Giãn cách xã hội có được về quê không?

Hiện nay cả thế giới nói chung và toàn đất nước Việt Nam đang đồng lòng cùng nhau chống đại dịch Covid 19 – là một chủng corona virus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019, rất dễ lây lan từ người này qua người khác.

Vì vậy, Nhà nước luôn kêu gọi người dân thực hiện 5K – Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch và xuất hiện nhiều biến chủng mới nhiều người dân băn khoăn thắc mắc việc Giãn cách xã hội có được về quê không? Cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Giãn cách xã hội là gì?

Giãn cách xã hội có được về quê không? vậy giãn cách xã hội là gì?

Giãn cách xã hội là một nhóm biện pháp nhằm duy trì khoảng cách giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh covid 19 hiện nay. Thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19:

“ Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa.

Hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến các nơi khác trên toàn quốc. Tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa”. 

Giãn cách xã hội có được về quê không?

Giãn cách xã hội có được về quê không? Trước tình hình dịch bệnh đang lây lan rất nhanh và với nhiều biến chủng mới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khuyến cáo người dân hạn chế di chuyển chỉ khi thật sự cần thiết để hạn chế tối đa sự lây lan của ổ dịch.

Theo đó có nghĩa là không phải cấm người trong vùng bị giãn cách về quê, tuy nhiên người dân chỉ nên về quê, di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác khi thực sự cần thiết. Tránh trường hợp về quê ồ ạt dẫn đến sự tụ tập đông người – đây chính là nguồn nguy, nguyên căn để bùng dịch

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã đưa ra “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế” với các nội dung chính sau đây:

KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

KHÔNG TỤ TẬP đông người.

KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vnđể được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Vì vậy, để phòng và hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh thì tùy từng trường hợp, hoãn cảnh, và công việc chúng ta nên cân nhắc việc Giãn cách xã hội có được về quê không?

Có bị xử phạt khi không thực hiện giãn cách xã hội theo quy định không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:

 “ 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế”.

Như vậy, đối với những cá nhân cố tình tụ tập, không đảm bảo đứng khoảng cách 2m dù đã được chính quyền địa phương nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không thực hiện giãn cách xã hội theo quy định để phòng chống dịch bệnh sẽ bị phạt vi phạm hành chính với số tiền lên tới 300.000 đồng

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Giãn cách xã hội có được về quê không? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *