Để bắt đầu chạy quảng cáo Facebook hiệu quả bạn sẽ cần chuẩn bị vài thứ
- Thẻ thanh toán quốc tế
- Tài khoản quảng cáo Facebook cá nhân hoặc doanh nghiệp
- Kỹ thuật thiết lập các loại chiến dịch quảng cáo Facebook
- Nắm bắt cách tối ưu chi phí quảng cáo giá rẻ
- Kỹ năng bán hàng & tư duy quảng cáo hiệu quả
- Kỹ năng viết kịch bản & nội dung quảng cáo thuyết phục
- Kỹ năng thiết kế hình ảnh và video quảng cáo trên Facebook
Nhiều bạn bắt đầu với quảng cáo Facebook với chỉ một vài video, hướng dẫn cơ bản trên mạng, và rồi đốt khá nhiều tiền vì thiếu kiến thức (mình đã từng như vậy)
Kinh nghiệm của mình là, với quảng cáo Facebook, khi đã bắt đầu, bạn phải làm đúng cách, và hạn chế tối đa việc mất tiền cho Facebook mà không thu được gì.
Nó là lý do mình đưa các kỹ năng vào hạng mục bạn cần phải chuẩn bị trước
Bạn xem video chi tiết phần này nhé
Với một người mới hoàn toàn, chưa chạy quảng cáo Facebook bao giờ,
… thì bạn sẽ cần đi qua những bước sau để bắt đầu chạy quảng cáo Facebook cho Fanpage của mình được
Bước 1: Tạo tài khoản quảng cáo cá nhân
Để chạy quảng cáo trên Facebook, bạn sẽ cần đến tài khoản quảng cáo. Đó là nơi bạn thiết lập tất cả các chiến dịch quảng cáo của mình.
Tài khoản quảng cáo Facebook có hai loại:
- Tài khoản quảng cáo cá nhân
- Và tài khoản quảng cáo doanh nghiệp
Tài khoản quảng cáo cá nhân thì Facebook cá nhân nào cũng có sẵn một tài khoản. Bạn chỉ cần truy câp vào và bắt đầu chạy quảng cáo thôi.
Còn tài khoản quảng cáo doanh nghiệp, nó phức tạp hơn một chút. Bạn sẽ cần phải tạo Facebook Business Manager (trình quản lý doanh nghiệp / hay còn gọi tắt là BM).
Để sử dụng được Facebook Business Manager, bạn cần phải xác minh doanh nghiệp cho nó.
Và để xác minh doanh nghiệp, bạn sẽ cần:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (giấy mở công ty chứ không phải hộ kinh doanh)
- Website doanh nghiệp
- Email doanh nghiệp
Nên để đơn giản, bạn cứ bắt đầu với tài khoản quảng cáo Facebook cá nhân.
Nhưng về lâu dài, mình khuyên, là bạn nên có Business Manager để chạy quảng cáo trên Facebook bền vững.
Xem chi tiết:
Cách tạo tài khoản quảng cáo Facebook cá nhân
Bước 2: Làm và thêm thẻ thanh toán vào tài khoản quảng cáo
Thẻ thanh toán, hay trong quảng cáo Facebook gọi là phương thức thanh toán.
Bạn có 3 phương thức thanh toán có thể sử dụng được
- Thẻ Visa Debit
- Thẻ Visa Credit
- Và ví điện tử
Facebook có thể từ chối thẻ thanh toán của bạn
Đây là điều bạn cần lưu ý trước khi làm thẻ. Không phải thẻ thanh toán quốc tế nào Facebook cũng chấp nhận.
Vì lịch sử chạy quảng cáo của những nhà quảng cáo ở Việt Nam có nhiều người chạy bùng tiền của Facebook.
Nghĩa là Facebook cho người ta chạy trước, trả tiền sau. Và có nhiều người chạy quảng cáo rồi mà không thanh toán tiền cho Facebook.
Nên một vài loại thẻ có liên đới tới các hoạt động này về sau này không được Facebook chấp nhận nữa.
Ví dụ thẻ ACB và Vietcombank có thể không được Facebook chấp nhận khi bạn sử dụng làm phương thức thanh toán.
Thẻ Visa Debit
Thẻ Visa Debit còn gọi là thẻ ghi nợ. Nó rất dễ làm, như một cái thẻ ATM thôi, nhưng có thêm chức năng thanh toán quốc tế như mua hàng nước ngoài, và có thể cà thẻ khi đi ăn uống, siêu thị.
Nó có đủ chức năng của một thẻ ATM như rút tiền, chuyển khoản.
Bạn chỉ cần cầm CMND / CCCD ra ngân hàng nhờ người ta làm cho mình thẻ Visa Debit là được liền. Thường thì cỡ 1 tuần sau bạn mới lấy thẻ được.
Bên cạnh thẻ Visa Debit, bạn cũng có thể làm thẻ MasterCard. Nó cũng có chức năng tương tự như thẻ Visa.
Ngân hàng mình đang dùng và rất ổn định là Techcombank và BIDV. Ngoài ra còn một số ngân hàng khác bạn có thể làm thẻ như: VPBank, Sacombank, …
Bạn tránh ACB và Vietcombank đi là được.
Vì hai ngân hàng này có vẻ như đã bi Facebook cho vào blacklist vì từng có nhiều người sử dụng loại thẻ này để chạy bùng quảng cáo (chạy quảng cáo mà không trả tiền).
Thẻ Visa Credit
Visa Credit là thẻ tín dụng. Nghĩa là bạn phải có một mức độ uy tín nhất định bạn mới làm được thẻ này.
Và thường bạn sẽ thấy các ngân hàng yêu cầu bạn phải chứng minh thu nhập, có sổ hộ khẩu mới cho bạn làm.
Cơ bản thì thẻ tín dụng là bạn được xài tiền trước, rồi trả sau.
Bạn có thẻ này thì tốt, Facebook cũng thích loại thẻ này. Còn không có thì cứ dùng thẻ Visa Debit là đơn giản nhất.
Ví điện tử
Facebook cũng chấp nhận để bạn sử dụng ví điện tử Momo làm phương thức thanh toán. Đăng ký tài khoản ví Momo cũng khá đơn giản.
Nhưng bạn lưu ý là, tài khoản quảng cáo sử dụng ví Momo sẽ trở thành tài khoản trả trước.
Nghĩa là bạn không được chạy trước trả tiền sau.
Tất nhiên là bạn không thể chạy quảng cáo Facebook với Facebook cá nhân của bạn được. Mà chỉ chạy được trên Fanpage.
Cách tạo Fanpage nó khá đơn giản.
Sau khi tạo Fanpage, bạn thêm thông tin cần thiết, một mặt để tối ưu chuẩn SEO cho Fanpage, mặt khác là để Fanpage trông chuyên nghiệp & đáng ti cậy
Xem chi tiết:
Cách tạo & tối ưu Fanpage
Quảng cáo Facebook cung cấp cho bạn nhiều loại mục tiêu chiến dịch. Bạn sẽ thường được nghe về chúng như:
- Quảng cáo tương tác
- Quảng cáo tin nhắn
- Quảng cáo chuyển đổi
- Quảng cáo tăng Like Fanpage
- …
Mỗi loại mục tiêu chiến dịch quảng cáo này có cách thiết lập riêng. Nói chung là na ná nhau cả.
Riêng quảng cáo chuyển đổi thì hơi phức tạp hơn các loại kia một chút.
Nếu bạn học cách chạy quảng cáo Facebook để bán hàng trên Fanpage, thì chiến dịch quảng cáo tin nhắn là thứ bạn cần học cách thiết lập đầu tiên.
Bên dưới, mình có video hướng dẫn cách thiết lập để chạy chiến dịch quảng cáo tin nhắn này A-Z.
Bước 5: Theo dõi & đo lường hiệu quả quảng cáo
Rất nhiều bạn mới học cách chạy quảng cáo Facebook, thường là sẽ không biết làm thế nào để tối ưu chi phí quảng cáo Facebook để nó hiệu quả.
Để tối ưu chi phí quảng cáo, việc cơ bản đầu tiên là bạn cần theo dõi & đô lường hiệu quả quảng cáo của bạn thông qua các chỉ số trong báo cáo quảng cáo.
Đây chính là báo cáo quảng cáo Facebook và các chỉ số để bạn theo dõi
Một vài chỉ số quan trọng mà bạn cần theo dõi:
- CPM
- CTR
- Số tin nhắn/chuyển đổi mới
- Chi phí mỗi tin nhắn/chuyển đổi
- Tần suất
- Xếp hạng chất lượng
- Xếp hạng tương tác
- Xếp hạng chuyển đổi
- …
Tối ưu chi phí quảng cáo là việc bạn dựa vào những chỉ số trong báo cáo quảng cáo để đánh giá và đưa ra điều chỉnh:
- CTR thấp vì sao? Cần điều chỉnh hình ảnh / content / target / …
- CPM cao quá vì sao? Cần điều chỉnh …
- Chi phí mỗi tin nhắn mới cao quá thì cần điều chỉnh …
Đây là việc bạn cần làm thường xuyên để đưa chi phí quảng cáo Facebook, chi phí bán hàng về mức thấp nhất có thể & tối đa được lợi nhuận.
Những bước trên là những bước cơ bản để bạn có thể bắt đầu chạy quảng cáo Facebook.
Tuy nhiên, để chạy quảng cáo Facebook hiệu quả, có rất nhiều thứ bạn phải học.
Có nhiều bí mật trong quảng cáo Facebook!
Cơ bản thì, quảng cáo Facebook chỉ đơn giản là công cụ giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Tiếp cận được họ rồi, việc bán được hàng hay không nó lại là chuyện khác.
Bán được hàng rồi, thì chi phí bán hàng rẻ hay không lại là câu chuyện khác nữa.
Cho nên, thứ bạn cần học, không chỉ là việc thiết lập một chiến dịch quảng cáo trên Facebook, mà còn nhiều hơn thế:
- Kỹ năng, tư duy bán hàng
- Thủ thuật tối ưu quảng cáo để chi phí bán hàng rẻ
- Thiết kế nội dung quảng cáo thuyết phục & ra đơn
- Thiết kế hình ảnh quảng cáo thu hút
- …
Đây là lúc, bạn cần học nâng cao, không chỉ là chạy quảng cáo Facebook, mà còn nhiều kiến thức, kỹ năng khác để chạy quảng cáo Facebook hiệu quả
… & đột phá được đơn hàng, doanh thu với chi phí rẻ
Chiến dịch quảng cáo Facebook có mục tiêu thu hút tin nhắn là loại chiến dịch phổ biến nhất dùng để bán hàng ở thị trường Việt Nam.
Nên đây là loại chiến dịch mình sẽ hướng dẫn bạn thiết lập chi tiết.
Các bước chạy quảng cáo Facebook chiến dịch đầu tiên có mục tiêu tin nhắn:
- Bước 1: Tạo chiến dịch mới & chọn mục tiêu
- Bước 2: Đặt ngân sách & lịch chạy quảng cáo
- Bước 3: Nhắm đối tượng khách hàng mục tiêu trên Facebook
- Bước 4: Chọn vị trí quảng cáo sẽ hiển thị
- Bước 5: Thiết lập hình ảnh, nội dung quảng cáo
- Bước 6: Thiết lập tin nhắn mẫu mặc định
- Bước 7: Theo dõi & đo lường hiệu quả quảng cáo
Hướng dẫn chạy quảng cáo tin nhắn Facebook trên giao diện cũ.
Nếu trình quản lý quảng cáo của bạn đã chuyển sang giao diện mới, bạn xem video dưới nhé.
Ba cấp độ trong chiến dịch quảng cáo FB
Một chiến dịch quảng cáo Facebook gồm 3 cấp độ
- Chiến dịch
- Nhóm quảng cáo
- Và quảng cáo
Ở cấp độ chiến dịch, bạn sẽ làm các công việc:
- Chọn mục tiêu chiến dịch quảng cáo
- Đặt ngân sách quảng cáo theo chiến dịch
- Chọn sử dụng công cụ thử nghiệm phân tách A/B
Ở cấp độ nhóm quảng cáo, bạn sẽ làm các công việc:
- Nhắm đối tượng mục tiêu theo vị trí địa lý, tuổi, giới tính, sở thích, hành vi
- Chọn vị trí quảng cáo mà bài quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện
- Chọn thiết bị quảng cáo của bạn sẽ phân phối đến
- Và vài tuỳ chọn khác
Ở cấp độ quảng cáo, bạn sẽ làm các công việc:
- Thiết lập nội dung quảng cáo như hình ảnh, câu tiêu đề, nội dung quảng cáo
- Chọn Fanpage sẽ chạy quảng cáo trên đó
- Chọn bài viết có sẵn trên Fanpage hoặc tạo quảng cáo mới
- Xem trước & đăng quảng cáo
Cấu trúc một chiến dịch quảng cáo Facebook nó như thế này
- Trong một chiến dịch, bạn có thể tạo nhiều nhóm quảng cáo
- Trong mỗi nhóm quảng cáo, bạn có thể tạo nhiều quảng cáo
Mục đích của việc này là để bạn có thể làm thử nghiệm và tìm hiểu xem, những yếu tố nào giúp quảng cáo của bạn hiệu quả nhất.
Mình ví dụ, bạn có 5 hình ảnh của cùng một sản phẩm, và bạn không biết chính xác hình ảnh nào hấp dẫn khách hàng của bạn nhất
Thì đơn giản là, trong mỗi chiến dịch, mỗi nhóm quảng cáo, bạn tạo ra 5 quảng cáo khác nhau để thử nghiệm 5 hình ảnh này, và tìm hiểu xem, hình ảnh nào cho bạn kết quả tốt nhất.
Tương tự như vậy, phần nhắm đối tượng mục tiêu ở trong nhóm quảng cáo, bạn có tệp đối tượng khách hàng, và không biết tệp đối tượng nào mang lại đơn hàng cho bạn nhiều nhất
Thì đơn giản là, trong một chiến dịch, bạn tạo ra 5 nhóm quảng cáo, trong mỗi nhóm bạn nhắm đối một nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, nhóm khác lại nhắm quảng cáo đến đối tượng khác, và bạn đánh giá kết quả rồi rút ra kết luận.
Và trong báo cáo quảng cáo của Facebook, nó sẽ cho bạn xem kết quả quảng cáo theo từng cấp độ: chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo để giúp bạn đánh giá chi tiết
Bước 1: Tạo chiến dịch mới & chọn mục tiêu
Giờ thì bạn bấm nút “Tạo” trong trình quản lý quảng cáo (https://www.facebook.com/adsmanager/)
Hãy chọn mục tiêu chiến dịch quảng cáo là “Tin nhắn” để trải nghiệm thử (Đây là mục tiêu chiến dịch phổ biến nhất trước nay khi bán hàng trên Fanpage)
Đặt tên cho chiến dịch, nhóm quảng cáo & quảng cáo của bạn => Bấm “Tiếp tục”.
Tên này bạn đặt sao cũng được, nhưng nên hợp lý, để dễ nhận diện và phân biệt trong quá trình tối ưu quảng cáo.
Sau khi bấm “Tiếp tục”, bạn bật “Tối ưu ngân sách chiến dịch” lên, đặt ngân sách hằng ngày là 100.000đ (bao nhiêu cũng được) => “Tiếp”
Vậy là đã thiết lập xong ở cấp độ chiến dịch.
=> Bấm “tiếp”
Giờ thì bạn thiết lập tiếp ở cấp độ nhóm quảng cáo
Chọn đích đến của tin nhắn
Mục đầu tiên, bạn cứ để mặc định là “Messenger”.
Ở Messenger bạn để mặc định tuỳ chọn của nó là “Nhấp để mở Messenger”.
Tuỳ chọn còn lại “Tin nhắn được tài trợ” bạn chọn khi muốn chạy quảng cáo gửi tin nhắn hàng loạt cho người đã nhắn tin cho bạn trên Fanpage.
Hai lựa chọn còn lại sử dụng khi bạn chạy trên WhatApp & Instagram (cũng của Facebook)
Bước 2: Đặt ngân sách & lịch chạy quảng cáo
Về lịch chạy, thường mình sẽ lên lịch để 00:00 ngày mai bắt đầu. Còn ngày kết thúc, bạn để bật lên hay không đều được (tùy kế hoạch chạy của bạn)
Và bạn cũng có thể để ngân sách hằng ngày hoặc trọn đời.
Về ngân sách, bạn có hai lựa chọn:
- Để ngân sách ngoài chiến dịch (hướng dẫn này mình đã để ngân sách là 100.000đ ngoài chiến dịch, chỗ chọn mục tiêu quảng cáo, nên trong Nhóm quảng cáo này, nó không hiển thị phần chọn ngân sách)
- Và để ngân sách trong nhóm quảng cáo. Ngoài chiến dịch bạn không đặt ngân sách thì vào nhóm quảng cáo bạn phải đặt và ngược lại.
Thông thường bạn sẽ dùng ngân sách hằng ngày. Bạn có thể bắt đầu với ngân sách 50.000đ/ngày để xem cách quảng cáo Facebook hoạt động trước.
Bước 3: Nhắm đối tượng khách hàng mục tiêu trên Facebook
Tiếp theo, bạn cần cho Facebook biết, bạn muốn quảng cáo của bạn hiển thị cho ai. Việc này bạn thiết lập ở phần Đối tượng
Về đối tượng, bạn có:
- Tạo đối tượng mới
- Sử dụng đối tượng đã lưu (là đối tượng mới bạn bấm lưu lại rồi dùng lại sau này)
- Sử dụng đối tượng tùy chỉnh
- Và sử dụng đối tượng tương tự
Thường thì, sau một thời gian đầu chạy, mình sẽ sử dụng tiếp đối tượng tùy chỉnh và tương tự. Nhưng bạn còn mới, cứ tập làm quen với kiểu “Tạo đối tượng mới” nhé
Target theo vị trí
Các tùy chọn với việc nhắm mục tiêu theo vị trí:
- Mọi người ở vị trí này: Bao gồm tất những người đang ở vị trí bạn chọn thời điểm hiện tại.
- Người sống ở địa điểm này: Người đang sinh sống ở đó. Không bao gồm khách vãng lai, du lịch tới.
- Người ở địa điểm này trong thời gian gần đây: Người đến và đi khu vực bạn chọn trong thời gian gần đây. Thí dụ những người hay đi công tác kiểu con thoi chẳng hạn.
- Những người đã ghé thăm địa điểm này: Khách du lịch (Cho ai cho thuê wifi hay thuê ô tô xe máy chẳng hạn).
Bạn có thể chọn:
- Toàn quốc
- Nguyên một thành phố theo đường biên giới thành phố (Bang)
- Quanh một thành phố theo bán kính (có thể bao gồm luôn các thành phố lân cận)
- Quanh một địa điểm cụ thể như cửa hàng của bạn chẳng hạn
- Thả ghim quanh nhiều vị trí mà bạn muốn
Target theo tuổi & giới tính
Tùy vào đối tượng khách hàng của bạn là ai để chọn nhé. Ví dụ nếu mình bán đồ cho mẹ bỉm thì mình có thể target như thế này
Target theo sở thích & hành vi
Ở phần “Nhắm mục tiêu chi tiết”, bạn sẽ nhập vào từ khóa liên quan đến đối tượng bạn muốn nhắm tới.
Ví dụ mình đang nhắm tới mẹ bỉm.
Thì vài từ khóa liên quan đến họ như: nuôi con, chăm sóc con, bỉm, tả, sữa, huggies, pampers, … Bạn nhập vào ô “Nhắm mục tiêu chi tiết”
Facebook sẽ xổ xuống một danh sách các “tệp” đối tượng khách hàng, mà khi quảng cáo của bạn được phân phối, Facebook sẽ hiển thị quảng cáo của bạn cho những người trong tệp này.
Facebook đóng gói gói các “tệp” thế nào
Với cá nhân bạn, khi bạn lướt Facebook, nhắn tin trên Messenger, bạn để lại rất nhiều thông tin có giá trị cho Facebook.
Facebook nó sẽ biết:
- Bạn thích bài đăng chủ đề gì / nội dung nào, bạn bấm thích, thả tim, giận dữ hay haha
- Bạn vừa nhắn tin cho shop nào mua cái gì, chat với bạn bè bàn về chủ đề gì, sản phẩm nào
- Bạn lên Shopee lục lọi món đồ gì (FB biết thông qua Facebook Pixel gắn trên website của Tiki)
- Bạn dừng lại / xem video gì, chủ đề nào, xem bao nhiêu giây
- Bạn có quan tâm đến việc du lịch Đà Lạt không
- …
Tất cả các thông tin như vậy, Facebook sẽ cho bạn vào các tệp phù hợp. Ví dụ bạn có liên quan gì đó tới việc du lịch Đà Lạt, Facebook sẽ cho bạn vào đây
Tương tự vậy, người là mẹ bỉm, họ sẽ nằm đâu đó trong mấy cái tệp kiểu: “xe đẩy trẻ em”, “bỉm”, “sơ sinh”, …
Bạn có thể lưu đối tượng bạn vừa target lại để dùng lại sau này cho đỡ tốn công setup
Sau này bạn có thể dùng lại target đã lưu này ở:
Xem thêm:
=> 10 Cách target đối tượng Facebook Ads: Chỉ có 3 cách hiệu quả
Loại trừ & mở rộng đối tượng
Ví dụ bạn không muốn đối thủ thây quảng cáo của mình, bạn có thể loại trừ để quảng cáo không xuất hiện đến đối tượng này.
Bạn có thể loại trừ đi người đã thanh toán cho Facebook trong vòng 30 ngày chẳng hạn (thanh toán cho Facebook nghĩa là có trả tiền quảng cáo cho Facebook)
Hay bạn muốn nhắm mục tiêu đến người là mẹ bỉm & có làm kinh doanh (có quản trị một trang Fanpage chẳng hạn), bạn có thể thu hẹp đối tượng lại (và cũng phải khớp với …)
Mở rộng nhắm mục tiêu chi tiết: “Tiếp cận những người nằm ngoài phạm vi nhắm mục tiêu chi tiết đã chọn khi có cơ hội nâng cao hiệu quả”.
Trước mắt bạn cứ kệ nó đi. Sau này bạn chạy, bạn cứ làm A/B Test (split test) để kiểm tra xem nó có hiệu quả với sản phẩm của bạn hay không.
Update 09/2022 về Target đối tượng Facebook Ads:
Giờ đây, tất cả các chiến dịch quảng cáo của team mình, đều thả trống Target. Và hiệu quả cho mọi sản phẩm.
Vì thuật toán quảng cáo Facebook bây giờ, tập trung nhiều vào việc theo dõi hành vi của người dùng, hơn là tệp sở thích này kia.
Bạn cập nhật thuật toán quảng cáo Facebook 2022 này, ở video dưới nhé.
Bước 4: Chọn vị trí quảng cáo sẽ hiển thị
Vị trí tự động & thủ công
Facebook cho bạn 2 tùy chọn:
- Vị trí quảng cáo tự động: Facebook sẽ tự động phân phối quảng cáo của bạn đến những vị trí nó cho là mang lại hiệu quả tốt nhất (hên xui nhé). Đây là lựa chọn Facebook đề xuất bạn chọn
- Vị trí quảng cáo thủ công: Bạn tự chọn những vị trí bạn cho là hiệu quả nhất cho quảng cáo của mình. Đây là lựa chọn các Marketer chuyên nghiệp đề xuất (và mình cũng đề xuất bạn đặt vị trí thủ công)
Thiết bị & nền tảng hiển thị
Bạn có thể chọn cho quảng cáo của bạn chạy khi người dùng lướt trên di động / máy tính hoặc cả hai. Tương tự cho nền tảng, bạn có thể chọn chạy trên Facebook, Instagram hay Messenger.
Về thiết bị
Để chỉnh sửa lựa chọn thiết bị hiển thị quảng cáo, bạn rê chuột vào dòng “Thiết bị”, sẽ có nút “Chỉnh sửa” xuất hiện => Bấm vào
Sau đó bạn chọn thiết bị bạn muốn quảng cáo được hiển thị.
Thông thường, quảng cáo trên thiết bị di động mang lại kết quả tốt hơn trên máy tính.
Và hầu hết người dùng đều lướt Facebook trên di động (cho dù trước mắt họ có một cái máy tính)
Về nền tảng
Mỗi nền tảng quảng cáo bạn nên chạy những nội dung khác nhau. Không nên chạy cùng một nội dung lên hết tất cả các nền tảng.
Lý do là, cách quảng cáo được hiển thị trên từng nền tảng là khác nhau. Nội dung này sẽ hiệu quả trên Facebook nhưng không ok trên Instagram và ngược lại.
Nếu bạn tick chọn cho quảng cáo hiển thị trên Instagram, bạn cần kết nối Instagram của bạn với Fanpage mới có thể chạy được.
Tối ưu hóa và phân phối
Đây là nơi bạn chọn cách Facebook sẽ tối ưu quảng cáo của bạn và đặt giới hạn giá thầu cho quảng cáo.
Về tối ưu hóa quảng cáo
Mỗi mục tiêu chiến dịch khác nhau, nội dung ở phần này sẽ khác nhau.
Với chiến dịch có mục tiêu là tin nhắn như bài này mình đang hướng dẫn cho bạn, có 3 lựa chọn như bên dưới
Nếu bạn chạy quảng cáo để thu hút tin nhắn, và chốt đơn trên Fanpage, thì bạn nên chọn tối ưu theo “Cuộc trò chuyện”.
Facebook sẽ cố gắng tìm càng nhiều người có khả năng nhắn tin với bạn càng tốt.
Về đặt giá thầu quảng cáo
Bạn có thể đặt giá thầu (số tiền tối đa bạn sẵn sàng chi trả cho mỗi tin nhắn mới với chiến dịch tin nhắn này) nếu bạn muốn.
Nhưng nếu bạn còn mới, đừng đặt giá thầu. Cứ để Facebook tự tối ưu để tìm chi phí thấp nhất cho quảng cáo của bạn.
Giờ thì bạn đã setup xong phần “Nhóm quảng cáo”, bạn bấm “Tiếp” để sang phần thiết lập nội dung quảng cáo.
Bước 5: Thiết lập hình ảnh, nội dung quảng cáo
Đây là khu vực bạn thiết lập nội dung quảng cáo của mình – thứ người dùng Facebook sẽ thấy khi quảng cáo của bạn hiển thị.
Đầu tiên là đặt tên cho quảng cáo. Tên gì cũng được, nhưng nên dễ phân biệt, vì bạn sẽ tạo vài nội dung quảng cáo trong nhóm quảng cáo chứ không phải một.
Tiếp theo là chọn Trang Fanpage của bạn (nếu bạn có nhiều trang) ở phần Nhận diện.
Thiết lập quảng cáo
Bạn có thể chọn:
- Tạo quảng cáo mới (sẽ tạo ra bài viết quảng cáo ẩn không hiển thị trên trang Fanpage)
- Sử dụng bài viết có sẵn (bạn sẽ lấy một bài viết đã đăng sẵn trên Fanpage hoặc một bài viết ẩn bạn đã tạo trước đó để chạy)
Khi nào thì tạo quảng cáo mới và khi nào chọn bài viết có sẵn?
Khi quảng cáo của bạn chỉ sử dụng một hình hoặc video, bạn nên tạo quảng cáo mới ngay trong phần thiết lập quảng cáo này.
Lý do thì sau này bạn chạy nhiều, có kinh nghiệm bạn sẽ hiểu dần. Giờ mình giải thích bạn cũng không nắm hết được đâu.
Còn ví dụ khi bạn bán hàng thời trang, bạn muốn hiển thị nhiều ảnh sản phẩm đến khách hàng tiềm năng, thì bài viết nhiều hình bạn đã đăng trên Fanpage chính là bài bạn muốn chạy quảng cáo.
Đó là khi bạn sẽ sử dụng bài viết có sẵn.
Tạo quảng cáo mới
Bạn có 2 lựa chọn:
- Một hình ảnh / video
- Quay vòng
Bạn cứ thử nhé. Thoải mái thử đi!
Mình chọn một hình ảnh để đi tiếp bài hướng dẫn này nhé
Thêm hình ảnh / video
Lick vào “Thêm file phương tiện” => Chọn “Thêm hình ảnh”
Facebook cho phép bạn cắt ảnh theo định dạng chuẩn của nó
- Dọc 9 : 16 – định dạnh chuẩn khi bạn chạy trên Facebook / Instagram stories
- Ngang 1,91 : 1 – định dạng chuẩn khi bạn chạy trên Kết quả tìm kiếm / Bài viết tức thì
- Vuông 1 : 1 – định dạng chuẩn khi bạn chạy trên bảng tin (newfeed / tường Facebook)
Khi bạn dùng đúng định dạng chuẩn cho từng vị trí quảng cáo, hiệu quả quảng cáo của bạn mới ở mức cao nhất.
Nó chính là lý do mình khuyên bạn nên chạy quảng cáo từng chiến dịch (hoặc nhóm quảng cáo) riêng cho từng vị trí quảng cáo.
Thêm tiêu đề, nội dung
Ở phần văn bản quảng cáo, bạn có 2 phần chính phả i quan tâm:
- Tiêu đề (phần này rất quan trọng)
- Và văn bản chính
Xem thêm:
=> Cách viết content quảng cáo Facebook [5 Công thức viết thu hút & thuyết phục phất]
=> 100 Mẫu câu tiêu đề bán hàng hiệu quả nhất
Đây là một ví dụ nhé
Và quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trông thế này
Bạn có thể thêm các tiêu đề khác, nội dung văn bản chính khác để thử nghiệm phân tách (Split Test) xem cái nào hiệu quả hơn.
Nhưng lưu ý là mỗi lần, bạn chỉ nên thử nghiệm một yếu tố thôi. Ví dụ bây giờ mình sẽ thử nghiệm một tiêu đề khác chẳng hạn.
Chọn Nút hành động
Facebook cho phép bạn chạy quảng cáo ở trang Fanpage này, nhưng điều hướng tin nhắn sang một Fanpage khác nếu bạn bật nút dưới lên
Sau đó bạn chọn một Nút kêu gọi hành động.
Mỗi loại mục tiêu chiến dịch có các nút kêu gọi hành động khác nhau. Với chiến dịch chạy quảng cáo tin nhắn, các nút kêu gọi hành động như bên dưới
Nếu bạn chạy quảng cáo thu hút tin nhắn, đơn giản là bạn chọn nút “Gửi tin nhắn” thôi.
Nút này cho khách hàng tiềm năng của bạn biết họ sẽ làm gì tiếp theo khi bấm vào nút kêu gọi hành động trên quảng cáo của bạn.
Thiết lập tin nhắn mẫu
Bước 6: Thiết lập tin nhắn mẫu mặc định
Khi khách hàng tiềm năng thấy quảng cáo của bạn trên Facebook, họ hứng thú và bấm nút “Gửi tin nhắn” để chat với bạn, họ sẽ thấy vài tin nhắn mẫu để chat nhanh gọn lẹ.
Bạn có thể tạo mới hoặc sử dụng mẫu có sẵn (nếu bạn đã tạo trước đó)
Sửa nội dung tin nhắn mẫu này lại theo đúng tone giọng bạn muốn giao tiếp với khách hàng của bạn. Đừng để mặc định như vậy, nó khô khan lắm
Vậy là hoàn tất thiết lập, bạn đăng quảng cáo nữa là xong
Đăng & đợi Facebook phê duyệt quảng cáo
Sau khi đăng quảng cáo, quảng cáo của bạn sẽ ở trạng thái “đang chờ phê duyệt” ở cột “Phân phối” trong báo cáo quảng cáo.
“Đang hoạt động” nghĩa là Facebook đã phê duyệt quảng cáo của bạn rồi.
“Quảng cáo bị từ chối” nghĩa là bạn vi phạm chính sách quảng cáo nào đó của Facebook, hoặc Facebook nhầm lẫn.
Nếu không được phê duyệt quảng cáo, bạn xem cách kháng nghị nội dung quảng cáo không được phê duyệt ở link nhé
Bước 7: Theo dõi & tối Ưu hiệu quả quảng cáo
Sai lầm của rất nhiều bạn mới bắt đầu chạy quảng cáo Facebook, đó là tạo quảng cáo xong rồi để đó.
Lúc quảng cáo hiệu quả theo cách nào đó thì vui lắm.
Nhưng khi quảng cáo không hiệu quả, chi phí bán hàng cao, thì không biết làm sao.
Bạn cần vào kiểm tra các chỉ số trong báo cáo quảng cáo & quan sát các chỉ số.
- CPM cao quá? Ah mình làm sai cái này rồi
- CTR thấp quá? Ah mình cần điều chỉnh cái kia
- …
Bước theo dõi và tối ưu quảng cáo này cực kỳ quan trọng.
Bạn phải làm chủ được nó nếu muốn nghiêm túc sử dụng Facebook Ads để thúc đẩy đơn hàng, doanh thu online.
Phần này Đức sẽ chia sẻ vài kinh nghiệm về cách chạy quảng cáo Facebook hiệu quả. Áp dụng tốt cho mọi ngành hàng, mọi loại hình sản phẩm.
Hình Ảnh & Content Mới Là Target quan trọng Nhất
Bạn không nghe nhầm đâu!
Mình từng có thời gian dài loay hoay với Target, đi thử đủ đường đủ kiểu. Cho đến khi được một ông thầy người Úc chỉ cho về cái bí mật Target này.
Áp dụng cái là hiệu quả ngay.
Phần nhắm đối tượng mục tiêu chi tiết bên trong Nhóm quảng cáo, bạn cứ thoải mái testing.
Cơ bản là tệp bạn nhắm mục tiêu càng rộng càng tốt.
Facebook rất thông minh. Bạn target sâu là bạn đang đi làm thay công việc của Facebook!
Thực tế hiệu quả từ quảng cáo của shop thời trang đầm ngủ
Mình từng Coaching quảng cáo Facebook cho chủ shop thời trang đầm ngủ Sexy ở đường Cách Mạng Tháng 8 HCM.
Sau một thời gian chạy quảng cáo với chi phí trên mỗi tin nhắn dao động 30k – 50k, ảnh tìm tới mình để nhờ hỗ trợ.
Và thứ đầu tiên mình làm cho ảnh là, test hơn 10 concept hình ảnh.
Tuần đầu tiên, chi phí trên mỗi tin nhắn giảm xuống quang mức 20k.
Nhưng chưa dừng lại ở đó. Mình tiếp tục hỗ trợ ảnh test hình ảnh (và vài yếu tố khác nữa).
Và thú vị là, chi phí quảng cáo giảm còn 4k – 7k trên mỗi cuộc trò chuyện mới qua tin nhắn.
Đây là kết quả quảng cáo Facebook shop thời trang đầm ngủ ở trên sau khi test hình ảnh và tối ưu
Sai lầm của số đông về Target
Hầu hết mọi người đều quan tâm đến UID, tool target, siêu target với Audience Insights, …
Nếu đó là bạn, và bạn thấy chiến dịch quảng cáo Facebook của mình không hiệu quả, thì bạn cần tập trung vào hình ảnh & content!
Một gợi ý cho bạn để áp dụng phương pháp này, là hãy test càng nhiều concept hình ảnh càng tốt!
Luôn làm thử nghiệm phân tách A/B
Với kinh nghiệm của mình, bạn hãy làm A/B Testing các yếu tố theo thứ tự ưu tiên
- Images
- Headlines
- Audiences
- Offers
- Ads Copies
- Unique Selling Points
Hãy bắt đầu với nội dung quảng cáo và tệp đối tượng bạn cho là tốt nhất (đi spy đối thủ trước), và test hình ảnh.
Khi có được hình ảnh khá ổn, hãy test tiếp Headline.
Khi có Headline tương đối tốt, test tiếp tệp đối tượng.
Và cứ tiếp tục như vậy …
Hầu hết mọi người đều chăm chăm vào test tệp đối tượng, test giới tính, test tuổi, …
Mấy thứ đó nó không quan trọng quá đâu!
Content quyết định việc bạn có đơn hàng hay không!
Sở hữu những bí kíp về cách target Facebook Ads sẽ giúp bạn đưa quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Khi tiếp cận được khách hàng mục tiêu rồi, thì việc bạn có đơn hàng, có khách hàng hay không là do Content quyết định.
- Headline có cuốn hút không?
- Unique Selling Point có hấp dẫn không?
- Nhóm đối tượng khách hàng bạn chọn có phù hợp không?
- Lời kêu gọi hành động có khiến người ta phải mua hàng hay không?
- Có đánh vào được những tử huyệt cảm xúc hay không?
- …
Nhìn vào chỉ số để tối ưu quảng cáo
Cách chạy quảng cáo Facebook hiệu quả giá rẻ, bạn cần biết cách nhìn vào các chỉ số trong báo cáo quảng cáo Facebook.
Mỗi chỉ số nói lên vài ý nghĩa nào đó.
Ví dụ CTR thấp, nó thể hiện hình ảnh quảng cáo & headline quảng cáo của bạn có vấn đề. Và bạn cần điều chỉnh, thử nghiệm lại.
Hay tần suất quảng cáo cao, thì nghĩa là quảng cáo của bạn nhắm tới tệp quá nhỏ, hoặc chất lượng quảng cáo quá thấp.
Vân vân. Bạn cần hiểu ý nghĩa từng con số.
Tuy nhiên, cách tối ưu quảng cáo Facebook tốt nhất, và đưa quảng cáo về mức chi phí thấp nhất, là bạn phải hiểu hành trình trải nghiệm người dùng Facebook!
- Thứ gì dừng khách hàng tiềm năng của bạn lại?
- Điều gì khiến họ hứng thú và xem bài quảng cáo?
- Làm sao khiến họ muốn mua hàng?
- Cách nào để họ phải mua hàng ngay lập tức, mà không phải là ngày mai?
Qua mỗi bước, sẽ có một tỉ lệ khách hàng tiềm năng rớt lại. Việc của bạn là tìm cách tối đa các tỉ lệ a, b, c, d, e hình trên lên mức tối đa!
Khi đó, bạn sẽ có chi phí quảng cáo trên mỗi đơn hàng rẻ nhất!
Phải tối ưu tốt chỉ số CPM & CTR
CPM (cost per mille) nó thể hiện mức độ lợi thế trong việc đấu giá quảng cáo của bạn.
CPM thấp nghĩa là bạn đang thắng trong các cuộc đấu giá quảng cáo để hiển thị lên tường Facebook khách hàng tiềm năng của bạn.
CPM rẻ nghĩa là bạn đang làm về hình ảnh, content, lời kêu gọi hành động, chất lượng quảng cáo, target, … tốt!
Còn CPM cao, nghĩa là bạn đang làm sai chỗ nào đấy, và bạn phải sửa chữa, thay đổi.
CTR cao nghĩa là bạn làm đúng khâu target! Và target quan trọng nhất nằm ở hình ảnh & content!
CTR cao cũng có nghĩa là lời chào hàng của bạn có hấp dẫn.
Còn CTR thấp, nghĩa là người ta không hứng thú với quảng cáo của bạn. Bạn chưa làm tốt việc: Đưa đúng lời chào hàng hấp dẫn đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Xem thêm:
=> Cách giảm CPM Facebook theo cơ chế đấu thầu Facebook
Ví dụ về tư duy Marketing, thì bạn cần phân khúc khách hàng, xác định Unique Selling Point, vẽ Avatar khách hàng, …
Trong FB Ads, bạn cần vài thứ về tư duy để có cách chạy quảng cáo Facebook hiệu quả. Và có những kết quả thế này
Trước khi tạo một chiến dịch quảng cáo Facebook, đây là 3 bước bạn cần làm.
Bước 1: Phân khúc khách hàng
Đừng bán sản phẩm, hãy bán giải pháp cho từng vấn đề!
Đừng bán cái khoan, hãy bán những cái lỗ!
Mình có một bạn học viên bán ngũ cốc. Đây là cách mình đã giúp bạn ấy bán được hàng:
- “Ngũ cốc của em có thể giải quyết được những vấn đề gì?”
- “Dạ kéo sữa về cho mẹ bỉm, tăng cân cho người gầy, tăng cường sức khỏe cho người già, …”
- “Ok! Trong những vấn đề trên, vấn đề nào em thấy sản phẩm của mình giải quyết tốt nhất, hiệu quả nhất?”
- “Dạ là kéo sữa về cho mẹ bỉm anh”
- “Ok! Vậy hãy bắt đầu từ đó! Bán giải pháp kéo sữa về cho đối tượng mẹ bỉm”
Và một cách tổng quát nhất, trong Marketing và bán hàng, nó gọi là
“Bạn đang giúp ai, giải quyết cái gì”
Bạn ngũ cốc lợi sữa ở trên: “Em giúp mẹ bỉm giải quyết vấn đề thiếu sữa của mình”
Và đây chính là cơ sở để bạn tìm được Target, hình ảnh, content để có cách chạy quảng cáo Facebook hiệu quả nhất.
Hầu hết mọi người đều bán hàng kiểu như “Ngũ cốc đây! Ngũ cốc bổ dưỡng nhất thị trường”
Và hy vọng khách hàng mở ví …
No! Kiểu Marketing này gọi là “Marketing hy vọng”
Nghĩa là, bạn cứ chào sản phẩm của mình, và hy vọng ai đó sẽ mua.
Khách hàng cần thứ gì đó dành cho RIÊNG HỌ! Để giải quyết vấn đề RIÊNG họ gặp phải!
Họ không cần sản phẩm của bạn!
Đây là công thức giúp bạn phân khúc thị trường sản phẩm của mình
Bước 1: Liệt kê các lợi ích mà sản phẩm mang lại
- Giải quyết vấn đề 1 cho đối tượng 1
- Giải quyết vấn đề 2 cho đối tượng 2
- …
Và bạn đã có vài giải pháp cho vài nhóm đối tượng riêng biệt.
Bước 2: Chọn nhóm đối tượng tốt nhất
Trong đó:
- Thị trường ngách nào hấp dẫn nhất, có lượng khách hàng lớn nhất
- Có khả năng dễ bán nhất, người ta cần sản phẩm của bạn nhất
- Ít đối thủ nhất
Xem xét và cân đối các yếu tố ở trên, bạn có thể chọn cho mình một nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.
Và đừng bao giờ đi bán theo sản phẩm!
Người ta không cần cái khoan, họ cần những cái lỗ!
Cố gắng bán cho tất cả mọi người nghĩa là không bán được cho ai cả!
Bước 2 – Xác định UPS – Unique Selling Point
Đây là bước tiếp theo rất quan trọng và một lần nữa … rất ít người làm.
Hai bước đầu tiên và thứ 2 này chính là tư duy chạy quảng cáo hiệu quả.
Dù là bạn tự chạy quảng cáo Facebook, Google hay bất kỳ loại hình quảng cáo nào khác.
USP (unique selling point) là gì?
Bạn đã nhắm được cho mình một nhóm khách hàng tiềm năng rồi. Good!
Và sẽ good hơn nữa nếu bạn tìm được cho sản phẩm của mình một góc độ bán hàng chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh.
Cũng như nó thuyết phục được đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn phải mở ví.
Bạn đang bán ngũ cốc và nhắm vào lợi ích lợi sữa cho mẹ bỉm sau sinh.
Ở ngoài kia, cũng có hàng tá các dòng ngũ cốc lợi sữa khác. Vậy đâu là điểm lợi thế bán hàng của bạn?
Điểm này nên là điểm khiến bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Và điểm này cũng là điểm có khả năng nhất để thuyết phục đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn phải xuống tiền.
Một số gợi ý cho bạn:
- Sản phẩm của bạn có người nổi tiếng nào đã sử dụng và cho phản hồi tốt?
- Quy trình sản xuất có gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
- Lợi ích ngũ cốc của bạn có gì nổi trội? Có làm mẹ tăng cân? Có làm bé tăng cân tăng đề kháng? Có giúp mẹ giảm stress sau sinh?
- Thành phần sản phẩm của bạn có nguyên liệu gì đặc biệt? Và thành phần này mang lại những lợi ích khác biệt.
- Giá thành sản phẩm của bạn có nổi trội?
- Chính sách bán hàng của bạn có gì đặc biệt?
- …
Ok! Giờ thì bạn có thể lấy một tờ giấy ra, hay mở một file excel lên. Bạn có thể bắt đầu bước 1 và 2 ngay bây giờ.
Dành ra đúng 3 phút để brainstorming cho mỗi bước.
Giờ thì mình giả sử bạn đã tìm được góc độ bán hàng nổi trội trong sản phẩm của mình là thành phần hạt sen nhiều.
Hạt sen giúp mẹ và bé ngủ ngon.
Rất hữu ích trong việc giúp mẹ giảm stress sau sinh, cân bằng sức khỏe tinh thần.
Mình sẽ đi tiếp theo hướng này.
Qua 2 bước tối quan trọng ở trên, bạn đã thành công được một nửa để có một chiến dịch quảng cáo Facebook hiệu quả.
Sai lầm lớn nhất của hầu hết mọi người khiến Facebook Ads không hiệu quả là:
“Ngũ cốc đây! Ngũ cốc bổ dưỡng nhất thị trường!”
Không ai mua sản phẩm của bạn với một lời chào hàng như vậy!
Bước 3 – Vẽ chân dung khách hàng
Bạn đã có đối tượng khách hàng mục tiêu là mẹ bỉm. Cụ thể hơn nữa là mẹ bỉm thiếu sữa.
Vẽ chân dung khách hàng là gì? Để làm gì?
Giờ bạn cần vẽ chân dung đối tượng mẹ bỉm này ra.
Chân dung khách hàng (avatar khách hàng) là mô tả chi tiết về nhân khẩu học, sở thích, hành vi của đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.
- Nhân khẩu học: bao nhiêu tuổi, sống ở đâu, giới tính nào?
- Họ thích gì?
- Quan tâm đến chủ đề nào?
- Họ ở đâu trên Internet?
- Like trang Fanpage nào?
- Sử dụng sản phẩm gì? Của thương hiệu nào?
- Mua sắm ở đâu?
- Xem chương trình truyền hình nào?
- Idol (thần tượng) của họ là ai?
- …
Việc này sẽ giúp bạn tìm được các tệp đối tượng khách hàng tiềm năng để nhắm mục tiêu trong chiến dịch quảng cáo Facebook của mình.
Ví dụ về vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Mình có thể liệt kê một số điểm như bên dưới.
Bản thân mình không phải là người hiểu rõ nhóm đối tượng này.
Nên nếu bạn chính là mẹ bỉm, bạn sẽ làm tốt công việc này hơn mình rất nhiều.
Việc này sẽ cho bạn thấy, tầm quan trọng của việc bán một sản phẩm, mà bạn hiểu được đối tượng khách hàng của mình.
Mẹ bỉm thì:
- Nhân khẩu học
- Tuổi 20-30
- Giới tính nữ.
- Địa điểm sinh sống: toàn quốc.
- Mối quan tâm
- Bỉm, tả
- Sữa mẹ, sữa bột, sữa công thức
- Quần áo trẻ em
- Đồ dùng trẻ em
- Trẻ sơ sinh
- Sinh đẻ
- Bệnh viện phụ sản
- Xe đẩy trẻ em
- Giường trẻ em
- Nuôi con bằng sữa mẹ
- Dinh dưỡng mẹ và bé
- Mua sắm ở đâu?
- BiboMart
- Tuticare
- Babyshop
- Con cưng
- Thích trang Fanpage nào?
- Làm cha mẹ
- Web trẻ thơ
- Thần tượng của họ là ai?
- Thúy Diễm
- Lý Hải Minh Hà
- Lê Phương
- Và các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng khác mới sinh em bé
Trên đây là một số ví dụ mình có thể liệt kê được. Bạn có thể làm tốt hơn thế.
Giờ bạn có thể qua bước tiếp theo được rồi
=> Tìm tệp đối tượng để nhắm mục tiêu trong chiến dịch quảng cáo Facebook dựa trên các từ khóa bạn đã liệt kê ra ở trên.
=> Và lên kế hoạch về nội dung quảng cáo hiệu quả nhất để đốn đổ khách hàng trên Facebook.
(Khoá học quảng cáo Facebook online cơ bản – nâng cao – chuyên sâu)
Hầu hết mọi người khi tìm hiểu về quảng cáo Facebook, đều có một ngộ nhận, đó là cứ đưa sản phẩm đến đúng khách hàng tiềm năng, là sẽ có đơn hàng …
Nó là một sai lầm nghiêm trọng. Và mình cũng từng ở vị trí đó.
Cứ mỗi khi quảng cáo không hiệu quả, mình lại nghĩ rằng, do target, do nhắm chưa đúng khách hàng mục tiêu rồi …
Thế là cứ loay hoay quanh cái chỗ làm sao để quảng cáo được đưa đến đúng khách hàng mục tiêu.
Và rất nhiều người thời gian ban đầu, đốt rất nhiều tiền cho Facebook với mấy chỗ loay hoay kiểu như vậy!
Nó có rất nhiều kỹ năng khác, nhiều thứ được gọi là “bí kíp chuyên gia” để giúp bạn thu hoạch được nhiều đơn hàng nhờ quảng cáo Facebook. Ví dụ như:
-
Bí mật về target đúng khách hàng cho quảng cáo lại nằm ở hình ảnh & content
-
Làm thế nào để khách hàng mua từ bạn mà không phải là từ hàng tá những bài quảng cáo khác
-
Tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của bạn
-
Tại sao khách hàng phải mua ngay lập tức khi xem quảng cáo của bạn
-
…
Và mất một khoảng thời gian rất dài bạn mới học được, và thậm chí là có thể bạn sẽ không bao giờ học được nếu tự mò mẫm.
Bạn sẽ đi nhanh hơn, bứt tốc đơn hàng doanh thu khi bạn được chỉ dẫn từng bước, …
… khi bạn bỏ túi được vài ba năm kinh nghiệm từ những chuyên gia đi trước, …
… những người đã đốt hàng đống tiền cho Facebook để thử sai, thất bại, rút ra bài học, lại thử sai, thất bại, lại rút ra kinh nghiệm, …
Và đó chính là thứ bạn sẽ được học trong khoá học Facebook Ads Master (cơ bản – nâng cao – chuyên sâu).
Khoá học này Đức biên soạn thực sự tâm huyết, và cố gắng hết sức có thể để nó có tính sư phạm nhất có thể và mang lại giá trị lớn nhất cho bạn.
Đó là truyền đạt để bạn thẩm thấu được càng nhiều kiến thức, kinh nghiệm càng tốt.
Để bạn học xong, là có thể sử dụng để bứt phá đơn hàng, doanh thu ngay lập tức.
Đức vẫn còn mã giảm giá cho khoá học đợt dịch này (Mã giảm giá: HOTROSAUDICH)
Bạn tham khảo khoá học nhé
Tổng hợp các bài viết từ estore education
Trên eStore Education này, Đức có khá nhiều bài viết hữu ích giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chạy quảng cáo Facebook hiệu quả.
Các bài viết nằm trong danh mục Facebook Ads, bạn tham khảo thêm nhé
Xem chi tiết:
Các bài viết hữu ích về FB Ads
Để tự chạy quảng cáo Facebook, đưa sản phẩm của bạn đến với đối tượng khách hàng tiềm năng, nó khá đơn giản!
Dù thời gian đầu, bạn thấy hơi khó khăn với những vấn đề set quảng cáo, hay những vấn đề kỹ thuật khác như tài khoản quảng cáo, BM, …
Nhưng về cơ bản Facebook Ads nó cũng chỉ đơn giản là một công cụ thôi!
Còn quảng cáo Facebook hiệu quả hay không, nó có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới.
Ví dụ như sản phẩm, cách bạn bán hàng, lời chào hàng, khả năng thuyết phục, khả năng tạo niềm tin, …
Nên, bạn cần học thêm vài thứ như kỹ năng bán hàng, copywriting, …
Chúc bạn chạy Facebook Ads thuận lợi và hiệu quả!
Bạn có vấn đề lấn cấn cần giải đáp, hãy để lại comment ở bên dưới nhé!
Nếu nó hữu ích với ai đó nữa, share bài viết giúp mình nhé (Cảm ơn bạn!)
Cheers!
Hoàng Việt Đức
Tham gia Group Học Facebook Ads
Youtube: Hoàng Việt Đức Channel