Câu hỏi được đặt ra ở đây là khái niệm của loại hợp đồng là gì? Hợp đồng này có thời hạn không? Và để soạn thảo mẫu hợp đồng này thì cách soạn thảo ra sao?
Dưới đây, tổng đài Luật Hoàng Phi sẽ cùng quý vị tìm hiểu tìm ra lời giải đáp trên một cách đơn giản, dễ hiểu và theo quy định mới nhất hiện nay.
Hợp đồng nguyên tắc là gì?
Hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, là cơ sở để chuyển nhượng hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Sở dĩ gọi là hợp đồng nguyên tắc vì trong phần nội dung của hợp đồng, nội dung chính là thỏa thuận, xác lập những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các bên. Các nội dung nguyên tắc được xây dựng trên tinh thần trung thực, công bằng và tôn trọng lẫn nhau.
Giao kết hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong hoạt động thương mại, không ấn định bắt buộc cho lĩnh vực nào. Hợp đồng chi phối các mối quan hệ giữa các bên.
Hợp đồng nguyên tắc thường được xác lập khi có những thỏa thuận chung, xây dựng các nguyên tắc cơ bản trong quá trình quan hệ hợp tác. Thông thường hợp đồng này được lập trước khi kết tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Ngoài việc giải đáp Hợp đồng nguyên tắc là gì, trong các phần tiếp theo chúng tôi xin nêu ra những điểm cần lưu ý về loại hợp đồng này.
Phân biệt hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế?
Về cơ bản, nhiều người rất thường có sự nhầm lẫn giữa việc giao kết hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế là giống nhau. Bởi hai hình thức này có một số điểm chung về nội dung cơ bản trong hợp đồng. Tuy nhiên, Luật Hoàng Phi xin chia sẻ một số tiêu chí phân biệt hai loại hợp đồng này như sau:
Tiêu chí
Hợp đồng nguyên tắc
Hợp đồng kinh tế
Mục đích
Chỉ thỏa thuận những vấn đề chung, những nguyên tắc chung hay còn gọi là hợp đồng khung.
Quy định chi tiết hơn các vấn đề trong hợp đồng nguyên tắc. Hợp đồng chốt các thỏa thuận để thực hiện.
Tên gọi
+ Thỏa thuận nguyên tắc.
+ Hợp đồng nguyên tắc cơ bản.
+ Hợp đồng nguyên tắc đại lý.
+…
+ Hợp đồng vay vốn.
+ Thỏa thuận mua bán hàng hóa.
+ Hợp đồng cung ứng dịch vụ.
+ Hợp đồng thuê nhân công thực hiện công việc.
+…
Nội dung thỏa thuận.
– Các thỏa thuận mang tính chất cơ bản, định hướng cho quan hệ hợp tác các bên.
– Thông thường sẽ có hợp đồng khác cụ thể hóa các nội dung.
– Quyền và nghĩa vụ cũng như các điều khoản rõ ràng hơn.
– Các thỏa thuận có tính ràng buộc giữa các chủ thể.
Giải quyết tranh chấp.
– Vì quy định các nguyên tắc chung nên vấn đề giải quyết tranh chấp khá khó khăn.
– Quy định điều khoản giải quyết tranh chấp cụ thể trong hợp đồng
– Xác định các quyền và nghĩa vụ rõ ràng khi giải quyết tranh chấp có thể thực hiện tốt thủ tục này.
– Quy định điều khoản giải quyết tranh chấp có thể chỉ cần nêu tinh thần giải quyết cơ bản theo quy định.
Thời gian ký kết
– Theo thời gian, nếu có thay đổi có thể ký thêm phụ lục.
– Không phụ thuộc vào số lượng đơn hàng, thương vụ phát sinh.
– Hợp đồng kinh tế sẽ chấm dứt theo từng đơn hàng, thương vụ.
Đối tượng áp dụng.
Các công ty giao kết có quan hệ thương mại thường xuyên, liên tục, giá trị giao dịch không lớn.
Các công ty ngoại giao ký kết khi có thương vụ phát sinh. Thường giá trị đơn hàng lớn.
Nội dung bắt buộc trong hợp đồng nguyên tắc?
Trong nội dung của hợp đồng nguyên tắc cần được xây dựng cẩn trọng để không vi phạm các quy định pháp luật dẫn đến việc ảnh hưởng tính hiệu lực của các hợp đồng sau đó có căn cứ theo các nguyên tắc chung này. Thông thường, giao kết hợp đồng nguyên tắc cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
– Thông tin của các bên, bên mua và bên bán cần cung cấp các thông tin như: tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại,…;
– Các điều khoản chung khi tiến hành giao kết;
– Thông tin cơ bản về hàng hóa, dịch vụ như: tên hàng hóa, đơn vị tính,…
– Giá trị của hợp đồng và phương thức thanh toán. Các thông tin cơ bản như giá trị tạm tính, số tài khoản, phương thức thanh toán,…
– Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng;
– Bảo hành sản phẩm (nếu có)
– Phương thức tạm dừng, dừng, chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.
– Cam kết chung của các bên;
– Hiệu lực hợp đồng.
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa là gì?
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa là một loại biên bản ghi nhận các thỏa thuận chi tiết và cụ thể về nội dung về quyền – nghĩa vụ của các bên, theo đó, nội dung thỏa thuận liên quan đến những giao dịch bị phát sinh hoặc những thông tin trong một hợp đồng chính thức nhưng trừ những điều khoản về hàng hóa thì sẽ quy định trong phụ lục.
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa có thời hạn bao lâu?
Hiện tại, trong các văn bản pháp luật vẫn chưa có quy định nào quy định chi tiết về thời hạn hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa. Theo đó, chi tiết về thời hạn của hợp đồng nguyên tắc này sẽ quyết định dựa trên sự thỏa thuận của các bên giao dịch mua bán hàng hóa.
>>>>> Tham khảo: Hợp đồng cộng tác viên
Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC
Số …/HĐNT
Địa danh, ngày … tháng …năm…
Chúng tôi bao gồm:……………………………………………………….
Bên bán (sau đây gọi là bên A):…………………………………………
Địa chỉ:……………………………………………………………………
Số điện thoại liên hệ:……………………………………………………..
Email (nếu có):……………………………………………………………
Mã số thuế:………………………………………………………………..
Số tài khoản:………………………………………………………………
Người đại diện (công ty/ doanh nghiệp):…………………………………
Chức vụ/ vị trí hiện tại:……………………………………………………
Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………
Email:………………………………………………………………………
Bên mua (sau đây gọi là bên B):…………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………
Email (nếu có):…………………………………………………………….
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Số tài khoản:……………………………………………………………….
Người đại diện (công ty/ doanh nghiệp):…………………………………..
Chức vụ/ vị trí hiện tại:…………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………
Email:………………………………………………………………………
Sau đây chúng tôi đã đưa ra thống nhất ký kết hợp đồng nguyên tắc này, với điều khoản cụ thể như sau:
Điều 1: đối với điều khoản chung
1. Hai bên có nhu cầu mua – bán về hàng hóa dựa trên quyền và lợi ích của cả hai bên là bên A và bên B.
2. Sau hợp đồng này được ký kết nếu phát sinh hai bên sẽ đi tới quyết định thỏa thuận khác về mua bán đối với từng lần thực hiện giao dịch. Trong đó, các thông tin về số lượng, khối lượng, chất lượng và giá cả,… sẽ được thỏa thuận chi tiết trong bản hợp đồng mua bán.
3. Khi có mâu thuẫn phát sinh trong hợp đồng này và hợp đồng mua bán thì sẽ giải quyết theo các điều khoản ghi nhận trong hợp đồng nguyên tắc này.
Điều 2: Về nội dung hàng hóa
1. Bên bán phải đảm bảo nghĩa vụ cung cấp hàng hóa và sản phẩm đúng về chất lượng, chủng loại, thông tin như trong thỏa thuận và theo quy định pháp luật.
2. Các thông tin chi tiết về hàng hóa hai bên sẽ nêu rõ trong hợp đồng mua bán.
Điều 3: Đối với giao và nhận hàng
1. Khi giao nhận hàng hóa bên nhận hàng kiểm tra các thông tin về số lượng hàng hóa, ngoài ra địa điểm giao và nhận hàng, chi phí phát sinh sẽ nêu rõ trong hợp đồng mua bán.
2. Các giấy tờ khi thực hiện giao dịch hàng hóa cần phải có:
– Hóa đơn bán hàng có xác nhận của hai bên
– Biên bản giao nhận hàng, trong đó ghi nhận rõ các nội dung về số lượng, số khối lượng, kiện hàng, thùng hàng.
Điều 4: Đối với giá cả và các phương thức thanh toán
1. Hai bên đi đến thống nhất thỏa thuận mức giá bán hàng theo như giá của công ty là:…………………
2. Đơn giá, thuế VAT và tổng tiền thanh toán của hàng hóa ghi nhận rõ trong Hợp đồng mua bán.
3. Các phương thức mua bán ghi nhận trong hợp đồng mua bán
Điều 5: Nghĩa vụ của các bên
1.Bên bán
– Đảm bảo cung cấp các loại hàng hóa sản phẩm về chất lượng sản phẩm, loại hàng và tiêu chuẩn đúng như đã thỏa thuận.
– Kịp thời cập nhật các thông tin về giá, các loại sản phẩm mới, sản phẩm thay đổi thông tin,…
– Ngoài ra, cần phải thực hiện đúng và hoàn thành nghĩa vụ ghi trong hợp đồng mua bán
2. Bên mua
– Đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đúng như thời gian hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
– Tuân thủ đúng các quy định pháp luật khi thực hiện vận chuyển, di dời hàng hóa.
– Ngoài ra, cần phải thực hiện đúng và hoàn thành nghĩa vụ ghi trong hợp đồng mua bán
Điều 6: Nghĩa vụ về các thông tin cung cấp của hai bên
1. Các bên cung cấp đầy đủ các thông tin của hai bên về: tên của công ty, doanh nghiệp, số vốn, tài khoản ngân hàng, thông tin của người đại diện thực hiện giao dịch mua bán, giấy phép về đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền.
2. Các bên cung cấp thông tin trên cam đoan là chính xác và không có sai sót. Theo đó, khi phát sinh về việc thay đổi thông tin thì bên đó phải thực hiện thông báo bên còn lại để điều chỉnh thông tin
3. Nếu phát sinh thiệt hại do lỗi của một trong các bên thì phải thực hiện bồi thường theo thỏa thuận nhưng đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.
Điều 7: Bảo hành sản phẩm ( nếu có)
Các phát sinh vấn đề hỏng sản phẩm, hàng hóa do lỗi của bên nhà sản xuất hoặc bên bán thì phải có trách nhiệm hỗ trợ bảo hành đúng như ghi nhận trên giấy bảo hành.
Điều 8: Cam kết
Trường hợp một trong các bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận. Trường hợp không thể thỏa thuận sẽ đưa vụ việc khởi kiện ra tòa ra trực tiếp tòa án quận/ huyện……………….., đồng thời tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Điều 9: Đối với hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng nguyên tắc có giá trị hiệu lực bắt đầu từ ngày…. Tháng….năm….- tức là ngày ký kết hợp đồng. Trường hợp phát sinh thì hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận sau.
2. Hợp đồng nguyên tắc này sẽ có hiệu lực kéo dài đến…..
Bản hợp đồng nguyên tắc này được lập làm 4 bản, hai bên mỗi bên sẽ lưu giữ 2 bản và đồng thời có giá trị pháp lý là như nhau.
Bên bán – bên A
( Ký, ghi rõ họ và tên người đại diện, đóng dấu)
Bên mua – bên B
( Ký, ghi rõ họ và tên người đại diện, đóng dấu)
Download (DOC, 52KB)
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa
– Về thông tin cụ thể của bên A và bên B nêu rõ thông tin về địa chỉ, số điện thoại,…
– Tại điều 4: ghi rõ giá tiền cần thanh toán theo đơn vị tiền Việt Nam
– Tại điều 8 về nơi nộp đơn khởi kiện sẽ là tại nơi tòa án nhân dân quận hoặc huyện nơi bị đơn đặt trụ sở.
– Ở điều 9 thì ngày tháng năm phải ghi rõ thông tin chi tiết ký hợp đồng và hợp đồng hết hạn vào thời điểm nào? – do hai bên thỏa thuận về thời gian ký hợp đồng, ngày hết hạn của hợp đồng này.
Trên đây là nội dung cụ thể mới nhất liên quan về hợp đồng mua bán hàng hóa. Mọi thắc mắc chưa rõ ràng bạn có thể liên hệ trực tiếp tới bộ phận của Luật Hoàng Phi để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Trân trọng cảm ơn!
>>>>>> Tìm hiểu: Hợp đồng cộng tác làm việc