Việc bạn có thể đạt sub-30 bằng phương pháp dành cho người mới chơi (Layer-by-layer 7 bước) là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên mình không khuyến khích “try hard” theo cách này vì bạn có thể dễ dàng tìm được cách xoay Rubik nhanh hơn nhờ vào những phương pháp nâng cao hơn. Hãy theo dõi công thức xoay rubik 3×3 cập nhập mới nhất với daiquansu.mobi.
Bạn đang xem: Hướng dẫn chi tiết cách giải rubik 3×3 bằng cfop
Video công thức xoay rubik 3×3
Một trong số đó có thể kể đến là CFOP: viết tắt chữ cái đầu tiên của Cross, F2L, OLL và PLL (bài viết này cũng sẽ chỉ nói về CFOP mà thôi).
Leo Borromeo – thần đồng Philippine sử dụng công thức xoay rubik 3×3 nâng cao CFOP
1. Những yếu tố cơ bản
a) Cross (tạo dấu cộng)
Thông thường những người mới chơi hay có thói quen giải dấu thập trắng ở mặt trên cùng. Tuy nhiên bạn sẽ phải lật ngược khối Rubik lại để chuyển dấu thập xuống mặt đáy trước khi thực hiện bước tiếp theo. Điều này nghe có vẻ không to tát, nhưng khi bạn càng trở nên nhanh hơn thì bước lật cube này sẽ tốn kha khá thời gian của bạn đấy.
Bạn nên nhanh chóng nhận diện vị trí và hình dung mối quan hệ của các viên cạnh dấu thập.
b) F2L tự nghiệm
F2L tự nghiệm có số bước ít hơn nhiều so với phương pháp của người mới chơi. Ý tưởng là bạn giải viên góc + viên cạnh cùng một lúc, bằng cách ghép chúng trên tầng ba rồi đưa về đúng khe của nó.
Đây là cách giải thích đơn giản nhất cho F2L không dùng thuật toán hay còn gọi là F2L tự nghiệm. Nhưng mình khuyên bạn vẫn nên tìm hiểu kĩ hơn về nó thông qua các bài viết chuyên sâu khác.
c) 2-look OLL
Quá trình này yêu cầu bạn phải ghi nhớ 7 thuật toán và sử dụng hai trong số chúng. Một thuật toán là để tạo dấu thập vàng ở mặt trên cùng, trong khi thuật toán còn lại dùng để hướng mặt màu vàng của tất cả các viên góc lên trên.
d) 2-look PLL
Sau khi tạo mặt vàng xong, bạn sẽ sử dụng 2-look PLL. Có tất cả 7 thuật toán mà bạn sẽ phải ghi nhớ. Tương tự bạn cũng sẽ phải sử dụng hai trong số chúng. Một thuật toán là để giải các viên góc, và thuật toán còn lại để giải các viên cạnh.
Để đạt được sub-30, đây là bảng chia thời gian cho mỗi quá trình mà bạn có thể tham khảo:
Cross trong khoảng 4s. F2L là 16s. 2-look OLL và PLL với thời gian tổng cộng là 10s.
Cross trong khoảng 4s. F2L là 16s. 2-look OLL và PLL với thời gian tổng cộng là 10s.
Đương nhiên là con số này sẽ thay đổi tuỳ theo từng cá nhân, nhưng bạn cũng nên tham khảo để biết xem những điểm mạnh của mình là gì để phát huy, cũng như như biết những điểm chưa được để cố gắng cải thiện.
Phần lớn mọi người sẽ gặp khó khăn với Cross và F2L vì hai quá trình này không cố định theo trường hợp để giải. Nhưng dù có khó khăn như nào đi nữa thì đây cũng là những thứ căn bản nhất mà bạn sẽ phải học nếu như muốn giảm thời gian xuống sub-30, thậm chí là sub-20 và sub-15.
Mình hoàn toàn có thể chỉ sử dụng CFOP mà vẫn đạt được sub-11, nhưng nếu nói như vậy cũng có phần chưa đủ. Thực tế CFOP chỉ có thể đưa ra các bước xoay mà bạn sẽ phải làm, chứ không hề đề cập tới bạn phải làm chúng ra sao và yêu cầu kĩ thuật như nào. Chính vì thế mà mình gọi đây là “Những điều căn bản”, vì bạn sẽ cần phải biết nhiều thứ hơn nữa để sử dụng chúng hiệu quả hơn.
2. Giải “không cần não”
Về mặt sinh học thì đúng là ngón tay bạn không thể cử động nếu không có não điều khiển. Ý của mình ở đây đó là bạn có thể giải mà không cần phải suy nghĩ. Chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc nếu không suy nghĩ thì sao thực hiện những thứ phức tạp như F2L hay các thuật toán liên quan đến tầng cuối cùng. Câu trả lời là sẽ phải luyện tập thật nhiều.
Quá trình lặp đi lặp lại không chỉ giúp cải thiện tốc độ, mà còn giúp bạn ghi nhớ và sử dụng nó trong khi không cần suy nghĩ gì mấy, gần như là vô thức. Việc tập trung suy nghĩ chậm hơn rất nhiều so với trí nhớ cơ tay. Và để tạo được trí nhớ cơ như vậy bạn sẽ phải thực hiện rất, rất nhiều lần.
Lấy ví dụ đơn giản là các trường hợp F2L, bạn cần phải khớp cặp góc-cạnh ở tầng ba rồi dùng một trong bốn thuật toán cơ bản để đưa chúng về đúng vị trí. Nghe thì có vẻ rất nhiều bước và yêu cầu phải “động não”, nhưng khi đã quen tay thì bạn hoàn toàn có thể làm tuần tự các bước một cách trơn tru. Ngay lúc bạn nhìn thấy màu của hai viên trùng nhau ở mặt trên cùng, bạn có thể triển khai luôn thuật toán mà chẳng cần nghĩ xem các bước đó là gì.
Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp khác nhau mà bạn cần thuộc. Vậy nên để ghi nhớ được hết bạn sẽ phải luyện tập cực kì nhiều. Có một trick để ép trí nhớ cơ phải hoạt động, đó là ép bản thân không được suy nghĩ về các bước. Như mình đã nói ở trên, trí nhớ cơ nhanh hơn rất nhiều so với suy nghĩ của não bộ. Nên nếu thực hiện thật nhanh các bước, bạn sẽ ép cơ bắp phải ghi nhớ và dừng quá trình suy nghĩ của não bộ.
Tuy nhiên cũng sẽ có một số bạn thắc mắc rằng điều này sẽ mâu thuẫn với look ahead. Thực chất look ahead là việc bạn suy nghĩ mình sẽ phải làm gì với trường hợp tiếp theo trong lúc giải một trường hợp khác. Ví dụ như khi mình giải cặp F2L (đỏ-xanh lá) thì mình sẽ không nhìn vào cặp này mà sẽ đảo mắt để đi tìm cặp khác. Để ngay sau khi xong (đỏ-xanh lá), mình có thể tiến hành giải trường hợp tiếp theo luôn.
Xem thêm: Mua Bán Cục Máy Dream Mới – Cục Máy Dream Giá Bao Nhiêu
Trình Look Ahead thượng thừa phải kể đến Feliks Zemdegs
Và bỗng dưng cả quá trình F2L này sẽ trở nên giống như một luồng chảy các bước liên tục và mượt mà. Nhưng thực ra điều này hơi nâng cao một chút. Sự phức tạp không đến từ bản thân các bước trong F2L không thuật toán, mà đến từ cách bạn suy nghĩ. Chính vì thế đây không phải là một cách tốt dành cho những bạn mới bắt đầu.
Việc bạn suy nghĩ về một thứ trong khi đang làm thứ khác rõ ràng là cần phải suy nghĩ. Trong khi mục tiêu đang là tạo trí nhớ cơ, tức là không “dùng não”. Vậy nên đừng phức tạp mọi thứ, hãy cứ theo đuổi mục tiêu hiện tại bằng cách thực hiện thật nhanh dãy công thức. Chỉ khi nào có trí nhớ cơ tốt cho hầu hết các trường hợp F2L thì bạn mới nên nghĩ tới luyện tập look ahead.
Bản thân mình mới đầu tập phương pháp cho người mới chơi quá lâu nên đã kết hợp cả look-ahead trong phương pháp đó. Nhưng khi chuyển qua phương pháp này để đạt sub-30, mình đã dừng ngay việc look-ahead vì nó quá khó cho người mới tập. Chỉ khi đạt đến sub-20 trở xuống mình mới thấy việc look-ahead thực sự hữu ích trở lại.
3. Kĩ thuật finger trick tốt công thức xoay rubik 3×3 nâng cao nhanh nhất
Có một vài finger trick khá cơ bản như R/L sử dụng xoay cổ tay hay U/D dùng các ngón trỏ và áp út. Hoặc bạn cũng có thể F bằng ngón cái hoặc ngón trỏ của mình tuỳ thuộc vào thế tay lúc bạn thực hiện.
Nhưng cũng có những finger trick nâng cao hơn một chút mà bạn cũng nên học thời gian này như: flick ngược ngón trỏ hoặc áp út để U/D trong một vài tình huống nhất định, flick liên tục hai ngón trỏ và giữa để thực hiện U2. Chúng hầu như ít khi sử dụng và chỉ dùng trong một vài tình huống nhưng sẽ làm giảm thời gian đáng kể.
Finger Trick U2 – cách xoay Rubik nhanh hơn
Ví dụ như trong các thuật toán OLL và PLL chẳng hạn. Bạn cũng nên nhớ rằng không thuật toán nào cũng phù hợp với bạn đâu nhé. Với một trường hợp, bạn nên thử nghiệm nhiều dãy thuật toán khác nhau để xem cái gì phù hợp với mình nhất, miễn sao bạn thực hiện đúng kĩ thuật và finger trick đó không yêu cầu regrip (thả tay ra và cầm lại) cũng như rotate (đảo chiều cube) quá nhiều.
Còn nếu như khối Rubik của bạn có chất lượng quá tệ, bạn có thể cân nhắc “lên đời” một chiếc mới tốt hơn. Những chiếc cube có chất lượng tốt để tập luyện giờ cũng đã có những mức giá hết sức phải chăng, thậm chí là cực kì rẻ và đều được bán online.
4. Tập lên kế hoạch giải dấu thập ngay từ bước Inspection
Inspection được hiểu là nhìn khối Rubik trước khi giải, thời gian inspection tiêu chuẩn trong các cuộc thi là 15s.
Ngay từ lúc Inspection, bạn nên quan sát và đưa ra phương án giải càng nhiều các viên cạnh dấu thập càng tốt. Vì sao mình lại nói là càng nhiều càng tốt mà không phải là tất cả. Bởi trong một số trường hợp như ảnh dưới đây, bạn sẽ khó có thể hình dung ngay lập tức mọi thứ. Gần như tất cả các viên cạnh như đang được gắn sai vị trí.
Với trường hợp khó như này, bạn hoàn toàn có thể dừng lại việc lên kế hoạch ở hai viên này thôi cũng không sao cả. Quả thực với phần lớn người chơi bình thường, nhất là với những bạn mới tập, 15s là không đủ để lên kế hoạch được hết mọi thứ. Bản thân mình khi luyện tập cũng dành ra trên 30s, lí do là mình muốn thực sự luyện kĩ năng hình dung các bước thật tốt.
Bạn không nên liên tục ép bản thân phải chạm đến đúng con số 15s là dừng bởi điều đó không giúp bạn tiến bộ được hơn. Hãy cứ dành ra nhiều hơn 15s, nhưng thật chất lượng để luyện tập tốt hơn nhé.
5. Tạo những thói quen tốt từ những ví dụ mẫu cách giải rubik 3×3 nâng cao – f2l
Việc học hỏi từ những người chơi tốt hơn là rất quan trọng. Mỗi người sẽ có những cách khác nhau để thực hiện cùng một công việc, nhưng sẽ có những cách xoay Rubik nhanh và hiệu quả hơn. Mình chỉ đạt trung bình khoảng 8-9s, nhưng có nhiều người đạt con số chỉ 5-6s. Rõ ràng là họ phải có những bí quyết, kĩ thuật,.v…v tốt hơn mình và đáng cho mình phải học hỏi.
Khi tham khảo những ví dụ mẫu từ trên mạng, bạn có thể lựa chọn học cho mình những finger trick tốt hơn, cách ghép cặp một số trường hợp F2L hiệu quả hơn, tạo dấu thập sao cho phù hợp với một số tình huống, hay cả những trick cơ bản trong F2L như làm sao để dùng cả hai tay, tránh rotate và regrip chiếc cube, cách đưa cặp viên vào mặt trước và mặt sau,…
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ trên kênh Youtube của Feliks Zemdegs, J-perm,…
Phần lớn kinh nghiệm F2L của mình đều đến từ các video kiểu: “được đấy, hay là mình thử áp dụng xem sao”. Tuy nhiên bạn nên tránh việc xem quá nhiều rồi học tất cả cùng một lúc. Thay vào đó chỉ nên học nhiều nhất là hai thứ tại cùng một thời điểm mà thôi. Như vậy bạn sẽ không cảm thấy quá khó khăn và nhanh nản, cũng như sẽ giảm thiểu tình trạng “học trước quên sau”.
Kết luận – 5 cách xoay Rubik nhanh và công thức rubik 3×3 nâng cao
Đúng là muốn giỏi thì phải học, nhưng học xong mà không luyện tập thì cũng chẳng thu được kết quả. Điều này nghĩa là nếu bạn muốn nhanh hơn, bạn không phải chỉ có học, mà phải luôn luyện tập, thậm chí luyện tập nhiều hơn cả học. Giống như bạn học cách sử dụng một công cụ nào đó. Nếu như chỉ học mà không thực hành thì bạn sẽ chỉ có lý thuyết mà không thể sử dụng công cụ đó thành thạo và quen tay được. Hãy luyện tập thật nhiều để tạo ra trí nhớ cơ, như mình đã trình bày ở phần trước, và tiến trình của bạn sẽ cải thiện dần dần theo thời gian.
Trên đây là “5 cách xoay Rubik nhanh để đạt Sub-30 với 3×3“, hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn Cubing vui vẻ.