HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI
LƯƠN ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
- Lươn giống và mật độ thả:
- Lươn có 3 loại :
+ Loại màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất.
+ Loại màu vàng xanh, phát triển bình thường.
+ Loại màu xám tro, chậm lớn.
- Bắt từ các nguồn sau:
+ Bắt trực tiếp lươn sẵn có trong tự nhiên (từ tháng 6 – 10 hằng năm).
- Thu gom mua ở chợ.
- Chọn lươn nuôi cho đẻ:
+ Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất: 40 – 60 con/kg.
+ Lươn giống thả nuôi phải đồng cỡ, không bị xây xát, khỏe mạnh.
+ Mật độ thả : 40 – 50 con/m2.
Kỹ thuật sinh sản, nuôi lươn đồng
Thứ ăn cho lươn có bán trên thị trường chưa!
Kỹ thuật sinh sản lươn bán nhân tạo Sơn Đốt
- Phương pháp thuần dưỡng lươn
Do không rõ nguồn gốc, phương pháp đánh bắt lươn giống nên việc thuần dưỡng lươn sẽ quyết định sự thành công hay thất bại trong nuôi thương phẩm.
Quá trình thuần dưỡng được tiến hành theo các bước sau:
- Nên có nhiều bể để thuần dưỡng có thể chứa nhiều cỡ lươn khác nhau.
- Bể thuần dưỡng để nơi thoáng mát và yên tỉnh, tránh ánh nắng trực tiếp (đặt ở chổ có bóng râm hoặc có mái che).
- Tránh gây chấn động trong thời gian thuần dưỡng và nuôi thương phẩm.
- Lươn thu gom về phải đi đưa qua nước muối 4 – 5o/00 để xử lý. Sau đó vớt ra và phân loại lần hai trước khi đưa vào nuôi thương phẩm.
- Trong 2 – 3 ngày không cho lươn ăn tạo điều kiện thích nghi với môi trường nuôi nhốt. Mật độ thuần dưỡng 2 – 4 kg/m2.
- Ngâm tắm cho lươn bằng một số hóa chất, thuốc kháng sinh được Bộ Thủy sản cho phép sử dụng .
- Mực nước trong bể không quá 20 – 30 cm.
- Nguồn nước đất sét không nhiễm thuốc Bảo vệ thực vật, hóa chất công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
- Điều kiện môi trường thích hợp: Nhiệt độ từ 230C – 280C; pH từ 6,5 – 8,0. Độ mặn không quá 6o/oo.
- Tùy thuộc vào quá trình thuần dưỡng mà có biện pháp xử lý cụ thể, thay nước 1 – 2 lần/ngày (nước bị nhiễm bẩn nhiều hay ít do chất thải của lươn tiết ra). Ngoài bể nuôi nên có một bể chứa nước để thay lúc cần thiết.
- Sau 1 tuần, cho ăn một ít trùn hoặc một số loại thức ăn mà lươn ưa thích.
- Theo dõi hoạt động và mức ăn mồi của lươn để phòng trị bệnh kịp thời.
- Sau 10 – 15 ngày, cho lươn vào bể nuôi thương phẩm.
- Xây dựng ao nuôi
Nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất lựong nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước. Hình dáng kích thước bể tùy theo quy mô nuôi mà quyết định, bể nhỏ có thể vài m2, nhìn chung từ 10 – 30m2 là thích hợp, bể nổi hoặc bể xi măng đều được, chỉ cần nắm vững nguyên tắc để đề phòng không cho lươn bò đi, cấp thoát nước thuận tiện. Có thể thiết kế theo 2 kiểu bể nuôi lươn như sau :
a/ Nuôi lươn trong bể lót bạt
Chọn nơi đất cứng, đào sâu xuống 20 – 40cm, lấy đất đào ao đắp bờ cao 40 – 60 cm, rộng 1m. Bể nuôi có chiều cao khoảng 1m; bờ phải nện chặt từng tầng lớp một, đáy ao sau khi đào xong cũng phải nện và lót chặt. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, các bể nuôi lươn có diện tích từ 10 – 50 m2. Xung quanh bờ và đáy ao có thể dùng ni-lon để lót hoặc bờ ao có thể xây cao có gờ hoặc lưới giăng để tránh lươn vượt bò đi mất khi có điều kiện thuận lợi. Nơi nuôi lươn phải có điều kiện thay nước thuận lợi và cũng cần tạo nơi cho lươn trú ẩn gần giống như quang cảnh tự nhiên.
Đáy bể có thể phủ một lớp đất thịt pha sét (đất ruộng đang canh tác). Lớp đất này chiếm từ 1/3 – 1/2 diện tích bể, bề cao lớp đất từ 0,5 – 0,8m. Mực nước trong bể nuôi từ 20 – 30cm. Mức nước sâu quá ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của lươn.
Trong ao có thể thả một ít lục bình, rau mác, rau dừa hoặc cỏ tạo điều kiện sinh thái giống như tự nhiên làm nơi trú ẩn cho lươn; xung quanh ao có bóng râm, hoặc có giàn lưới để che mát giảm bớt nhiệt độ nước ao và hạn chế lá cây rụng vào bể nuôi.
- Nuôi lươn trong bể xi măng
Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sau khi đã sửa chữa lại để nuôi lươn.
Nếu xây bể nuôi mới thì nên xây nửa nổi, nửa chìm với chiều cao khoảng 1m với diện tích từ 6 – 20 m2. Bể có dạng hình chữ nhật chiều rộng 2 – 4m để dễ dàng chăm sóc. Tốt nhất nên chia bể thành 3 ngăn: Ngăn cho lươn sinh sống (A) lớn nhất, ngăn thứ hai (B) nhỏ hơn cho lươn đẻ và cho ăn và ngăn thứ ba (C) dùng để thu hoạch.
Hình nuôi lươn trong bể xi măng
Ngăn A có phủ một lớp bùn non và thân chuối như đối với ao nuôi và cách đáy bể 30 cm có lổ thoát nước. Xếp gạch ở đáy trong ngăn này thành nhiều ngách. Ngăn B xây vách bằng gạch hình mắt cáo cho lươn chui ra vào và quanh bên có đắp đất sét và đất thịt thành bờ rộng 0,5 m để lươn làm tổ đẻ. Ngăn C kín và thông với ngăn B bằng một ống có đường kính 20 cm và có lổ thoát nước ra ngoài có lưới chắn dạng chảy tràn phòng khi mưa to nước đầy, lươn sẽ thoát ra ngoài
- Bố trí bể nuôi
- Bố trí 1cù lao bằng đất sét pha thịt (đất ruộng đang canh tác) cao khoảng 0,6 – 0,8m tạo môi trường cho lươn đào hang trú ẩn; diện tích cù lao đất chiếm từ 1/2 – 2/3 diện tích đáy bể. Trên mặt cù lao trông cây cỏ thủy sinh như cỏ, rau mác, lục bình, khoai môn nước,…tạo cảnh quang thiên nhiên thích hợp cho lươn.
- Đổ 1 lớp bùn đáy cao khoảng 0,3 – 0,4 m, nên độn thêm rơm, cây chuối mục để tạo môi trường trú ẩn cho lươn. Có thể dùng dây nilon bó thành chùm, vùi vào lớp bùn tạo điều kiện thích hợp cho lươn trú ẩn. Lớp bùn đất này không chứa các mảnh vụn bén nhọn.
- Lươn không ưa ánh sáng, nên khi bố trí bể nuôi phải có mái che hoặc làm giàn trồng cây leo tránh được sự thay đổi môi trường một cách đột ngột.
- Giữ mức nước cao khoảng 0,2- 0,3m, phía trên có ống thoát nước có bịt lưới để nước có thể thoát ra ngoài và tránh lươn bò đi khi nước dâng lên tràn bể. Khi mức nước sâu quá, lươn vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể làm lươn chậm lớn.
- Bố trí vài bóng đèn nhỏ cách mặt nước 30 – 40 cm thu hút côn trùng rớt trên mặt nước làm thức ăn bổ dưỡng cho lươn và còn bảo vệ bể nuôi
- Vào những lúc trời mưa, lươn thường tìm đường thoát đi, vì vậy nên bao lưới quanh bể nuôi hạn chế lươn bò trốn. Ngoài ra còn phải phòng địch hại như mèo, chuột, chim.
- Thức ăn :
Sau khi trải qua thời gian thuần dưỡng, lươn đã quen với điều kiện nuôi nhốt, việc bố trí thức ăn được tiến hành từng bước như sau:
Nên cho lươn ăn vào buổi tối và chọn loại thức ăn lươn ưa thích như giun đất (12% trọng lượng lươn). Sau 10 – 15 ngày có thể cho ăn theo khẩu phần 5 – 8% trọng lượng lươn nuôi. Thời điểm cho ăn thích hợp nhất: từ 15- 17 giờ.
Theo dõi mức ăn của lươn để hạn chế thức ăn thừa, 1 – 2 giờ sau khi cho lươn ăn nên kiểm tra và vớt bỏ phần thức ăn thừa.
Thức ăn cho lươn bao gồm nhiều loại: xác động vật chết, giun, ốc, cá, tép vụn, phế phẩm lò mỗ,…nên cho lươn ăn thức ăn còn tươi hạn chế thức ăn bị hôi thối. Hiện nay người dân ĐBSCL tận dụng ốc bươu vàng vào mùa nước nổi để làm thức ăn cho lươn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Khẩu phần ăn 5 – 8% trọng lượng lươn thả.
