Giáo án môn Ngữ văn 11 – Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn 11 – Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

 – Nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

Tích hợp với các VB vă và tiếng Việt đã học, với hiểu biết về báo chí trong đời sống.

– Bước đầu hình thành các kĩ năng viết một số thể loại báo chí đơn giản, gần gũi với các hoạt động trong nhà trường.

B. Phương tiện thực hiện

– SGK, SGV Ngữ văn 11

– Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

– Một số tài liệu tham khảo khác

 

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án môn Ngữ văn 11 – Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tiết theo PPCT: 53
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
(Tiếp theo)
Ngày soạn: 15.11.09
Ngày giảng:
Lớp giảng: 	11A	11C	11E	11K
Sĩ số:
Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
 - Nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
Tích hợp với các VB vă và tiếng Việt đã học, với hiểu biết về báo chí trong đời sống.
- Bước đầu hình thành các kĩ năng viết một số thể loại báo chí đơn giản, gần gũi với các hoạt động trong nhà trường.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
- Một số tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: từ kiến thức của bài học trước hãy cho biết về đặc điểm của từ ngữ của ngôn ngữ báo chí?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: nhận xét gì về câu văn trong ngữ liệu ở bài học trước?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: trong ngôn ngữ báo chí khi sử dụng các biện pháp tu từ có đặc điểm gì?
GV: tính thông tin được thể hiện như thế nào?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: theo em đặc trưng này có vị trí như thế nào? Yêu cầu của đặc trưng này?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: yêu cầu HS làm bài tập -> chữa (bài làm tốt cho điểm)
GV: yêu cầu HS viết phóng sự
- Gợi ý: viết một bản tin -> mở rộng phận sự kiện
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
1. Các phương tiện diễn đạt
a. Từ vựng: Rất phong phú. Mỗi thể loại thường có một mảng từ vựng chuyên dùng.
- Bản tin: danh từ chỉ tên riêng, địa danh chỉ sự việc hoạc đại từ thay thế cho danh từ
- Phóng sự: động từ hoặc tính từ miêu tả hành động, trạng thái, tính chất của đối tượng được nói tới
- Bình luận: thuật ngữ chuyên môn, kinh tế chính trị, triết học
- Tiểu phẩm: từ ngữ dân dã, hóm hỉnh và đa nghĩa
b. Câu văn
- Câu rất đa dạng, nhưng thường ngăn gọn, sáng sủa mạch lạc để đảm bào thông tin chính xác
c. Các biện pháp tu từ
- Được sử dụng linh hoạt, có hiêu quả: so sánh, ẩn dụ
- Ngoài ra ở báo nói – yêu cầu phát âm rõ ràng, khúc chiết; ở báo viết – khổ chữ, cỡ chữ, mầu sắc, hình ảnh
2. Đặc trưng
a. Tính thông tin thời sự
- Đảm bào cập nhật những thôn tin mới nhất và đáng tin cậy nhất.
- Yêu cầu: đảm bảo tính đúng đắn và sự chính xác cao
b. tính ngắn gọn
- Ngắn gọn và hàm súc, bảo đảm thông tin là đặc trưng và là yêu cầu hàng đầu của báo chí.
c. Tính sinh động và hấp dẫn
- Thể hiện ở nội dung, cách trình bày, cach đặt tiêu đề cho bài báo. 
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
Bản tin An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cách mạng quốc gia Ô Tà Sóc thể hiện đặc trưng của PCNNBC:
- Tính thời sự: thời gian, địa điểm, nội dung sự việc. Mỗi chi tiết đều đảm bào tính chính xác, cập nhật.
- Tính ngắn gọn:mỗi câu là mỗi thông tin cần thiết.
2. Bài tập 2
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Soạn bài Chí Phèo – Nam Cao (tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • doc

    tiet 53PCNNbao chi tiep.doc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *