Đánh giá post
Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học cho các bạn học viên cùng nhau tham khảo. Tiểu luận là một trong những bài tập bất kể sinh viên nào cũng phải thực hiện. Nhưng chắc hẳn ai cũng bị giáo viên trách móc về vấn đề trình bày văn bản tiểu luận dạng world. Sau đây là những nguyên tắc cơ bản giúp cho bạn có một bài tiểu luận hoàn hảo và chuyên nghiệp để giúp bạn đạt điểm cao trong bài tiểu luận môn học của mình.
1. Tiểu luận là gì?
Một bài tiểu luận dùng để trình bày quan điểm, ý kiến, 1 nghiên cứu, phát hiện mới của người viết về 1 chủ đề nào đó 1 cách ngắn gọn. Độ dài của bài tiểu luận khoảng 5-20 trang.
Một tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy định chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, canh lề, kiểu chữ, tiêu đề, trình bày lời cảm ơn, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo…
2. Yêu cầu về nội dung (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
Tiểu luận là một bài tập nghiên cứu khoa học sau khi học xong một môn học nào đó. Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.
3. Yêu cầu về bố cục bài tiểu luận
– Tiểu luận cần được soạn thảo bằng máy tính, trình bày đúng theo quy cách với các điểm chính sau đây:
- Tiểu luận được làm trên khổ giấy A4.
- In kiểu chữ Times, cỡ chữ 13, nên in 1 mặt.
- Số dòng in trong một trang là 26-27 dòng (dãn cách dòng 1,5 lines).
- Không nên lạm dụng các tính năng trình bày của máy tính, chỉ nên trình bày rõ ràng, sáng sủa. Tiểu luận cần được viết với văn phong giản dị, trong sáng, sử dụng chính xác các thuật ngữ chuyên môn, đặc biệt, không được mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp. Muốn vậy, sau khi hoàn thành xong về nội dung, trước khi in, cần phải đọc lại và sửa chữa kỹ lưỡng về chính tả, ngữ pháp, câu văn và cách trình bày trang in. (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
– Về hình thức, bố cục bài tiểu luận bao gồm các thành phần chính sau:
- Bìa: Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp
- Trang bìa : Là bản chụp của bìa, in trên giấy bình thường
- Lời cảm ơn (nếu cần)
- Mục lục
- Phần nội dung chính: Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận. Phần này gồm nhiều phần nhỏ, được trình bày chi tiết ở mục sau (xem mục II.3).
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục (nếu cần)
4. Yêu cầu về phương pháp (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
Viết tiểu luận là tập nghiên cứu khoa học, tiểu luận có thể được coi là một công trình khoa học nho nhỏ. Do vậy cần phải xác định rõ phương pháp thực hiện tiểu luận bao gồm các phương pháp nghiên cứu của ngành học cùng với các phương pháp hỗ trợ khác, trong đó phương pháp sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản.
5. Các bước viết tiểu luận
Sau khi xác định được các yêu cầu của tiểu luận, cần phải phân chia việc thực hiện tiểu luận thành các công việc nhỏ hơn và đơn giản hơn, định rõ thứ tự thực hiện các công việc đó, thời gian cần thiết cho từng công việc. Tức là phải xác định các bước thực hiện tiểu luận. Kết quả của việc này là một bản kế hoạch thực hiện tiểu luận được giáo viên hướng dẫn chấp thuận.
Phần này trình bày các bước chính để thực hiện một tiểu luận (*), bao gồm các bước:
- Xác định đề tài
- Tập hợp thông tin
- Lập đề cương
- Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu
- Hoàn thiện tiểu luận
(*) Tất nhiên, tùy theo môn học và đề tài mà có thể phải có thêm bớt các bước.
5.1. Xác định đề tài (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
Trước tiên cần tìm kiếm và lựa chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài có thể do người hướng dẫn nêu ra nhưng cũng có khi sinh viên phải tự tìm kiếm. Có thể tìm kiếm đề tài trong chương trình học hoặc trong thực tiễn liên quan tới ngành hoặc môn học.
Cần phải xác định rõ phạm vi nghiên cứu của đề tài như giới hạn về nội dung, về mức độ nghiên cứu, đối với một số ngành còn phải giới hạn về thời gian, không gian của sự kiện, điều kiện thực hiện…. Vì thời gian làm tiểu luận có hạn nên cần chọn những đề tài vừa sức và phải đưa ra những giới hạn phù hợp, đừng nên chọn những đề tài quá khó, quá rộng.
Khi trình bày với giáo viên hướng dẫn, cần phải nói rõ nội dung đề tài, lý do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là tên đề tài (tên đề tài ngắn gọn, chính xác với nội dung và giới hạn của đề tài).
5.2. Tập hợp thông tin
Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu của tiểu luận, cần phải tập hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, ví dụ như: (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
– Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa học… được lưu trữ trong các thư viện hoặc trên Internet.
– Các kết quả có được từ các thí nghiệm, thực nghiệm, thực địa, thực tập, điều tra,…v.v
– Kết quả của việc tập hợp thông tin là một bản danh mục các tài liệu tham khảo, trong đó các tài liệu được sắp thứ tự theo tên tác giả hoặc tên tài liệu…
5.3. Lập đề cương
Đề cương là cái khung của tiểu luận. Đề cương là các nét chính về phương cách giải quyết vấn đề nghiên cứu được nêu ra. Ở bước này, cần nêu ra được nội dung tiểu luận sẽ gồm bao nhiêu phần, chương, mục; cách bố trí ra sao, nội dung chủ yếu của mỗi mục là gì. Tất nhiên đây chỉ là những dự kiến, sau này có thể còn thay đổi.
Nói chung, nội dung tiểu luận gồm các phần chính sau: (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
– Phần mở đầu : Trong phần này cần nêu rõ nội dung đề tài nghiên cứu, lý do và mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
– Phần thân : Phần này bao gồm nhiều phần nhỏ (chương) I, II, III…. Đây là nội dung chủ yếu của tiểu luận, thuộc chuyên môn ngành học. Mỗi phần nhỏ có thể gồm nhiều mục, thể hiện quá trình giải quyết vấn đề nêu trong đề tài, các kết quả trong quá trình nghiên cứu, các nhận định, đánh giá… Phần này có thể được viết nhiều lần, sửa chữa, bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu. Đây là phần chủ yếu thể hiện công sức và trình độ nghiên cứu của người thực hiện tiểu luận.
– Phần kết luận : Trong phần này cần tóm tắt quá trình giải quyết vấn đề các kết quả nghiên cứu. Nêu lên được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, Nêu ra những vấn đề chưa giải quyết được và hướng phát triển của đề tài.
5.4. Giải quyết nội dung nghiên cứu (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
Đây là bước chiếm nhiều công sức nhất trong quá trình làm tiểu luận. Người thực hiện tiểu luận cần phải tiến hành:
- Nghiên cứu
- Làm thí nghiệm
- Thực nghiệm
- Điều tra
- Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá, … cho từng mục trong tiểu luận. Sau đó viết những kết quả nghiên cứu của mình vào tiểu luận.
Trước hết nên viết dưới dạng bản thảo tất cả những thông tin, những kết quả có được, những ý tưởng đã có cho đề tài cho dù còn lộn xộn, chưa chắc chắn. Trong các bước tiếp theo sẽ sửa chữa, sàng lọc, sắp xếp, hoàn chỉnh lại.
5.5. Hoàn thiện cấu trúc bài tiểu luận
Sau khi đã viết được hầu hết nội dung tiểu luận, cần phải đọc lại và hoàn thiện tiểu luận. Chính trong phần này, việc soạn thảo tiểu luận bằng máy tính sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Với máy tính, ta có thể thêm, bớt, xóa, sửa văn bản tiểu luận một cách hết sức tự do, có thể chèn các hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ, công thức, … rất tiện lợi.
Trong bước này, cần phải: (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
– Điều chỉnh nội dung và bố cục tiểu luận cho phù hợp với quá trình và kết quả nghiên cứu, đồng thời khiến các phần được liên kết với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng. Lược bỏ những phần, những ý chưa thật chắc chắn hoặc quá lan man.
– Sửa chữa lỗi chính tả, câu văn và ý tứ sao cho tiểu luận được trình bày một cách chính xác, dễ hiểu và trong sáng.
– Chỉnh sửa nội dung và hình thức các bảng, biểu, hình ảnh…. Nhập Danh mục tài liệu tham khảo.
– Điều chỉnh định dạng các phần của văn bản tiểu luận như các tiêu đề, chú thích, tham chiếu, …. Tạo các phần cần thiết cho văn bản tiểu luận như : Trang bìa, Mục lục, Header/Footer,…
Xem Thêm ===> 100+ Danh Sách Đề Tài Tiểu Luận Triết Học Mẫu
6. Hướng dẫn cách làm bài tiểu luận môn học (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
Phần mở đầu
6.1. Lí do chọn
– Lí do lí luận: khái quát tính chất, tầm quan trọng của vấn đề (đối tượng) nghiên cứu trong đề tài;
– Lí do thực tiễn: khái quát những yếu kém, bất cập trong thực tiễn so với vị trí, yêu cầu nêu trên.
6.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là cơ sở để đề ra nhiệm vụ nghiên cứu, thường thể hiện 2 vấn đề cơ bản sau:
- Mô tả và phân tích thực trạng;
- Đề xuất biện pháp.
6.3. Đối tượng nghiên cứu (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
Là tiêu điểm mà đề tài cần tập trung giải quyết. Đối tượng nghiên cứu của một đề tài có thể là thực trạng, biện pháp, giải pháp, v.v.
6.4. Phạm vi nghiên cứu
Là sự xác định (khu biệt, giới hạn, cụ thể hoá) đối tượng nghiên cứu của đề tài. Sự xác định phạm vi nghiên cứu thường thể hiện ở các mặt: không gian – nội dung; thời gian.
6.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hoá những vấn đề lí luận liên quan tới đề tài;
– Mô tả thực trạng;
– Phân tích, đánh giá thực trạng;
– Đề xuất biện pháp, khuyến nghị.
6.6. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu là công cụ nghiên cứu khoa học trong thực hiện nhiệm vụ đề tài. Tổng kết quả của các phương pháp nghiên cứu khoa học phải đủ thực hiện tổng nhiệm vụ đề tài.
Mỗi phương pháp nghiên cứu nên phân tích thành: (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
- Mục đích của phương pháp: nhằm thực hiện nhiệm vụ gì của đề tài
- Đối tượng của phương pháp: được chứa đựng ở khách thể nghiên cứu của cơ sở nghiên cứu (cần phân biệt đối tượng của phương pháp nghiên cứu với đối tượng của đề tài)
- Nội dung phương pháp (kĩ thuật sử dụng phương pháp): nên đưa vào phụ lục (thường sử dụng cho phương pháp điều tra, phỏng vấn)
Phần thứ hai
– Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu:
* Mô tả, phân tích thực trạng vấn đề cần trình bày
* Đánh giá mối liên hệ, tác động của vấn đề nghiên cứu
– Đề xuất các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
Kết luận, kiến nghị
+ Tóm tắt vấn đề nghiên cứu
+ Đánh giá quá trình nghiên cứu
+ Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
7. Cấu trúc viết bài tiểu luận (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
Tùy thuộc vào tính chất và quy mô về nội dung của đề tài mà có thể phân chia thành các phần, chương, mục, tiểu mục. Thông thường một cấu trúc tiểu luận hoàn chỉnh chia làm 3 chương: chương 1 là chương lý thuyết chung, chương 2 là thực trạng và chương 3 là giải pháp.
7.1. Giới thiệu cách trình bày tiểu luận
(1 đoạn)
– Hướng người đọc vào chủ đề chung
– Nhận diện mục tiêu hoặc mục đích của bài tiểu luận
– Tóm tắt phạm vi, những điểm cần giải quyết trong phần thân/nội dung của bài luận
– Ý chính/ quan điểm chung
7.2. Phần thân/ Nội dung viết bài tiểu luận (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
(Có thể từ 6 – 8 đoạn trong một bài luận đơn giản)
Phần nội dung trong cấu trúc bài tiểu luận là nơi mà bạn sẽ phát triển bài viết của mình. Phần này diễn ra trong phạm vi nhiều đoạn văn và mỗi đoạn có sự liên kết trôi chảy với đoạn tiếp theo. Vì vậy việc sử dụng tốt những câu chủ đề ở đầu các đoạn và cấu trúc đoạn văn chính xác là quan trọng.
Câu đầu tiên của mỗi đoạn, thường được nhắc đến như là câu chủ đề, giới thiệu về đoạn văn bằng cách chỉ ra và tóm tắt những điểm chính trong đoạn văn. Những câu chủ đề thường bao gồm những tín hiệu chuyển đoạn nhằm giúp tạo ra sự chuyển đổi một cách trơn tru từ đoạn văn này sang đoạn kế tiếp. Câu đầu tiên này nên chuyển tải đến người đọc quan điểm mà bạn đang muốn làm rõ và đoạn văn này có liên hệ đến câu hỏi như thế nào. Thực chất, nếu người đọc lướt qua những câu chủ đề, họ nên biết được một phác họa tổng thể về toàn bộ bài luận. Bức phác họa này sẽ cho thấy sự tiến triển logic của những quan điểm mà bạn đang làm rõ. Sự thiếu vắng những câu chủ đề sẽ làm cho người đọc tự hỏi là bạn đang cố gắng diễn đạt điều gì và tại sao lại như vậy, cuối cùng sẽ làm cho người đọc cảm thấy hoang mang.
Việc cắm mốc chỉ đường không chỉ giới hạn đối với những câu chủ đề. Việc cắm mốc trong từng đoạn văn cũng sẽ giúp hỗ trợ người đọc.
Những đoạn văn hiệu quả sẽ có ba tính chất quan trọng:
– Tính thống nhất: Khi chúng tập trung vào một ý chính.
– Thể hiện sự phát triển: Diễn ra trong các ý tưởng được tỉ mỉ hóa trong một đoạn văn. Sự tỉ mỉ này thường bao gồm những bằng chứng mà bạn phải thu thập từ nghiên cứu của mình để hỗ trợ cho quan điểm mà bạn đang làm rõ trong đoạn văn.
– Tính chặt chẽ: Khi tất cả các thông tin trong đoạn văn có liên hệ và vươn tới những luận điểm mà bạn đang muốn làm rõ.
7.3. Kết luận (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
Trong phần này,bạn sẽ tổng hợp một cách ngắn gọn, cô động và khái quát nhất những nội dung đã được trình bày ở các chương trước đó.
Phần kết luận là một đoạn quan trọng trong tiểu luận của bạn. Nó thường là một đoạn và nên phản ánh lại những gì mà bạn đã nói là sẽ phân tích trong phần giới thiệu. Kết luận – Tóm tắt những gì bạn đã nói trong tiểu luận – Khẳng định lại ý chính của bạn.
Đừng giới thiệu thêm chủ đề hay ý mới. Hầu hết các sinh viên bắt đầu đoạn kết luận với một tín hiệu chuyển đoạn, chẳng hạn như “Kết luận lại” hay “Nói tóm lại”.
8. Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo Theo Qui Định Của Bộ Giáo Dục Đào Tạo
Trong bài viết, bất cứ dẫn chứng nào cũng phải kèm tên tác giả và thời điểm công bố (xuất bản). Nếu tác giả người nước ngoài chỉ cần liệt kê Họ. Nếu tài liệu chuyển ngữ sang tiếng Việt, cách dẫn chứng như trên. Nếu tác giả là người Việt và tài liệu tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài thì liệt kê đầy đủ như chính tác giả đã viết. Sau đây là vài thí dụ.
- Dẫn liệu của một tác giả (cách viết này áp dụng chung cho cách viết của đồng tác giả hoặc của nhiều tác giả)
- Theo Nair (1987), kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò quan trọng …
- Hoặc kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò quan trọng … (Nair, 1987).
- Theo Bùi Xuân An (1996), kỹ thuật túi khí sinh học đã giải quyết …. (trích tài liệu tiếng Việt)
- Kỹ thuật túi khí sinh học đã giải quyết … (B.X. An, 1997). (trích tài liệu tiếng nước ngoài)
- Vào năm 1989, Mercado đã báo cáo rằng…
Lưu ý rằng các dấu vòng đơn ( ) đặt sát với Năm công bố và cách một ký tự rỗng với từ phía trước, dấu phẩy (,) sát với cụm từ phía trước. Đây cũng là qui luật chung cho việc ngắt câu trong lúc đánh máy. Cách viết sau đây là cách viết sai:
- Theo Nair (1987) , kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò quan trọng …
- Kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò quan trọng … (Nair, 1987 )
- Dẫn liệu của đồng tác giả thì phải liệt kê đủ hai tác giả, nối với nhau bằng liên từ và. Thí dụ: East và West (1972) đã phát triển một kỹ thuật có giá trị. Không được phép dùng dấu & thay cho từ và trong bài viết.
- Dẫn liệu nhiều hơn hai tác giả, chỉ cần nêu tên tác giả thứ nhất và ctv, năm
…. giúp duy trì lượng hữu cơ và độ phì trong đất (Kang và ctv, 1984).
- Dẫn liệu từ hai tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau, phải liệt kê đủ các tác giả và phân biệt nhau bằng dấu chấm phẩy (;). Thí dụ:
Có nhiều loại mô hình thủy lợi đã được phát triển trong các hệ thống canh tác khác nhau (Mahbub và ctv, 1975; Kraazt, 1975).
- Nếu dẫn liệu không tìm được tài liệu gốc mà ghi nhận nhờ một tài liệu khác của tác giả khác (hạn chế tối đa hình thức này).
Briskey (1963) cho rằng …… (trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Tuân, 1996).
Tài liệu tham khảo và sách trích dẫn (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
Tài liệu tham khảo phải bao gồm tất cả các tác giả với công trình có liên quan đã được trích dẫn trong luận văn. Các chi tiết phải được ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác để độc giả quan tâm có thể tìm được tài liệu đó.
- Sắp xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng; khối tiếng Việt sắp xếp trước. Nếu tài liệu của tác giả người nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì sắp vào khối tài liệu tiếng Việt. Tác giả là người Việt nhưng tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì liệt kê tài liệu trong khối tiếng nước ngoài.
- Mỗi tài liệu tham khảo và các chi tiết liên quan được trình bày trong một cụm từ, dãn dòng đơn (dãn dòng 1). Giữa hai tài liệu cách nhau một dòng trắng. Tên tác giả theo sau số thứ tự nhưng dòng dưới sẽ thụt vào một TAB (1,27 cm). Ghi tất cả tác giả của tài liệu trích dẫn, dùng liên từ và để nối giữa tác giả cuối cùng với tác giả áp chót.
- Số thứ tự được ghi liên tục giữa các tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
- Tác giả người Việt và tài liệu tiếng Việt: ghi đầy đủ Họ, Họ đệm và Tên, và thứ tự theo Tên. Tài liệu tiếng nước ngoài ghi đầy đủ Họ (không có dấu phẩy theo sau), tiếp theo ghi chữ viết tắt của họ đệm (có dấu chấm) và tên (dấu chấm và dấu phẩy liền sau đó). Tài liệu tiếng nước ngoài đượïc chuyển ngữ sang tiếng Việt thì đưa vào khối tiếng Việt, thứ tự tác giả theo Họ của tác giả nước ngoài. Ngược lại, tác giả người Việt mà tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài thì thứ tự của tác giả chính là HỌ, và ghi tác giả y như cách viết của tác giả.
Sau đây là cách trình bày tài liệu tham khảo
- Bài báo đăng trên tạp chí khoa học (ghi đầy đủ tên tác giả, năm xuất bản, tên bài báo, tên tạp chí, Volume, Số Tạp chí, và số trang có bài báo). (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
Matthews R.B., and Hunt L.A., 1994. A model describing the growth of cassava
(Manihot esculenta L. Crantz). Field Crops Research 36 (4): 69-84.
Tên tạp chí (in nghiêng) Volume (Số tạp chí):Trang được tham khảo
El-Hassanin A.S., Labib T.M., and Gaber I.E., 1993. Effect of vegetation Cover and slop on runoff and soil losses from the watershed of Burundi. Agriculture,
Ecosystems and Environment 43: 301-308.
- Sách (phải ghi rõ tên tác giả, người biên tập (nếu có), thời điểm xuất bản, tựa sách đầy đủ (kể cả tựa con, nếu có), volume (nếu có), lần tái bản (nếu có), nhà xuất bản và nơi xuất bản (thành phố, quốc gia) và số trang đã tham khảo hoặc số trang của cuốn sách nếu tham khảo toàn bộ), tên sách được in nghiêng.
Falconer D.S., 1989. Introduction to quantitative genetics. 3rd edition, Longman Scientific & Technical, New York , USA, 437 pages.
Mai Đình Yên, Vũ Trung Trạng, Bùi Lai và Trần Mai Thiêm, 1979. Ngư loại học.
Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà nội, 300 trang.
- Một chương trong một quyển sách (ghi rõ tên (các) tác giả của chương đó, tên chương được tham khảo, tên sách (in nghiêng), tên tác giả của quyển sách ấy, nhà xuất bản và nơi xuất bản, số trang được tham khảo).
Hemsworth P.H., 1990. Mating management. In Pig Production in Australia (Eds.
J.A.A. Gardner, A.C. Dunkin and L.C. Lloyd). Butterworth, London, England, pp. 245-257.
- Tập san Báo cáo Hội nghị Khoa học (ghi rõ tác giả và tên bài báo cáo, tên tác giả hiệu đính, tựa (in nghiêng), ngày và địa điểm hội nghị, tên nhà xuất bản). (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
Svánchez M.D., 1998. Feed, animal waste and nutrient balances. In Proceedings of the
Regional Workshop on Area-Wide Integration of Crop-Livestock Activities, Bangkok, Thailand, 18-20 June 1998. (Eds. Y.W. Ho & Y.K. Chan). FAO/RAP, Thailand, pp. 47-53.
Luận văn tốt nghiệp, Luận văn Thạc sĩ, Phó Tiến sĩ, Tiến sĩ
Adhiri P.H., 1990. Physio-morphological responses of upland rice to shade. MSc. thesis, University of the Philippines Los Banos, Philippines.
Trần Huyền Công, 1994. Một số đặc điểm sinh học của cá lóc bông (Channa micropeltes). Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Thủy sản, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Sách dịch
Molxki N.T., 1979. Hoá sinh thịt gia súc (Đặng Đức Dũng dịch). Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà nội, Việt nam, 247 trang.
Tác giả là các Hiệp hội hoặc Tổ chức
American Society of Agronomy, 1988. Publications handbook and style manual.
American Society of Agronomy, Madison, WI., 500pages.
Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet (ghi rõ tên tác giả, tựa đề, cơ quan (nếu có), tháng, năm, nơi đã tiếp cận và đường dẫn khi truy xuất)
Anklesaria F., McCahill M., Linder P., Johnson D., Torrey D., and Alberti B., “The
Internet Gopher Protocol (a distributed document search and retrieval protocol)”, RFC 1436, University of Minnesota, March 1993.
<URL:ftp:/ ds.internic. net/ rfc/ rfc1436.txt;type=a>
Berners-Lee T., “Hypertext Transfer Protocol (HTTP)”, CERN, November 1993.
<URL:ftp:/info.cern.ch/pub/www/doc/http-spec.txt.Z>
9. Tham khảo mẫu lời cảm ơn tiểu luận hay
Mẫu tiểu luận 1
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “…”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường …….. để hoàn thành bài luận này. Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, Khoa … – Trường……………. các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến………… – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành tốt bài luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn: – Lãnh đạo, chuyên viên Phòng ….; – Cán bộ quản lý cùng giáo viên các trường … – Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và bạn bè.
Mẫu 2 (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
Em xin chân thành cảm ơn ……………………… đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian viết bài tiểu luận, tạo cho em những tiền đề, những kiến thức để tiếp cận vấn đề, phân tích giải quyết vấn đề. Nhờ đó mà em hoàn thành bài luận của mình được tốt hơn. Em cũng xin cảm ơn bạn bè, anh chị đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, tạo cho em hiểu thêm về những kiến thức thực tế.
Những kiến thức mà em được học hỏi là hành trang ban đầu cho quá trình làm việc của em sau này. Em xin gửi tới mọi người lời chúc thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
Mẫu 3
Bài luận được hoàn thành tại Trường Đại học …. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài luận tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, vì vậy tôi muốn viết lời cảm ơn này đến:
– Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy … đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
– Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa …, Trường …, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học cao học vừa qua.
– Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn học viên … đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm bài luận.
Mẫu 4 (Hướng Dẫn Viết Tiểu Luận Môn Học)
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “…”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường …….. để hoàn thành bài luận này. Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, phòng …, Khoa … – Trường ,,,,,,,,,,,,,, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã vận dụng tất cả kiến thức đã được học tập và kinh nghiệm thực tế từ bản thân đê hoàn thành đề tài này, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo.
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: lamluanvan24h@gmail.com