Giáo án môn Ngữ văn 12 – Phong cách ngôn ngữ khoa học

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án môn Ngữ văn 12 – Phong cách ngôn ngữ khoa học”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tiết theo PPCT: 13 – 14
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
Ngày soạn: 10.09.10
Ngày giảng:
Lớp giảng: 	12A	12C
Sĩ số: 
Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
 1. Hiểu rõ hai khái niệm: Ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ khoa học.
 2.Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong các bài tập, bài làm văn nghị luận và kĩ năng nhận diện phân tích đặc điểm của văn bản khoa học.
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 12
- SGK, SGV Ngữ văn 12
- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Đọc hiểu
- Đàm thoại phát vấn
- Luyện tập
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC (không kiểm tra)
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc ngữ liệu a, b, c -> Xác định nội dung được đề cập trong 3 văn bản? Hãy chỉ ra đặc điểm nổi bật trong 3 văn bản trên?
HS thực hiện GV chốt lại
GV: nhận xét gì về nội dung được đề cập trong các văn bản đó?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: a là văn bản khoa học chuyên sâu, b là văn bản khoa học giáo khoa, c là văn bản khoa học phổ cập
-> Em hiểu văn bản khoa học là gì? Gồm mấy loại?
HS suy nghĩ rút ra kết luận GV chốt lại
GV: - Các văn bản khoa học chuyên sâu: mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu, dùng để giao tiếp giữa những người làm công tác nghiên cứu trong các ngành khoa học.( chuyên khảo, luận án, luận văn, báo cáo khoa học...)
- Các văn bản khoa học giáo khoa: Đảm bảo yêu cầu khoa học và tính sư phạm: Trình bày vấn đề từ thấp đến cao, từ dễ đến khó...dùng trong nhà trường ( Giáo trình, SGK, thiết kế bài dạy...)
- Các văn bản khoa học phổ cập: Cách viết dễ hiểu nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học( Các bài báo, sách phổ biến kiến thức phổ thông)
GV: yêu cầu HS đọc SGK -> thế nào là ngôn ngữ khoa học?
HS thức hiện và trả lời GV chốt lại
GV: yêu cầu HS đọc bài tập 3 phần luyện tập SGK T.76 và làm theo yêu cầu
HS thực hiện -> Gv gợi định hướng dẫn dắt HS làm bài tập
GV: từ việc phân tích ngữ liệu -> rút ra những đặc trưng của PCNNKH?
HS suy nghĩ phát biểu GV chốt lại
GV: yêu cầu HS lam bài tập trong phần Luyện tập -> gọi lên chưa, GV chấm điểm những bài làm tốt
I.Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học :
1. Văn bản khoa học:
a. Ngữ liệu:
- Văn bản a: lịch sử Việt Nam -> mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu
- Văn bản b: định nghĩa Vectơ -> cách trình bày dễ hiểu, ngắn gọn, phù hợp với trình độ của HS
- Văn bản c: suy dinh dương ở trẻ em -> cách trình bày dễ hiểu, nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học
-> Nội dung của 3 văn bản trên đều là những vấn đề khoa học -> văn bản khoa học
b. Khái niệm: là văn bản đề cập đến các vấn đề khoa học
c. Phân loại: 3 loại
- Văn bản khoa học chuyên sâu
- Văn bản khoa học giáo khoa
- Văn bản khoa học phổ cập
2. Ngôn ngữ khoa học
- Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.( KH tự nhiên, KH xã hội )
- Các dạnh của NNKH: 
+ Dạng viết : sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ
 + Dạng nói : yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương
=> Yêu cầu cơ bản : Tính chuẩn xác
II. Đặc trưng của PCNNKH
1. Ngữ liệu
- Tự ngữ: dùng thuật ngữ khoa học – khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay.. và các từ đơn nghĩa thông thường
- Câu văn: 
+ Câu 1: mang tính phán đoán logích
+ Câu 2,3,4: mỗi câu đều chứa đựng q đơn vị thông tin, chứng tích trong khảo cổ học
- Câu tạo câu văn: theo kiểu diễn dịch: câu đầu nêu luận điểm khái quát, các câu sau luận cứ làm luận điểm có sức thuyết phục cao.
2. Đặc trưng của PCNNKH
a. Tính khái quát, trừu tượng: biểu hiện không chỉ ở nội dung mà còn ở các phương tiện ngôn ngữ (thuật ngữ khoa học và kết cấu của văn bản.)
b. Tính lí trí, lôgic: thể hiện ở trong nội dung và ở tất cả các phương tiện ngôn ngữ(từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản.)
c. Tính khách quan, phi cá thể: Hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1 :
a. Nội dung KH: lịch sử VHVN từ 1945 đến đến hết thế kỉ XX 
b. Văn bản thuộc ngành KH XH nhân văn, KHGK
c. Đặc điểm của ngôn ngữ KH:
- Hệ thống đề mục: được sắp xếp từ lớn tới nhỏ, từ khái quát đến cụ thể
- Sử dụng các thuật ngữ KH: Chủ đề, hình ảnh, tác phẩm, phản ánh hiện thực, đại chúng hoá, chất suy tưởng, nguồn cảm hứng sáng tạo.
- Kết cấu: rõ ràng, chặt chẽ, các câu sắp xếp mạch lạc, làm nổ bật lập luận trong từng câu và cả bài.
 2. Bài tập 2 : 
- Đoạn thẳng : đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên / đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
3. Bài tập 4: Chú ý các đặc điểm của PCNNKH phổ cập khi viết đoạn văn
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Về nhà hoàn thành các bài tập vào vở soạn
- Giờ sau trả bài viết số 1

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *