Hướng Dẫn Cách Làm Nước Cốt Dừa Thơm Ngon – Sánh Ngậy

Nước cốt dừa là một nguyên liệu được sử dụng để ăn kèm cùng bánh, chè hay dùng để nấu ăn đều rất ngon. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn mua loại nước cốt dừa nào thì sao không thử bắt tay vào làm nước cốt dừa ngay tại nhà với những bước cô cùng đơn giản lại không tốn quá tốn kém. Hãy cùng Vimi tìm hiểu về cách làm nước cốt dừa qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cách chọn dừa để làm nước cốt dừa thơm ngon

Cách Làm Nước Cốt Dừa

  • Dừa nên chọn dừa khô và hơi già, cùi của dừa già thường dày và khô, vỏ sát cùi có màu nâu sẫm và cứng, ở ngoài nổi nhiều múi.
  • Khi cầm quả dừa lên thấy nặng tay, lắc nhẹ bên trong nghe được tiếng nước.
  • Nên chọn dừa có cùi trắng và sáng màu vì nó còn tươi, nêu thâm hay ngả màu là cùi dừa đã để bên ngoài lâu.
  • Nếu chọn dừa còn vỏ bên ngoài thì có thể chọn quả to, vò màu nâu chưa lên mộng, vỏ không còn xanh nữa để thu được nhiều nước cốt dừa hơn.

2. Chỉ bạn 2 cách làm nước cốt dừa chắc chắn thành công

Cách làm nước cốt dừa từ dừa tươi

Chuẩn bị nguyên liệu

Cách Làm Nước Cốt Dừa

  • Dừa khô: 2 quả hoặc 1kg cùi dừa già.
  • Bột năng: 50gr
  • Muối: 10gr
  • Nước sôi để nguội: 600ml
  • Máy xay, dao, rây lọc

Sơ chế nguyên liệu

Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể mua sẵn cùi dừa đã được sơ chế sẵn ở ngoài chợ. Tuy nhiên nếu được thì bạn nên mua dừa về tự sơ chế sẽ đảm bảo sạch sẽ và tươi ngon hơn.

Cách Làm Nước Cốt Dừa

  • Có thể hãy đeo găng tay dày để tránh thương tích khi chặt dừa.
  • Đầu tiên lột hết lớp xơ dừa bên ngoài ra, nhìn trên đầu quả dừa sẽ thấy khoảng 2-3 mắt lỗ, lấy mũi dao hoặc vật nhọn bất kì chọc vào mắt dừa,
  • Úp ngược quả dừa xuống để nước dừa chảy hết ra.
  • Dùng dao lớn chặt đôi quả dừa rồi cạy bỏ lớp vỏ cứng, lấy phần cùi dừa màu trắng bên trong. (Có thể đem dừa hơ trên lửa hoặc cho vào lò vi sóng nướng khoảng 10 phút để công đoạn tách vỏ dễ dàng hơn).
  • Sau khi đã tách được cùi ra, tiến hành cạo bỏ hết lớp vỏ màng nâu để nước cốt dừa khi ra thành phẩm không bị chát và có màu đẹp hơn. Đem cùi dừa rửa sạch, để ráo nước.

Tiến hành chế biến

Cách Làm Nước Cốt Dừa

Đun nóng 600ml nước cùng phần nước dừa tươi vừa được lấy ra.

Cắt nhỏ cơm dừa thành từng miếng nhỏ hoặc có thể dùng dụng cụ nạo nhỏ cơm dừa để hỗ trợ cho việc xay (dừa càng nhỏ càng vắt được nhiều nước)

Sau khi đã cắt nhỏ cùi dừa xong, bạn cho vào máy xay cùng phần nước dừa vừa đun, xay nhuyễn.

Khi xay xong, dùng rây hoặc vải màn sạch lọc để thu lấy nước cốt, loại bỏ xác dừa.

Cho nước cốt dừa vào nồi rồi đun trên lửa nhỏ đến khi sôi, bạn cho khoảng 10gr muối cùng với bột năng đã hòa tan cùng nước nguội vào nồi, khuấy đều rồi tắt bếp là hoàn thành.

Cách làm nước cốt dừa từ dừa hộp/dừa lon

Chuẩn bị nguyên liệu

Cách Làm Nước Cốt Dừa

  • Nước cốt dừa: 1 lon
  • Bột năng: 2 muỗng canh
  • Muối: khoảng 3/4 muỗng cà phê hoặc ít hơn
  • Đường: 4 muỗng cà phê

Tiến hành chế biến

Cách Làm Nước Cốt Dừa

Bước 1: Nước cốt dừa mua sẵn trong lon ở siêu thị, chỉ cần mở nắp, đổ nước cốt dừa vào nồi, đun sôi ở lửa nhỏ.

Bước 2: Bột năng đem hòa tan với một chén nước nhỏ, đổ từ từ vào nồi cốt dừa, khuấy đều nhẹ tay.

Bước 3: Sau đó cho thêm đường, muối  đã chuẩn bị vào khuấy đều, nấu tiếp cho đến khi sôi thì tắt bếp là hoàn thành.

3. Một số lưu ý khi trong quá trình làm nước cốt dừa

Cách Làm Nước Cốt Dừa

  • Khi nấu nước cốt dừa phải khuấy đều, nhẹ tay và liên tục.
  • Nấu nước cốt dừa đến khi sánh vừa, không nên quá đặc. Vì sau khi để nguội, nước cốt sẽ đặc hơn lúc nấu trên bếp.
  • Nếu dùng cốt dừa làm bánh, cần cho lượng đường, muối và bột nhiều hơn để nước cốt sánh hơn so với khi dùng nấu chè.
  • Không nấu đến khi sôi già vì nước cốt sẽ chuyển hóa thành dầu dừa, mất đi mùi thơm, béo đặc trưng và dễ bị tách nước sau khi nấu.
  • Khi nồi nước cốt gần đạt, có thể cho thêm lá dứa tùy sở thích để tạo mùi thơm.

4. Tip bảo quản nước cốt dừa được lâu hơn

Cách Làm Nước Cốt Dừa

  • Do chứa lượng chất béo cao, nước cốt dừa để ngoài nhiệt độ phòng rất nhanh hỏng. Bạn nên để vào lọ hoặc hộp thủy tinh kín và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để dùng dần trong khoảng 2 – 3 tuần.
  • Nên chia nhỏ nước cốt dừa ra làm nhiều phần, dùng bao nhiêu lấy bấy nhiêu để tránh ảnh hưởng tới những phần còn lại.
  • Nếu bạn lấy ra mà dùng không hết thì nên nhanh chóng cất lại, tránh để nước cốt dừa ở ngoài nhiệt độ phòng quá lâu rồi mới cất vào tủ lạnh.

5. Gợi ý một số món ăn kèm nước cốt dừa cực ngon

Khoai mì nước cốt dừa

Cách Làm Nước Cốt Dừa

Tôm rim nước cốt dừa

Cách Làm Nước Cốt Dừa

Cà ri gà nước cốt dừa

Cách Làm Nước Cốt Dừa

Bánh bò nước cốt dừa

Cách Làm Nước Cốt Dừa

Xôi xoài nước cốt dừa

Cách Làm Nước Cốt Dừa

Cà phê cốt dừa

Cách Làm Nước Cốt Dừa

Hy vọng với những hướng dẫn về cách làm nước cốt dừa mà Vimi mang tới sẽ giúp bạn đọc thực hiện được món ăn này tại nhà. Chúc bạn đọc sẽ thành công với món nước cốt dừa thơm ngon, đơn giản!

Vimi là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm van công nghiệp (van bướm, van cổng, van giảm áp…), các sản phẩm thiết bị đo (đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ…), phụ kiện inox (mặt bích inox, tê inox, lơ thu inox…), chúng tôi không chỉ chia sẻ các kiến thức chủ đạo về sản phẩm và dịch vụ mà bên cạnh đó cũng có cả các kiến thức mở rộng, quý bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại Blog Vimi.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *