Hình bình hành. Tính chất và dấu hiệu, công thức tính chu vi, diện tíc

Hình bình hành được biết đến rất nhiều ở các bài tập toán hình. Bài viết giới thiệu về hình bình hành này đã được đội ngũ thầy cô gia sư dạy toán tại trung tâm gia sư Nhân Đức biên soạn nội dung kỹ càng, chính xác. Hình bình hành. Tính chất và dấu hiệu, công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành

  1. 1. Hình bình hành là gì?

– Hình bình hành trong hình học Euclid là một hình tứ giác được tạo thành khi hai cặp đường thẳng song song cắt nhau. Hình bình hành là một hình thang có hai cạnh bên song song. Hình bình hành. Tính chất và dấu hiệu, công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành

  1. 2. Tính chất hình bình hành

– Trong một hình bình hành có:

+ Các cạnh đối song song và bằng nhau

+ Các góc đối bằng nhau

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường Hình bình hành. Tính chất và dấu hiệu, công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành

  1. 3. Các dấu hiệu nhận biết hình bình hành

– Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành

Tứ giác ABCD có AB // CD và AD // CB thì ABCD là hình bình hành

– Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành

Tứ giác ABCD có AB = CD, AD = BC thì ABCD là hình bình hành

– Tứ giác có một cặp cạnh đối vừa bằng nhau và vừa song song là hình bình hành

Tứ giác ABCD có AB // CD và AB = CD hoặc AD // BC và AD = BC thì ABCD là hình bình hành

– Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành

– Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành

Tứ giác ABCD có AC cắt BD tại O. Nếu OA = OC, OB = OD thì ABCD là hình bình hành

Xem thêm: học với gia sư Toán lợi ích thế nào?

  1. 4. Chu vi hình bình hành

– Chu vi hình bình hành bằng tổng độ dài bốn cạnh của hình bình hành. Nói cách khác, chu vi hình bình hành bằng hai lần tổng độ dài một cặp cạnh kề nhau bất kì của hình bình hành. Hình bình hành. Tính chất và dấu hiệu, công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành

– Công thức chu vi hình bình hành: P = a + a + b + b = 2x(a+b)

– Ví dụ: Cho hình bình hành có cạnh đáy 12 cm, cạnh bên bằng 7 cm, chiều cao bằng 5 cm. Hãy tính chu vi hình bình hành đó?

Bài giải

Chu vi hình bình hành đó là:

2 x (12 + 7) = 38 (cm)

Đáp số: 38 cm

  1. 5. Diện tích hình bình hành

– Diện tích của hình bình hành bằng chiều cao nhân với cạnh đáy tương ứng của nó. Hình bình hành. Tính chất và dấu hiệu, công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành

– Công thức tính diện tích hình bình hành: S = a x h

Trong đó: S là diện tích hình bình hành

h là chiều cao của hình bình hành

a là độ dài cạnh đáy tương ứng

– Ví dụ: Cho hình bình hành có cạnh đáy 12 cm, cạnh bên bằng 7 cm, chiều cao bằng 5 cm. Hãy tính diện tích hình bình hành đó?

Bài giải

Diện tích hình bình hành đó là:

12 x 5 = 60 (cm2)

Đáp số: 60 cm2

  1. 6. Các dạng toán thường gặp với hình bình hành

– Dạng 1: Vận dụng tính chất hình bình hành để chứng minh tính chất hình học và tính toán

Phương pháp: Sử dụng tính chất hình bình hành

Trong hình bình hành:

+ Các cạnh đối bằng nhau

+ Các góc đối bằng nhau

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

– Dạng 2: Vận dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình bình hành

Phương pháp: Dấu hiệu nhận biết

+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành

+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành

Xem thêm: có nên tìm gia sư dạy kèm tại nhà hỗ trợ môn Toán

Bài viết được biên soạn bởi Gia sư Nhân Đức

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *