Đơn xin thực tập viết thế nào cho chuẩn? | CakeResume

Việc tiếp thu kiến thức trên giảng đường là quan trọng nhưng để ứng dụng và làm quen với môi trường làm việc thì chương trình kiến tập và thực tập là vô cùng thiết yếu. Ngày càng nhiều công ty tuyển dụng thực tập sinh với những vị trí rất hay và bổ ích cho sinh viên, nhất là những bạn học năm 3 hoặc sắp ra trường. Mức độ cạnh tranh để có cơ hội thực tập là rất lớn nếu bạn học những ngành hot như kinh tế, quản trị, ngân hàng, v.v. Muốn giành được tấm vé đó, đơn xin thực tập là lá bài chủ chốt!

Tuy nhiên để viết đơn xin thực tập sao cho thuyết phục thì không phải đơn giản. Ngay cả khi bắt tay làm đơn xin đi thực tập, nhiều bạn chưa có kinh nghiệm cũng bỡ ngỡ không biết nên trình bày thế nào, viết cái gì, gồm những phần nào v.v. Nếu bạn đang muốn chuẩn bị đơn xin ứng tuyển thực tập chuẩn chỉnh thì đừng lo, bài viết này dành cho bạn và CakeResume sẽ bật mí ngay!

Như tên gọi của nó, đơn xin thực tập là lá đơn của những bạn có mong muốn xin đi thực tập hoặc kiến tập! Nhưng tại sao lại cần xin thực tập? Như đã đề cập ở bên trên, việc tiếp thu kiến thức sách vở là quan trọng nhưng mục đích cuối cùng của các chương trình đào tạo vẫn luôn nằm ở việc bạn sử dụng những gì đã được học thế nào trong môi trường làm việc. 

Mục đích của chương trình thực tập chính là giúp sinh viên dù chưa kết thúc chương trình học vẫn có thể trải nghiệm được môi trường chuyên nghiệp và hiểu rõ hơn những gì mình có thể làm sau khi tốt nghiệp.

Đặc biệt, quá trình thực tập sẽ rất quý giá cho những sinh viên mới ra trường, giúp ‘lấp đầy’ mục “Kinh nghiệm làm việc” trong CV xin việc của các bạn! Vì vậy, hãy chuẩn bị hồ sơ đơn xin thực tập cho thật chỉn chu để đừng bỏ lỡ trải nghiệm thú vị này.

Khi tạo hồ sơ xin thực tập, bạn cần chuẩn bị đơn xin thực tập và nếu cần có thể kèm CV và sơ yếu lý lịch, tùy theo yêu cầu của công ty.

Đơn xin thực tập là dạng văn bản hành chính nên luôn bắt đầu bằng hai dòng viết giữa trang:

Sau đó là phần kính gửi, bạn viết tên công ty và phòng ban cụ thể nếu có. Nếu bạn biết rõ người phụ trách tuyển dụng hoặc người giám sát thực tập sinh thì có thể viết họ tên của người đó cho rõ ràng.

Ở phần này, bạn cần viết đầy đủ họ và tên cùng ngày tháng năm sinh của bạn. Tiếp theo là thông tin về chương trình đào tạo bạn đang theo học, bao gồm: tên trường, tên chuyên ngành, hệ đào tạo. Sau đó là các thông tin về địa chỉ thường trú và số điện thoại liên lạc, email.

Bạn cần đề cập đến mong muốn được thực hiện kỳ thực tập tại công ty. Bạn có thể nêu rõ hơn về chương trình học, ví dụ: hệ đào tạo 4 năm và bạn đang năm cuối hay năm 3 đại học.

Trong đơn xin thực tập, bạn cần chỉ rõ khoảng thời gian mà bạn bắt đầu và kết thúc chương trình. Hãy trao đổi kỹ lưỡng với cơ sở đào tạo của bạn để dễ dàng trao đổi với công ty cũng như viết đơn xin thực tập được rõ ràng hơn.

Phần lời cam kết trong đơn thực tập cần phù hợp với quy định của nhà trường và công ty. Nhiều ngành nghề đặc thù cũng có những cam kết riêng. Nếu đơn xin thực tập là các biểu mẫu có sẵn, bạn cần đọc kỹ và hiểu rõ để thực hiện theo quy định. Thông thường, mục này sẽ đề cập đến thái độ, trách nhiệm và các tổn thất nếu có.

Các văn bản hành chính như đơn xin thực tập hay các đơn từ khác luôn cần có ngày/tháng/ năm viết đơn rõ ràng để phòng tuyển dụng dễ dàng xét duyệt và lưu trữ. Dù là mục nhỏ nhưng bạn đừng quên để tránh gây khó khăn trong quá trình xét tuyển đơn xin thực tập nhé.

Bạn cần ký tên và ghi rõ họ tên đầy đủ để đảm bảo những thông tin bạn đã điền là chính xác. Khi ký tên cũng có nghĩa là bạn đồng ý với những nội dung đề cập trong đơn xin thực tập ví dụ như phần cam kết hay những thông tin liên quan đến quá trình thực tập.

Đơn xin thực tập là cầu nối đầu tiên giữa bạn và công ty, vì vậy hãy xưng hô đúng mực và lịch sự. Đây cũng là dạng văn bản hành chính nên cần sử dụng văn phong trang trọng và lưu ý chính tả trong quá trình viết.

“Tôi” và “Quý Công ty” là lối xưng hô phù hợp nhất cho các văn bản, thư từ trong công việc. 

Việc chọn font chữ phù hợp trong đơn xin thực tập sẽ thể hiện được tính chuyên nghiệp và giúp lá đơn của bạn để lại được ấn tượng đầu tốt đẹp hơn. Bạn có thể sử dụng các font chữ có chân (serif) hoặc không chân (sans serif) nhưng cần lựa chọn duy nhất 1 font chữ cho toàn bộ và khéo léo lựa chọn in, đậm hay nghiêng để làm nổi bật những yếu tố cần thiết. Lưu ý rằng không nên sử dụng những font quá cầu kỳ hay nhiều họa tiết.

Ngoài ra thì kích cỡ chữ thường ưu tiên là 12, bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp nhưng tránh sử dụng nhiều kích cỡ khác nhau trong đơn xin thực tập của bạn nhé!

Lựa chọn file PDF để gửi đơn xin đi thực tập sẽ giúp bạn ghi điểm chuyên nghiệp hơn so với file word đấy! Vốn dĩ các văn bản file PDF được Adobe sáng tạo nhằm trao đổi dễ dàng các nội dung dạng chữ và hình ảnh mà tránh sự sai lệch và nhất là không thể được thay đổi. Trong khi đó, đơn xin thực tập file word chủ yếu là để soạn thảo và chỉnh sửa văn bản. 

Vì vậy, file PDF sẽ được nhà tuyển dụng ưu tiên hơn vì mục đích của họ là đọc và duyệt những gì bạn viết chứ không cần soạn thảo hay chỉnh sửa. 

Các mẫu đơn xin ứng tuyển thực tập thường chỉ nên gói gọn trong 1 trang A4. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xét duyệt các hồ sơ xin thực tập hơn.

Nhiều công ty có sẵn mẫu đơn xin thực tập, bạn chỉ cần tham khảo và tải các mẫu đơn này về rồi điền theo các mục được liệt kê. Để gửi đơn xin thực tập, tùy yêu cầu của công ty mà bạn có thể gửi qua email hoặc nộp bản giấy viết tay.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN THỰC TẬP

Kính gửi: …………….

Tôi tên: …………….…………….……………. Ngày sinh: …………….…………….

Địa chỉ thường trú: …………….…………….…………….…………….…………….    

Điện thoại:…………….…………….…………….…………….…………….…………….

Sinh viên trường: …………….……………..   Khoa: ……………..………………………

Đề tài thực tập: ……………..……………..……………..…………….…………….……

Nơi xin thực tập: ……………..……………..…………….…………….…………….

Nay tôi làm đơn này với mong muốn được quý công ty tiếp nhận tôi thực hiện chương trình thực tập tại đơn vị. Tôi xin cam kết thực hiện các nội dung dưới đây:

1. Chấp hành và thực hiện nghiêm túc chương trình đào tạo, chủ trương thực tập của đơn vị;

2. Tuân thủ tất cả các nội quy, quy định đối với sinh viên thực tập; bảo mật thông tin, an toàn tài sản của đơn vị;

3. Bồi hoàn các tổn thất, hư hỏng tài sản do bản thân tôi gây ra với đơn vị (nếu có).

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật những nội dung đã cam kết.

Kính mong Ban lãnh đạo xem xét và tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại ………..

……………, ngày…..tháng…..năm 20……
Sinh viên
(ký, ghi rõ họ tên)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *