Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 36/2014/TT-BCA, bản khai nhân khẩu là một biểu mẫu hành chính sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú. Bản khai nhân khẩu được sử dụng để công dân từ 14 tuổi trở lên kê khai trong các trường hợp cần thiết
Các mẫu bản khai, các bản tường trình hay bất kỳ mẫu đơn nào cũng cần phải có bố cục trình bày rõ ràng, mạch lạc, làm nổi bật nội dung thực hiện. Nhưng không phải ai cũng có thể tự tìm hiểu và trình bày một bản khai đầy đủ và khoa học nhất, hoặc việc đó làm mất thời gian. Hiểu được vấn đề đó, 123job xin cung cấp mẫu bản khai nhân khẩu mới nhất để giúp ích cho các bạn, tìm hiểu ngay sau đây nhé!
I. Bản khai nhân khẩu là gì?
1. Cơ sở pháp lý
Bản khai nhân khẩu ra đời dựa theo khoản 1 điều 3 thông tư 36/2014/TT-BCA
2. Khái niệm
Bản khai nhân khẩu là một biểu mẫu được sử dụng khi công dân thực hiện việc đăng ký thường trú, tạm trú. Tại khoản 1 điều 3 Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú có quy định như sau:
Bản khai nhân khẩu (ký hiệu là HK01) được sử dụng để công dân từ 14 tuổi trở lên kê khai trong các trường hợp:
- Khi làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
- Đã đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nhưng chưa khai Bản khai nhân khẩu lần nào.
3. Vai trò của bản khai nhân khẩu
Bản khai nhân khẩu được sử dụng để kê khai cho công dân từ 14 tuổi trở lên trong các trường hợp:
- Đăng ký các đăng ký thường trú, tạm trú tại địa phương.
- Đã đăng ký bản thường trú hoặc đã đăng ký bản thường trú nhưng chưa khai ở bản khai nhân khẩu.
Như vậy, Bản khai nhân khẩu được sử dụng trong trường hợp đăng ký thường trú, tạm vắng và phải sử dụng mẫu bản khai nhân khẩu HK01 mới nhất.
Bản khai nhân khẩu hk01
Xem thêm: 8 điểm khác biệt cần lưu ý khi làm đơn khiếu nại và đơn tố cáo
II. Hướng dẫn cách ghi bản khai nhân khẩu hk01
1. Cách ghi bản khai nhân khẩu HK01
Cách ghi bản khai nhân khẩu phải căn cứ vào giấy tờ hộ tịch và giấy khai sinh. Trong trường hợp không có các giấy tờ nêu trên phải ghi theo hộ khẩu, chứng minh nhân dân hay hộ chiếu Việt Nam và các giấy tờ do cơ quan có đủ thẩm quyền cấp cho.
1. Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, viết có dấu.
2. Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Viết theo ngày, tháng, năm sinh dương lịch và phải ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho tháng sinh có một chữ số và 04 chữ số cho năm sinh.
3. Mục “Giới tính”: Giới tính nam ghi nam, giới tính nữ ghi nữ, chưa có đề mục cho LGBT.
4. Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh của người trong bản kê khai.
5. Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh của người trong bản kê khai.
- Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có đề mục này thì ghi theo nguyên quán của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại
- Nếu không xác định được cả ông, bà nội ngoại thì ghi theo nguyên quán của cha hoặc mẹ.
- Phải ghi cụ thể địa danh hành chính trừ, nếu địa danh hành chính hiện tại thay đổi so với giấy tờ thì ghi theo địa danh hiện tại.
6. Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi theo giấy khai sinh, hoặc theo hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân.
7. Mục “Quốc tịch”: Ghi Việt Nam, hoặc quốc tịch khác (nếu có).
8. Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân, căn cước công dân và số hộ chiếu.
9. Mục “Nơi thường trú”
- Ghi cụ thể đầy đủ số nhà, ngõ, hẻm, phố, đường phố.
- Ghi đến tổ, thôn, làng, bản, xóm, làng, ấp, buôn, sóc, phum.
- Ghi đến xã, phường, thị trấn.
- Ghi đến thị xã, huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh.
- Ghi đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài bằng phiên âm bằng tiếng Việt.
11. Mục “Trình độ học vấn”: Ghi rõ trình độ học vấn từ cao nhất (Giáo sư, PGS, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốt nghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…không biết chữ.
12. Mục “Trình độ chuyên môn”: Ghi rõ chuyên ngành được đào tạo, trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật theo văn bằng, chứng chỉ.
13. Mục “Trình độ ngoại ngữ”: Ghi các loại ngôn ngữ và trình độ theo văn bằng, đối với văn bằng có thời hạn chỉ ghi trình độ đạt được trong kỳ thi gần nhất.
14. Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi tên tổ chức làm việc và địa chỉ.
15. Mục “Tóm tắt về bản thân” (Từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì): Ghi rõ từng khoảng thời gian thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc. Ghi rõ từ tháng, năm nào đến tháng, năm nào.
16. Mục “Tiền án”
Trong trường hợp không có tiền án tiền sự không phải ghi.
Trường hợp có tiền án tiền sự ghi như sau:
- Ghi rõ tội danh, hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án.
- Đã được xóa án tích hay chưa hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, hay xét xử.
- Đã chấp hành xong hình phạt hay đang chấp hành hình phạt.
- Hình phạt bổ sung, hay hưởng án treo, hay đã bị kết án.
- Bị áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo địa phương thì ghi rõ địa chỉ trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện… Ghi rõ thời gian bị áp dụng biện pháp đó.
Một điểm cần lưu ý, theo quy định tại khoản 2 điều 3 thông tư 36/2014/TT-BCA. Khi có thay đổi những nội dung thông tin trong bản khai nhân khẩu đã kê khai và nộp thì công dân phải khai bổ sung bằng mẫu bản khai nhân khẩu HK02 và chuyển cho cơ quan đăng ký, quản lý cư trú.
Xem thêm: Hướng dẫn viết đơn xin vào Đảng và thủ tục kết nạp Đảng viên mới nhất
2. Download mẫu bản khai nhân khẩu HK01
Cách ghi bản khai nhân khẩu hk01 phải căn cứ vào giấy tờ hộ tịch và giấy khai sinh
Mẫu bản khai nhân khẩu hk01 cập nhật mới nhất
III. Hướng dẫn cách ghi mẫu Bản khai nhân khẩu HK02
1. Cách ghi mẫu bản khai nhân khẩu HK02
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK02): dùng để khai khi có thay đổi về nhân hộ khẩu (Ví dụ: Nhập khẩu; điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; chuyển khẩu, tách khẩu, xóa khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu; xác nhận đã đăng ký thường trú; tạm trú, gia hạn tạm trú…). Mẫu phiếu này thường đi kèm với Bản khai nhân khẩu (mẫu HK01)
Mục Kính gởi: Ghi công an cấp quận, huyện, thành phố hoặc công an cấp xã nơi có thẩm quyền xác nhận, ký và đóng dấu vào sổ hộ khẩu (tức công an nơi đến làm thủ tục)
Phần I. Thông tin về người viết phiếu báo
Người viết phiếu báo là người trực tiếp kê khai thông tin vào mẫu. Người viết phiếu báo có thể là người có thay đổi thông tin hoặc chủ hộ hoặc là người viết hộ.
– Mục “1. Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu (viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh). Ví dụ: NGUYỄN VĂN A
– Mục “2. Giới tính”: Ghi giới tính Nam hoặc Nữ.
– Mục “3. CMND số” và mục “4. Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số CMND (hoặc số căn cước công dân) và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);
– Mục “5. Nơi thường trú”: Ghi theo địa chỉ trong sổ hộ khẩu (số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố thuộc Trung ương)
– Mục“6. Địa chỉ chổ ở hiện nay”: Ghi theo địa chỉ hiện tại đang ở (Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Địa chỉ chỗ ở hiện nay có thể khác với nơi thường trú.
Ví dụ: thôn Vân Hội 2, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định hoặc số nhà 10 đường Diên Hồng, phường Lý Thường Kiệt, Tp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ tên nước phiên âm bằng tiếng Việt).
Phần II. Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Lưu ý: Người viết phiếu báo ở phần I và Người có thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu ở phần II có thể giống hoặc khác nhau (ví dụ: chủ hộ viết thay cho người có thay đổi hoặc trong trường hợp có nhiều người trong hộ khẩu cùng thay đổi và cử ra 1 người đại diện viết phiếu báo). Nếu người viết phiếu báo cũng là người có thay đổi hộ khẩu thì những nội dung kê khai ở phần I và phần II là giống nhau nên có thể không cần kê khai phần I.
– Mục “1. Họ và tên” và Mục “2. Giới tính”: Ghi như hướng dẫn ở phần I.
– Mục “3. Ngày, tháng, năm sinh”: Ghi ngày, tháng, năm dương lịch (theo giấy khai sinh); ghi 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
– Mục “4. Dân tộc”: Ghi theo giấy khai sinh (Ghi tên dân tộc gốc của bản thân như: Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường…). Nếu không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, CMND, căn cước công dân hoặc giấy tờ khác.
– Mục “5. Quốc tịch”: Ghi “Việt Nam” hoặc quốc tịch khác (nếu có).
– Mục “6. CMND số” và mục “7. Hộ chiếu số”: Ghi như hướng dẫn ở phần I.
– Mục “8. Nơi sinh”: Ghi theo giấy khai sinh. Ví dụ: Nơi sinh: xã Bắc Phú, Huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội.
– Mục “9. Quê quán” (hoặc Nguyên quán): Ghi theo giấy khai sinh. Nếu không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi theo cấp xã, huyện, tỉnh. Nếu địa danh hành chính đã thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.
– Mục “10. Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm công việc chính là gì, tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc. Ví dụ: Sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp HCM; bác sĩ ngoại khoa hoặc chưa có việc làm.
– Mục “11. Nơi thường trú” và mục “12. Địa chỉ chổ ở hiện nay”: Ghi như hướng dẫn ở trên.
– Mục “13. Họ và tên chủ hộ” và “14. Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau:
a) Nếu đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ.
b) Nếu được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó. Ví dụ: Vợ, Cháu…
c) Nếu điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (như chuyển khẩu; xóa đăng ký thường trú, xóa tạm trú, tách hộ); đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú…thì ghi họ, tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
– Mục “15. Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Ví dụ: Đăng ký thường trú, tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; xin tách sổ hộ khẩu; tách hộ cùng nhà, nhập khẩu cho con (nhập sinh), điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, bị mất số hộ khẩu xin cấp lại…
– Mục “16. Những người cùng thay đổi”: Ghi thông tin cá nhân,mối quan hệ của những người có cùng có thay đổi với người ở khai ở Phần II.
– Mục “Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ” (ở cuối mẫu): Ghi rõ ý kiến của chủ hộ. Ví dụ: “Đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú”,”Đồng ý cho tách sổ hộ khẩu”; “Đồng ý nhập khẩu cho con”..; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, điền đầy đủ ngày, tháng, năm.
2. Download mẫu bản ghi nhân khẩu HK02
Mẫu bản khai nhân khẩu HK02
IV. Yêu cầu khi ghi bản khai nhân khẩu
Tại điều 6 thông tư 36/2014/TT-BCA quy định về cách viết bản khai nhân khẩu sau đây:
-
Các nội dung phải được ghi đầy đủ tất cả các mục một cách chính xác, rõ ràng, không viết tắt, sử dụng cùng một màu mực.
-
Các mục trong biểu mẫu phải ghi đúng theo hướng dẫn trong tờ mẫu ( nếu có).
-
Không tẩy xóa, sửa chữa ghi nội dung sai lệch lên bản khai.
-
Trong trường hợp ghi sai phải kê khai lại bằng bản khai nhân khẩu mới.
-
Đối với người kê khai không biết chữ hoặc không thể tự khai được quyền nhờ người khác viết hộ theo lời khai của mình.
-
Người kê khai hộ, ngoài việc thực hiện ghi chép đúng đủ, trung thực, cẩn thận thì sau khi khai xong phải ký ghi họ tên và chịu trách nhiệm với bản khai hộ đó.
V. Lỗi sai hay gặp khi khai bản khai nhân khẩu
- Khi có thay đổi thông tin trong bản khai nhân khẩu thì phải khai bổ sung bằng mẫu HK02 và chuyển cho cơ quan đăng ký, quản lý cư trú chứ không phải thay hay đăng ký lại mẫu HK01
- Khai bằng bút mực đen, viết tắt => Nên khai bằng một màu mực xanh đồng nhất, không viết tắt.
- Tự ý tẩy xóa thông tin trong giấy => Khi viết sai cần gặp nói chuyện với cán bộ nhận mẫu hướng dẫn để viết lại, thay mẫu khác hoặc bổ sung bằng mẫu HK02.
- Không nhớ thông tin, không nhớ rõ thì nên chờ tra cứu.
- Người khai không đủ sức khỏe hoặc minh mẫn thì có thể nhờ người khai hộ. Người khai hộ cần ký, ghi rõ họ tên và cam kết trách nhiệm về nội dung kê khai hộ.
VI. Kết luận
Để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng, các bạn nên lưu ngay mẫu Bản khai nhân khẩu mới để sử dụng khi cần thiết. Mẫu Bản khai nhân khẩu trên đã được trình bày khoa học và đảm bảo đầy đủ nội dung có thể sử dụng luôn. Chúng tôi hy vọng với bản mẫu có sẵn này sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian xây dựng. Chúc các bạn thành công!