Đề bài: Giải thích bình luận câu nói của Nam Cao trong Đời thừa “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay…”
Bài làm
Nam Cao là một nhà văn có nhiều tác phẩm để đời, những tác phẩm của ông thường gắn liền với đời sống người nông dân, giai cấp trí thức tiểu tư sản. Trong tác phẩm Đời thừa của mình Nam Cao có viết “Văn chương không cần những người thợ khéo tay…mà cần tìm tòi sáng tạo, biết khơi những nguồn chưa ai khơi”
Giữa lúc nền văn chương của nước nhà có khuynh hướng nghệ thuật đối lập, khác biệt với nhau, Nam Cao đã nói lên quan điểm của mình một cách quyết liệt, thể hiện chí hướng của người cầm bút chân chính, hướng tới những giá trị của cuộc sống đích thực hướng con người tới sự Chân- Thiện- Mỹ.
Theo như ông viết thì nghệ thuật phải là nghệ thuật thực sự, không được thi vị, lãng mạn hóa cuộc sống lừa dối, ru ngủ con người trong những ánh hào quang viễn tưởng, không có thức. Văn chương cần phải là những tiếng nói chân thật thoát ra từ những kiếp sống lầm than.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình nhà văn Nam Cao cũng từng viết nhiều thể loại khác nhau. Trong thời gian mới bước vào sự nghiệp sáng tác, Nam Cao có viết một số văn chương lãng mạn thi vị thoát tục, một loại văn chương dễ dãi không có mấy giá trị thực tế mà chỉ có tính giải trí, ru ngủ người ta trong cuộc sống xa hoa, không có thực, trong khi cuộc sống của người dân thì đang vô cùng khốn khổ, chịu kiếp sống lầm than nô lệ.
Sự lấp lánh của thứ văn chương xa hoa kia như một ánh trăng huyền ảo ở trên cao thơ mộng những lừa dối con người, chỉ là những thứ khi con người nhìn từ mặt đất lên trời sẽ thấy đẹp nhưng thực tế thì phũ phàng, xấu xa,
Nam Cao cho rằng nghệ thuật chân chính phải chứa đựng những giá trị sống, thể hiện những tiếng nói đau khổ của con người lầm than, phải hướng con người đau khổ kia tới những con đường có thể tìm thấy hạnh phúc.
Quan điểm văn chương của Nam Cao thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của tác giả. Nó đưa tác giả thoát khỏi lối sống ích kỷ, để lựa chọn con đường nghệ thuật chân chính và tạo nên chỗ đứng của mình trong lòng bạn đọc, để cho tới hôm nay văn chương của Nam Cao vẫn vô cùng sâu sắc.
Trong mỗi tác phẩm của mình những nhân vật cầm bút của Nam Cao đều chứa đựng cái tâm và cái tài. Cái tâm hướng suy nghĩ của con người tới những chuẩn mực của đạo đức, còn cái tài sẽ làm cho tác phẩm của họ có những sáng tạo đột phá riêng. Nhưng như cụ Nguyễn Du xưa đã nói “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”
Một nhà văn muốn sáng tạo ra cái đẹp phải luôn đào sâu những suy nghĩ trước những biến động của cuộc sống muôn màu muôn vẻ phát hiện ra sự phong phú của cuộc sống để tìm tòi những mạch cảm xúc sáng tác khác biệt, tạo ra những giá trị riêng của mình trong giới nghệ thuật.
Để làm được điều đó mỗi nhà văn phải bám sát hiện thực khách quan, biết mở lòng mình ra để nhìn thấu những đau khổ của những mảnh đời xung quanh mình. Những người từng trải vốn sống nhiều thì trong mỗi câu văn của họ thường chứa đựng những triết lý sống sâu sắc, thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình.
Trong tác phẩm của Nam Cao có sự thống nhất giữa quan điểm sáng tạo và thực tiễn sáng tác. Ông là một trong những nhà văn có tâm với nghề cầm bút, mỗi tác phẩm của mình Nam Cao đều thể hiện sự trách nhiệm của mình trong từng câu từng chữ, thể hiện thái độ sống nhân sinh quan của tác giả.
Những nhân vật như Điền hay Hộ, thầy giáo Thứ trong những nhân vật của Nam Cao đều là sự hiện thân của chính tác giả. Những suy nghĩ của nhân vật này chính là suy nghĩ của Nam Cao. Tuyên ngôn trong tác phẩm Trăng sáng, và Đời thừa là những tuyên ngôn nghệ thuật thể hiện rõ thái độ sống của Nam Cao trước thời cuộc.
Nhân vật Hộ là một nhà văn nghèo có tài và có tâm mong muốn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật để đời có tiếng vang lớn. Nhưng cuộc sống khó khăn nghiệt ngã cứ níu kéo lấy Hộ khiến cho Hộ phải đấu tranh bản thân rất nhiều giữa một bên là cuộc sống mưu sinh của vợ con, và một bên là chí hướng văn chương.
Đời thừa thể hiện quan điểm sống về nghề cầm bút không phải là một nghề tầm thường mà cần phải có tâm, phải hướng mình tới những con người cần lao và làm việc một cách nghiêm túc.
Ngoài ra, Nam Cao cũng nêu lên quan điểm sống gắn bó giữa nghệ thuật và đời sống thực tế không thể tách rời nhau. Ông muốn văn chương chính là tiếng nó của đời sống thực tế, gắn liền với thực tế, và hướng con người thực phải sống tốt đẹp hơn, nhân đạo hơn. Đó mới là văn chương chân chính.
Nhân vật Điền trong tác phẩm Trăng sáng luôn mơ ước viết lên một tác phẩm bay bổng lãng mạn, với những gì thi vị nhất nhưng trong cuộc sống thực tế Điền rơi vào những bi kịch tầm thường với cuộc sống nghèo khó.
Trong những tác phẩm về người nông dân của mình như Lão Hạc, Chí Phèo, Dì Hảo… Nam Cao đều thể hiện sự nhân văn của mình với những số phận người nông dân lao động trong cảnh khốn khổ cần lao, những con người khốn khổ vì cuộc sống khó khăn mà phải tự tìm tới cái chết để thoát khỏi kiếp người tủi nhục
Trong mỗi tác phẩm của mình Nam Cao đều chứa đựng những tình cảm sâu sắc, dù xã hội có xô đẩy họ tới đường cùng thì bản tính tốt đẹp của những con người này vẫn còn giữ lại ít nhiều, sự thức tỉnh của lương tri của nhân cách một con người.
Những tác phẩm của Nam Cao đều có những tính triết lý sâu xa mỗi truyện ngắn dù dài hay ngắn đều gửi gắm những nỗi niềm quan điểm sống, quan điểm nhân sinh của tác giả gửi gắm trong đó. Nó hướng người đọc tới những giá trị sống tốt đẹp hơn, biết yêu thương cảm thông với nhau hơn.