Nội dung
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các dặc trưng cơ bản của nó.
Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
I – NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
1. Nói đến ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học) trước hết là nói đến ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.
Ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng trong lời nói hằng ngày và cả trong văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, trong văn bản chính luận, để cho lí lẽ và lập luận có sức thuyết phục, lay động lòng người, người viết vẫn có lúc dùng những từ ngữ và viết những câu văn có tính hình tượng cụ thể và giàu sức biểu cảm. Ví dụ:
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được phân chia thành ba loại:
– Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự,…
– Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ (nhiều thể loại khác nhau),…
– Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng,…
Mỗi loại trên đây lại có thể chia thành nhiều thể. Trong các thể loại này, các phương tiện diễn đạt có tình nghệ thuật đan xen lẫn nhau để người đọc thẩm bình, thưởng thức, giao cảm: hoặc là cái hay của âm điệu, hoặc vẻ đẹp chân thực sinh động của hình ảnh, hoặc những cảm xúc chân thành gợi ra những nỗi niềm vui, buồn, yêu, thương trong cuộc sống.
Như thế, ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ thực hiện chức năng thông tin, mà điều quan trọng là nó thực hiện chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc.
Ví dụ:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao)
Ngôn ngữ trong bài ca dao này không chỉ để thông tin về nơi sinh sống, cấu tạo, hương vị và sự trong sạch của cây sen, mà quan trọng là khẳng định và nuôi dưỡng một tư tưởng, một cảm xúc thẩm mĩ: cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn ngay trong những môi trường có nhiều cái xấu.
Ngôn ngữ nghệ thuật tuy lấy ngôn ngữ tự nhiên, hằng ngày làm chất liệu nhưng khác với ngôn ngữ hằng ngày ở chức năng thẩm mĩ. Phẩm chất thẩm mĩ mà nó có được là do sự lựa chọn, xếp đặt, trau chuốt, tinh luyện của người sử dụng theo các mục đích thẩm mĩ khác nhau.
GHI NHỚ
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thảm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
II – PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Tuy ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng đa dạng về thể loại, phong phú về màu sắc, biến hoá về tính sáng tạo nhưng đều thống nhất ở ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá. Các đặc trưng này làm nên phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
1. Tính hình tượng
Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
Ví dụ: trong bài ca dao về cây sen ở trên, nội dung tư tưởng, tình cảm, cảm xúc về cái đẹp không phải được biểu hiện trực tiếp qua từ ngữ và câu văn thông thường mà qua các hình tượng cụ thể (lá xanh, bông trăng, nhị vàng), và qua cả các lớp lang trong ngoài để gợi tả,… Hơn nữa, bao trùm lên tất cả là hình tượng sen như là một tín hiệu thẩm mĩ về phẩm chất thanh cao, đẹp đẽ trong tự nhiên và cả trong xã hội loài người.
Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh,… Những phép tu từ này được dùng sáng tạo, hoặc đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau. Sau đây là một số ví dụ:
– So sánh:
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!
(Tố Hữu, Ta đi tới)
– Ẩn dụ:
Nhưng cũng có những cây vượt lên được đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng.
(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)
– Hoán dụ:
Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dận tộc anh hùng.
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
(Tố Hữu, Ta đi tới)
Như một kết quả tất yếu của tính hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa. Từ ngữ, câu văn, hình ảnh hoặc toàn bộ văn bản nghệ thuật có khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau. Một từ sáng đặt đúng chỗ trong câu thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” (Khương Hữu Dụng) vừa có khả năng tạo nên một hình ảnh cụ thể, rõ nét, vừa gợi nhiều liên tưởng, từ đó hàm chứa những ý nghĩa sâu xa. Hình tượng “bánh trôi nước” trong bài thơ cùng tên của nữ sĩ Hồ Xuân Hương không chỉ miêu tả về một món ăn dân tộc, mà còn ngụ ý nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội lúc đó, đồng thời khẳng định vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của họ.
Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật cũng quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn. Người viết chỉ dùng một vài câu (thậm chí thay đổi một vài từ) mà có thể gợi ra những hình tượng khác nhau: hình tượng bánh trôi nước, hình tượng người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp trong cảnh “bảy nổi ba chìm”.
2. Tính truyền cảm
Trong lời nói đã chứa đựng những yếu tố tình cảm, thể hiện ở sự lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ: từ ngữ, câu, cách nói, giọng điệu,…
Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thích,… như chính người nói (viết). Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hoà đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc cho người đọc.
Năng lực gợi cảm xúc của ngôn ngữ nghệ thuật có được là nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ để miêu tả, bình giá đối tượng khách quan (truyện và kịch) và tâm trạng chủ quan (thơ trũ tình). Ngôn ngữ thơ thường giàu hình ảnh, nhưng có khi không có hình ảnh mà vẫn có sức hấp dẫn lạ thường, do sự cảm thông sâu sắc với số phận, hoàn cảnh của con người. Ví dụ:
Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Văn xuôi nghệ thuật cũng rất dồi dào cảm xúc. Đó là nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ tự sự, miêu tả với biểu cảm. Đoạn văn đã dẫn (mục II.1) của Nguyễn Trung Thành trong Rừng xà nu miêu tả rất cụ thể, với hình ảnh rõ nét, đồng thời bộc lộ rõ cảm xúc của người viết và khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc.
3. Tính cá thể hoá
Ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt chung của cộng đồng nhưng khi được các nhà văn nhà thơ sử dụng thì ở mỗi người lại có khả năng thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng, không dễ bắt chước, pha trộn. Chẳng hạn, giọng thơ Tố Hữu không giống với giọng thơ Chế Lan Viên, giọng thơ Xuân Diệu không giống giọng thơ Huy Cận, câu văn Nam Cao khác câu văn Nguyễn Công Hoan. Sự khác nhau về ngôn ngữ là ở cách dùng từ, đặt câu và ở cách sử dụng hình ảnh, bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết. Chính những biện pháp xử lí ngôn ngữ đã tạo ra giọng điệu riêng, phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật.
Tính cá thể hoá còn được thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật (ví dụ: lời nói của Chí Phèo khác lời nói của Bá Kiến,…); ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống trong tác phẩm (ví dụ: cùng là trăng nhưng trong những tình huống khác nhau của Truyện Kiều lại được miêu tả cụ thể gợi những vẻ đẹp không giống nhau, không lặp lại nhau). Tính cá thể hoá tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo mới lạ, không trùng lặp.
GHI NHỚ
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuạt có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá.
III – LUYỆN TẬP
1. Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.
2. Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá), đặc trưng nào là cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?
3. Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn từ đó.
a) “Nhật kí trong tù” /…/ một tấm lòng nhớ nước.
(Theo Hoài Thanh)
(biểu hiện, phản ánh, thấm đượm, canh cánh, bộc lộ,…)
b)
Ta tha thiết tự do dân tộc
Không chỉ vì một dải đất riêng
Kẻ đã /…/ trên mình ra thuốc độc
/…/ màu xanh cả Trái Đất thiêng.
(Theo Tố Hữu)
– Dòng 3 (gieo, vãi, phun, rắc)
– Dòng 4 (huỷ, diệt, tiêu, triệt, giết)
4. Có nhiều bài thơ của các tác giả khác nhau viết về mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể hoá trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó trong ba đoạn thơ sau:
a) Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như từng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
(Nguyễn Khuyến, Thu vịnh)
b) Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
(Lưu Trọng Lư, Tiếng thu)
c) Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các dặc trưng cơ bản của nó.Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.1. Nói đến ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học) trước hết là nói đến ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.Ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng trong lời nói hằng ngày và cả trong văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác. Chẳng hạn, trong văn bản chính luận, để cho lí lẽ và lập luận có sức thuyết phục, lay động lòng người, người viết vẫn có lúc dùng những từ ngữ và viết những câu văn có tính hình tượng cụ thể và giàu sức biểu cảm. Ví dụ:Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.(Hồ Chí Minh,Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được phân chia thành ba loại:- Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự,…- Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ (nhiều thể loại khác nhau),…- Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng,…Mỗi loại trên đây lại có thể chia thành nhiều thể. Trong các thể loại này, các phương tiện diễn đạt có tình nghệ thuật đan xen lẫn nhau để người đọc thẩm bình, thưởng thức, giao cảm: hoặc là cái hay của âm điệu, hoặc vẻ đẹp chân thực sinh động của hình ảnh, hoặc những cảm xúc chân thành gợi ra những nỗi niềm vui, buồn, yêu, thương trong cuộc sống.Như thế, ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ thực hiện chức năng thông tin, mà điều quan trọng là nó thực hiện chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc.Ví dụ:Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhị vàngNhị vàng bông trắng lá xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.(Ca dao)Ngôn ngữ trong bài ca dao này không chỉ để thông tin về nơi sinh sống, cấu tạo, hương vị và sự trong sạch của cây sen, mà quan trọng là khẳng định và nuôi dưỡng một tư tưởng, một cảm xúc thẩm mĩ: cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn ngay trong những môi trường có nhiều cái xấu.Ngôn ngữ nghệ thuật tuy lấy ngôn ngữ tự nhiên, hằng ngày làm chất liệu nhưng khác với ngôn ngữ hằng ngày ở chức năng thẩm mĩ. Phẩm chất thẩm mĩ mà nó có được là do sự lựa chọn, xếp đặt, trau chuốt, tinh luyện của người sử dụng theo các mục đích thẩm mĩ khác nhau.Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thảm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.Tuy ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng đa dạng về thể loại, phong phú về màu sắc, biến hoá về tính sáng tạo nhưng đều thống nhất ở ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá. Các đặc trưng này làm nên phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.1. Tính hình tượngTính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.Ví dụ: trong bài ca dao về cây sen ở trên, nội dung tư tưởng, tình cảm, cảm xúc về cái đẹp không phải được biểu hiện trực tiếp qua từ ngữ và câu văn thông thường mà qua các hình tượng cụ thể (lá xanh, bông trăng, nhị vàng), và qua cả các lớp lang trong ngoài để gợi tả,… Hơn nữa, bao trùm lên tất cả là hình tượng sen như là một tín hiệu thẩm mĩ về phẩm chất thanh cao, đẹp đẽ trong tự nhiên và cả trong xã hội loài người.Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh,… Những phép tu từ này được dùng sáng tạo, hoặc đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau. Sau đây là một số ví dụ:- So sánh:Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,Rắn như thép, vững như đồngĐội ngũ ta trùng trùng điệp điệpCao như núi, dài như sôngChí ta lớn như biển Đông trước mặt!(Tố Hữu,- Ẩn dụ:Nhưng cũng có những cây vượt lên được đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng.(Nguyễn Trung Thành,- Hoán dụ:Ta đã lớn lên rồi trong khói lửaChúng nó chẳng còn mong được nữaChặn bàn chân một dận tộc anh hùng.Những bàn chân từ than bụi, lầy bùnĐã bước dưới mặt trời cách mạng.(Tố Hữu,Như một kết quả tất yếu của tính hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa. Từ ngữ, câu văn, hình ảnh hoặc toàn bộ văn bản nghệ thuật có khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau. Một từ sáng đặt đúng chỗ trong câu thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” (Khương Hữu Dụng) vừa có khả năng tạo nên một hình ảnh cụ thể, rõ nét, vừa gợi nhiều liên tưởng, từ đó hàm chứa những ý nghĩa sâu xa. Hình tượng “bánh trôi nước” trong bài thơ cùng tên của nữ sĩ Hồ Xuân Hương không chỉ miêu tả về một món ăn dân tộc, mà còn ngụ ý nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội lúc đó, đồng thời khẳng định vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của họ.Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật cũng quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn. Người viết chỉ dùng một vài câu (thậm chí thay đổi một vài từ) mà có thể gợi ra những hình tượng khác nhau: hình tượng bánh trôi nước, hình tượng người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp trong cảnh “bảy nổi ba chìm”.2. Tính truyền cảmTrong lời nói đã chứa đựng những yếu tố tình cảm, thể hiện ở sự lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ: từ ngữ, câu, cách nói, giọng điệu,…Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thích,… như chính người nói (viết). Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hoà đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc cho người đọc.Năng lực gợi cảm xúc của ngôn ngữ nghệ thuật có được là nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ để miêu tả, bình giá đối tượng khách quan (truyện và kịch) và tâm trạng chủ quan (thơ trũ tình). Ngôn ngữ thơ thường giàu hình ảnh, nhưng có khi không có hình ảnh mà vẫn có sức hấp dẫn lạ thường, do sự cảm thông sâu sắc với số phận, hoàn cảnh của con người. Ví dụ:Đau đớn thay phận đàn bà!Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.(Nguyễn Du,Văn xuôi nghệ thuật cũng rất dồi dào cảm xúc. Đó là nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ tự sự, miêu tả với biểu cảm. Đoạn văn đã dẫn (mục II.1) của Nguyễn Trung Thành trongmiêu tả rất cụ thể, với hình ảnh rõ nét, đồng thời bộc lộ rõ cảm xúc của người viết và khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc.3. Tính cá thể hoáNgôn ngữ là phương tiện diễn đạt chung của cộng đồng nhưng khi được các nhà văn nhà thơ sử dụng thì ở mỗi người lại có khả năng thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng, không dễ bắt chước, pha trộn. Chẳng hạn, giọng thơ Tố Hữu không giống với giọng thơ Chế Lan Viên, giọng thơ Xuân Diệu không giống giọng thơ Huy Cận, câu văn Nam Cao khác câu văn Nguyễn Công Hoan. Sự khác nhau về ngôn ngữ là ở cách dùng từ, đặt câu và ở cách sử dụng hình ảnh, bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết. Chính những biện pháp xử lí ngôn ngữ đã tạo ra giọng điệu riêng, phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật.Tính cá thể hoá còn được thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật (ví dụ: lời nói của Chí Phèo khác lời nói của Bá Kiến,…); ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống trong tác phẩm (ví dụ: cùng là trăng nhưng trong những tình huống khác nhau của Truyện Kiều lại được miêu tả cụ thể gợi những vẻ đẹp không giống nhau, không lặp lại nhau). Tính cá thể hoá tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo mới lạ, không trùng lặp.Phong cách ngôn ngữ nghệ thuạt có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá.1. Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.2. Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá), đặc trưng nào là cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?3. Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn từ đó.a) “Nhật kí trong tù” /…/ một tấm lòng nhớ nước.(Theo Hoài Thanh)(biểu hiện, phản ánh, thấm đượm, canh cánh, bộc lộ,…)b)Ta tha thiết tự do dân tộcKhông chỉ vì một dải đất riêngKẻ đã /…/ trên mình ra thuốc độc/…/ màu xanh cả Trái Đất thiêng.(Theo Tố Hữu)- Dòng 3 (gieo, vãi, phun, rắc)- Dòng 4 (huỷ, diệt, tiêu, triệt, giết)4. Có nhiều bài thơ của các tác giả khác nhau viết về mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể hoá trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó trong ba đoạn thơ sau:a) Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.Nước biếc trông như từng khói phủ,Song thưa để mặc bóng trăng vào.(Nguyễn Khuyến,b) Em không nghe mùa thuLá thu rơi xào xạcCon nai vàng ngơ ngácĐạp trên lá vàng khô.(Lưu Trọng Lư,c) Mùa thu nay khác rồiTôi đứng vui nghe giữa núi đồiGió thổi rừng tre phấp phớiTrời thu thay áo mớiTrong biếc nói cười thiết tha.(Nguyễn Đình Thi,