thua.

Ván cờ Tướng hòa khi:

  • Trọng tài xét thấy ván cờ mà hai bên không thể bên nào thắng, tức là cả hai bên không còn quân nào có thể tấn công đối phương để chiếu bí được tướng đối phương.
  • Khi tổng số nước đi kể từ lần cuối cùng ván cờ có tiến triển là 30. Ván cờ có tiến triển là khi có quân bị bắt hoặc khi tốt đã sang sông và tiến lên một bước.
  • Hai bên đều không phạm luật cấm và đều không chịu thay đổi nước đi.
  • Hai bên cùng một lúc phạm cùng một điều luật cấm.
  • Khi tổng số nước đi của ván cờ là 300.
  • Một bên đề nghị hòa, bên đối phương đồng ý thì ván cờ mặc nhiên được công nhận là hòa.
  • Một bên đề nghị hòa, sau khi trọng tài kiểm tra mỗi bên đi đủ 60 nước mà không có một nước bắt quan nào thì ván cờ được xử hòa.
  • Khi một bên đang vào thế bị chiếu hết, bị vây chặt không còn nước đi thì không được phép đề nghị hòa.

Qua bài hướng dẫn này, chúng ta thấy môn cờ Tướng tuy rắc rối nhưng cũng rất đơn giản nếu chúng ta đã tìm hiểu qua về nó. Chúc các bạn sớm thành thạo bộ môn cờ Tướng và có những giây phút giải trí thú vị cùng bạn bè!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *