Bàn thờ gia tiên là nơi con cháu trong nhà tưởng nhớ tiền tổ, những người đã khuất, thể hiện lòng hiếu kính và biết ơn của con cháu. Trong bài viết này, các chuyên gia Kiến Trúc Gỗ Đẹp sẽ chia sẻ kinh nghiệm lập bàn thờ và những lưu ý khi thờ cúng tổ tiên.
Ý nghĩa của truyền thống thờ cúng tổ tiên
Từ xa xưa, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” luôn được ông cha ta đề cao và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Qua bao đời, truyền thống đạo đức tốt đẹp ấy vẫn được lưu truyền và phát huy, thể hiện qua những nén hương trên bàn thờ gia tiên, thể hiện qua lòng biết ơn của con cháu đối với những người đã khuất.
Thờ cúng gia tiên là hành động bày tỏ lòng hiếu kính với những người đã khuất trong dòng tộc.
Theo quan niệm xưa, bàn thờ tổ tiên là nơi người đã khuất liên kết, lắng nghe những mong cầu, ước nguyện của con cháu để phù hộ độ trì cho mong ước ấy, bảo vệ, che chở cho gia đình bình an, tấn tài tấn lộc. Bàn thờ gia tiên chiếm vị trí quan trọng trong văn hoá và mang ý nghĩa thiêng liêng đối với con người Việt Nam.
Bàn thờ gia tiên và ý nghĩa thờ cúng
Đặc điểm của bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy
Bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy sẽ giúp tụ khí, mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình. Người ta thường lựa chọn bàn thờ theo các tiêu chí: Kiểu dáng, kích thước, chất liệu gỗ, màu sắc và hoa văn,… Ngoài ra, gia chủ cần quan tâm đến hướng đặt, vị trí để mang lại hạnh phúc, bình an.
Kiểu dáng bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy
Điều đầu tiên gây thiện cảm đối với người nhìn chính là kiểu dáng chiếc bàn thờ. Có các kiểu dáng bàn thờ gia tiên phổ biến như: bàn thờ đứng, bàn thờ treo tường, bàn thờ án gian, sập thờ,… Mỗi loại bàn thờ mang một đặc tính khác nhau phù hợp với các kiểu không gian khác nhau.
Đa số người sử dụng thường lấy tiêu chí sự vuông vức, chắc chắn từ phần chân cho tới phần ban để lựa chọn loại bàn thờ phù hợp.
Dựa vào kích thước không gian, bàn thờ đứng và án gian sẽ thích hợp cho phòng thờ có diện tích vừa và lớn, hoặc cho các nhà thờ họ, đình, chùa,… Bàn thờ treo tường sẽ sử dụng cho phòng thờ có diện tích nhỏ hơn như phòng thờ chung cư.
Bạn cũng có thể tự thiết kế kiểu dáng cho bàn thờ dựa trên độ phù hợp với không gian. Nếu nhà quá hẹp, vách ngăn bàn thờ là một giải pháp hoàn hảo.
Một chiếc bàn thờ có kiểu dáng đẹp sẽ mang lại cảm giác bình an, tĩnh lặng cho người nhìn. Nó toát lên vẻ tinh tế, sang trọng và hiện đại cho nơi thờ tự, tăng vẻ trang nghiêm cho không gian thờ cúng.
Kích thước bàn thờ
Kích thước bàn thờ gia tiên là một trong những yếu tố quan trọng, nó được quyết định bởi diện tích nơi thờ tự. Kích thước to, nhỏ sẽ quy định phần lễ vật mà gia chủ dâng lên tổ tiên.
Sự cân đối và phù hợp trong kích thước với không gian quyết định tính thẩm mỹ và phong thủy. Người ta thường căn cứ vào cung, mệnh năm sinh của gia chủ để chọn chiều sâu, chiều cao và chiều dài chuẩn của bàn thờ gia tiên. Dùng thước lỗ ban và lựa chọn các cung cát, lợi để đo đạc sẽ giúp gia đình đón vận khí tốt, rước may mắn về nhà.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần lưu ý sự tương đối giữa kích thước của bàn thờ và vị trí đặt ảnh của người đã khuất. Kích thước chênh lệch quá lớn có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ của bàn thờ và phong thuỷ của nơi thờ tự.
Bàn thờ gia tiên kích thước chuẩn phong thủy mang lại tài lộc
Chất liệu
Chất liệu của bàn thờ hiện nay rất đa dạng. Các loại gỗ tự nhiên thường được sử dụng là gỗ hương, gỗ gụ, gỗ gõ, gỗ sồi, gỗ mít,… với mức giá chênh lệch tuỳ thuộc vào mức độ quý hiếm của gỗ.
Chất liệu gỗ sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm. Hơn nữa, một số loại gỗ được xem là phù hợp để sản xuất bàn thờ sẽ có giá cả đắt hơn so với những chất liệu khác.
Loại gỗ đủ trưởng thành khi khai thác và sử dụng sẽ không bị mối mọt, ẩm mốc hay ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Gỗ tốt cho ra sản phẩm bàn thờ gia tiên mang màu sắc đẹp, bền màu với thời gian hơn hẳn các loại sơn thông thường.
Màu sắc và hoa văn
Đa số các sản phẩm bàn thờ gia tiên đều được chạm trổ hoa văn uyển chuyển, tinh tế và chân thực. Tuy chỉ đơn thuần là những hình ảnh vô cùng quen thuộc như cái cây, bông hoa, chiếc lá hay con người Việt Nam nhưng nó toát lên vẻ đẹp bình dị, và sâu xa hơn đó chính là công lao, là truyền thống quý báu của cha ông ta.
Việc chọn lựa bàn thờ cần đúng với thuần phong mỹ tục, nhưng cũng không nên chọn những chiếc bàn thờ có đường nét hoa văn quá rườm rà, rối mắt.
Gam màu chủ đạo thường được sử dụng trong không gian thờ tự là tone nâu trầm. Tuy nhiên, với các kiểu thiết kế đa dạng như ngày nay, bạn cũng có thể lựa chọn gam vàng sáng cho không gian hiện đại, sang trọng. Với kiểu nhà thờ họ, có thể lựa chọn kiểu bàn thờ được sơn son thếp vàng để tôn giá trị gia tộc.
Hướng dẫn lập bàn thờ gia tiên tại nhà chuẩn phong thuỷ
Lập bàn thờ gia tiên cần lưu ý những gì?
Trong thờ cúng tổ tiên, quan trọng nhất là ở cái tâm của người thờ cúng, điều này không có nghĩa là không cần xem trọng đến hình thức. Bàn thờ phải được đặt ở nơi yên tĩnh, trang trọng và lịch sự nhất trong nhà. Bởi đó là nơi linh thiêng, nơi bày tỏ lòng biết ơn với ông bà tổ tiên. Đặt bàn thờ ở nơi phạm phải điều kiêng kỵ sẽ đem lại những điều rủi ro cho gia đình.
Về vị trí, bàn thờ gia tiên phải được đặt ở nơi cao nhất trong nhà. Nếu không gian nhà bạn quá chật hẹp, bạn có thể đặt phòng thờ trong phòng khách, sao cho đảm bảo về độ sáng, sự yên tĩnh và tính trang nghiêm, để bàn thờ dễ tụ khí hơn.
Một số kiểu dáng bàn thờ được thiết kế dành riêng cho các không gian cụ thể như: Bàn thờ đứng, kệ thờ, tủ thờ, án gian thờ dùng cho phòng thờ gia đình, nhà thờ họ. Trong khi đó, bàn thờ treo tường lại dành riêng cho loại hình nhà chung cư, nhà có diện tích nhỏ Vậy, lập bàn thờ gia tiên thế nào là chuẩn phong thủy? Cần chuẩn bị những lễ vật gì?
Lập bàn thờ gian tiên chuẩn phong thủy nhất 2022
Cách lập bàn thờ gia tiên truyền thống
1. Chọn vị trí và hướng đặt
Khi chọn hướng đặt, thông thường các gia đình Việt thường dựa theo tuổi, mệnh của gia chủ. Việc này có thể nhờ thầy phong thủy đến xem, hoặc có thể dựa theo những kiến thức dân gian để tự xác định.
2. Các vật phẩm cần thiết và quan trọng trên bàn thờ
Bước cơ bản tiên quyết để có một bàn thờ gia tiên hoàn chỉnh chính là chuẩn bị lễ vật. Tuỵ có thể chỉ là những món đồ thờ cúng đơn giản nhưng có ý nghĩa thể hiện thành ý, sự tôn trọng của gia chủ với gia tiên.
Một bộ lễ vật cơ bản khi thờ cúng thường bao gồm:
-
Di ảnh: là tấm ảnh chân dung của người đã khuất để khi nhìn vào, con cháu tưởng nhớ về tổ tiên mình. Di ảnh được treo trên tường đặt theo quy tắc: nam- tả, nữ- hữu tính từ phía trong bàn thờ nhìn ra.
-
Bát hương (nhang): Đây là linh hồn của bàn thờ gia tiên, nơi con cháu dâng lên tổ tiên những nén hương, được coi là cách “mời” người đã khuất về hưởng lễ vật. Bát hương có thể làm bằng gốm sứ và không nên để quá đầy tro. Khi thắp hương chỉ nên thắp một hoặc 3 nén hương.
-
Đèn thờ: Là vật mang lại ánh sáng, sự ấm cúng cho không gian thờ, giúp bàn thờ dễ tụ khí và xua đuổi vận xui. Đèn thờ bao gồm đèn thái cực có ánh sáng màu đỏ hoặc vàng yếu và đèn lưỡng nghi phục vụ việc thắp sáng (ngày xưa thường dùng nến, nay dùng đèn điện)
-
Bình hoa – mâm quả: Đây là thứ tất yếu mà bàn thờ gia tiên nào cũng phải có.Theo dân gian, con cháu chỉ sử dụng đồ tươi dâng lên tổ tiên. Riêng hoa có thể chọn hoa giả hoặc hoa sen đúc đồng. Bình hoa đặt ở bên phải, mâm quả đặt ở bên trái.
-
Bộ chén nước hay kỷ ấm chén thờ: Thường gồm từ 3 đến 5 chén đặt ở phía trước bát hương nếu nhìn từ ngoài vào, dùng để đựng rượu.
-
Mâm bồng hay còn gọi là mâm đựng lễ: thường được đặt đối diện với di ảnh thờ.
-
Một số đồ lễ không bắt buộc phải có trên bàn thờ gia tiên như: Khám thờ – ngai thờ, Đỉnh hương, đài đựng rượu, ống đựng hương, đũa thờ,… tuỳ thuộc vào nhu cầu và tôn giáo mà những đồ này có thể có hoặc không đều được.
Các vật phẩm cần thiết và quan trọng trên bàn thờ gia tiên
3. Thủ tục bốc bát hương
Thủ tục bốc bát hương là thủ tục cần thiết sau khi lập bàn thờ, nên được thực hiện sau khi gia chủ chuẩn bị đầy đủ đồ thờ cúng, để khi bốc bát hương xong có thể đặt lên bàn thờ và làm lễ luôn.
Tùy theo khả năng, niềm tin của mỗi gia đình, gia chủ có thể lập từ 1-3 bát hương. Có thể lập bàn thờ tam cấp, nhị cấp để thờ cúng. Nếu gia đình quan trọng truyền thống lễ nghi, coi trọng việc thờ cúng thì nên bốc 2 bát hương nhỏ và một bát hương to, vừa để thờ cúng thần linh vừa để thờ cúng gia tiên.
Để thực hiện thủ tục bốc bát hương, bạn cần chuẩn bị:
– 1 Bộ bát hương
– Tro bếp hoặc tro của thân lúa nếp khô, dùng để đổ đầy bát hương.
– Tờ hiệu dùng để viết tên gia chủ hoặc tên người được thờ cúng.
– Bộ thất bảo để thu nạp tài lộc, phúc khí có thể là các mẩu vàng, bạc mã não,…Có thể thay bằng vàng lá hoặc vàng thật.
Thủ tục bốc bát hương nên được thực hiện bởi các thầy ở chùa, đình. Các sư thầy có thể giúp bạn chuẩn bị bùa chú và đồ đạc cần thiết. Bốc bát hương ở chùa sẽ được mát mẻ và tốt lành hơn.
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục, vật phẩm, đồ lễ, thủ tục tiếp theo là thực hiện lễ nhập trạch và an vị bát hương. Thủ tục này nhằm mục đích báo với các vị quan cai quản trời đất về sự thay đổi nơi ở của thần linh, gia tiên. Từ đó, các ngài sẽ phù hộ độ trì cho gia đình tránh gặp những điều xui xẻo.
4. Chọn ngày lành
Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ lễ, sắp xếp cho đẹp mắt, hài hòa và chuẩn phong thủy, bạn nên chọn một ngày lành để lập bàn thờ gia tiên. Bởi theo quan niệm xưa, bàn thờ gia tiên chính là nơi ngự của các linh hồn và các vị thần linh đã khuất. Xem ngày tốt, giờ tốt chính là chọn thời điểm thích hợp để thỉnh các ngài về.
Có thể chọn ngày theo lịch vạn sự hoặc theo ngày của thầy phong thủy. Ngày được chọn phải là một ngày đẹp, được tuổi, mệnh của gia chủ, tuyệt đối tránh lập vào những ngày được cho là năm hạn, phạm phải tam tai,…chọn vào ngày xui xẻo có thể mang lại họa cho gia đình.
Ngoài những dịp lễ tết quan trọng, ngày mùng một và ngày rằm âm lịch cũng là những ngày bạn nên thắp hương cho tổ tiên xem như cách để “giao lưu”, trao gửi tâm niệm với người đã khuất. Đồ lễ vào những ngày này đôi khi chỉ cần gói bánh, đĩa trái cây tươi thể hiện lòng hiếu thảo của mình với ông bà tổ tiên.
Mẫu bàn thờ gia tiên kết hợp bàn thờ phật hiện đại
Những lưu ý khi thờ cúng tổ tiên ai cũng nên biết
Dưới đây là một số điều kiêng kỵ khi lập bàn thờ gia tiên mà nếu phạm phải có thể mang lại vận xui cho gia đình bạn.
-
Vị trí đặt bàn thờ phải là nơi thật trang nghiêm, tránh tuyệt đối những nơi như nhà bếp, gầm cầu thang, đối diện cửa nhà tắm, nhà vệ sinh gây ô uế, mất sự linh thiêng.
-
Khi trang trí bàn thờ, không nên chọn tone màu lòe loẹt, cầu kỳ. Điều này vừa gây mất thẩm mỹ, vừa khiến nơi thờ tự trở nên thiếu trang trọng.
-
Quan trọng nhất vẫn là ở cái tâm của gia chủ, nên bài trí bàn thờ cần thể hiện sự kín đáo, giản dị, cân đối sao cho không phô trương, giữ được nét truyền thống trong phong tục lâu đời của người Việt.
-
Bản chất bàn thờ mang tính âm, nên gia chủ lưu ý không nên sử dụng nhiều cây trang trí mang tính âm.
-
Bàn thờ gia tiên phải đặt ở nơi yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Không đặt bàn thờ trong phòng ngủ, điều này thể hiện sự bất kính với gia tiên.
-
Không đặt gương phản chiếu đối diện bàn thờ. Không đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào, nếu không gian quá nhỏ, bạn nên che rèm để tách biệt với không gian thờ cúng.
-
Đặt bàn thờ Phật lên trên, có vị trí cao hơn bàn thờ tổ tiên. Hoặc đặt bàn thờ gia tiên bên hông bàn thờ Phật, được coi như cách để hưởng phúc ân từ Phật khi gia chủ bái lạy.
Bài trí bàn thờ chuẩn phong thuỷ mang lại vượng khí, giúp gia đình bình an, may mắn, tài lộc.
Gỗ Đẹp mong rằng, bài viết trên đây đã mang đến đầy đủ và chi tiết những thông tin mà bạn đọc cần.
Hy vọng nhờ bài viết có thể giúp bạn tìm được sản phẩm bàn thờ gia tiên phù hợp với mong muốn và nhu cầu sử dụng của gia đình, cả về thẩm mỹ và chất lượng.
Nếu gặp khó khăn trong việc chọn lựa mẫu sản phẩm, bạn đọc có thể truy cập trang web: xuonggodep.com.vn của chúng tôi để tham khảo vô vàn những sản phẩm bàn thờ do chính công ty thiết kế, thi công và sản xuất cũng như được tư vấn miễn phí từ đội ngũ nhân viên!