- Chăm sóc và quản lý: a/ Cách cho ăn
Thời gian nuôi thích hợp nhất từ tháng 6 – 12, lươn ăn mạnh và phát triển tốt nhất vào tháng 6 – 10. Trong quá trình chăm sóc, khi cho lươn ăn phải nắm vững nguyên tắc “4 định” (định chất, định lượng, định thời gian, định vị trí) để điều chỉnh lượng thức ăn một cách hợp lý.
Ðịnh chất là thức ăn phải luôn tươi sống, tuyệt đối không cho ăn thức ăn cũ ôi thiêu .
Ðịnh lượng là vừa đủ no, không để thức ăn thừa (lươn rất tham ăn dễ bị bội thực). Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ cao cho ăn số lượng nhiều hơn, lúc đầu cho ăn khoảng 1 – 2% và khẩu phần tăng dần lên 5 – 8% trọng lượng lươn.
Ðịnh thời gian tức là từ 15 – 17h chiều, sau khi lươn đã quen có thể cho ăn sớm dần và tập thành cho ăn ban ngày.
Ðịnh vị là chỗ cho ăn phải cố định, sàn cho ăn bằng gỗ hoặc tre, sàn làm bằng lưới rây hoặc rổ thưa b/ Quản lý nước nuôi
Giữ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm: Ao nuôi lươn yêu cầu nước sạch, hàm lượng O2 trên 2mg/l. Do bể nuôi lươn rất cạn chỉ có 20 – 30 cm mà thức ăn lại giàu đạm nên nước rất dễ bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến tính bắt mồi và sinh trưởng của lươn. Khi nước quá bẩn thì nửa thân trước của lươn thẳng đứng trong nước, đầu nhô lên mặt nước để thở. Khi gặp hiện tượng đó phải nhanh chóng thay nước mới vào. Ðể phòng tránh nước nhiễm bẩn thì từ 2 – 3 ngày thay nước 1 lần. Lượng nước thay tối đa 70% lượng nước nuôi. Mùa hè nhiệt độ cao nên thay nước hằng ngày và thường xuyên vớt bỏ thức ăn thừa, rác bẩn trong bể nuôi,…
Giữ nhiệt độ ổn định: Do mức nước sử dụng để nuôi lươn chỉ có 20- 30 cm, nên bể nuôi phải che bằng giàn lưới hoặc thả một ít rong bèo hoặc trồng cây cỏ thủy sinh.
Giữ lươn không bò trốn: Vào những lúc trời mưa lươn rất hay bò trốn đi nơi khác; nhất là lúc trời mưa liên tục, nước dâng lên, lươn theo đáy, hoặc chỗ cống bị thủng lươn cũng theo đấy bò đi ngoài,… Vì vậy, bể nuôi phải được thiết kế đúng theo yêu cầu kỹ thuật, phải thường xuyên kiểm tra phát hiện có những khe hở phải kịp thời sửa chữa.
- Thu hoạch
Tùy theo kích thước thả mà quyết định thời gian thu hoạch hợp lý. Thông thường, cỡ lươn giống thả thích hợp từ 50 – 60 con/kg; thời gian nuôi từ 5 – 6 tháng lươn có thể đạt được 150 – 220g/con. Nếu quy cách thả 15- 20 con/ kg, thời gian nuôi chỉ có 2,5 – 3 tháng. Công việc thu hoạch cần tiến hành theo các bước như sau:
- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và dụng cụ bắt lươn: vợt, thùng chứa, sọt,…
- Phương tiện vận chuyển lươn: thùng tôn hoặc bạt lót có nước sạch đặt trên ô tô hoặc ghe,…
- Rút cạn nước, dọn sạch cỏ, lục bình trong bể nuôi; cần có đội ngũ lao động khỏe chuyển bớt đất trong bể ra ngoài, sau đó tiếp tục chuyển đất sang một góc bể; do bị động nên lươn gom về góc bể trống và lươn có thể được thu gom, chuyển đi.
Cách tiến hành thu hoạch và vận chuyển:
- Chọn thời điểm thu lươn vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
- Nên bắt từng mẽ và thu gọn, vận chuyển nhanh.
- Rửa sạch bùn đất bám trên da và mang lươn trong bể chứa tạm trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
- Không chuyển lươn với mật độ quá cao làm lớp lươn bên dưới bị đè dẹp dễ bị ngộp và chết.
- Tốt nhất sau khi thu hoạch ta nên vận chuyển ngay.
- Năng suất: Lươn nuôi trong bể năng suất đạt từ 6 – 10kg/m2/vụ. Trong năm có thể tiến hành thả 2- 3 vụ nuôi trong năm.
Mai Thị Thanh Giang
Đơn vị thực hiện: Sở NN&TPNT An Giang