Đổi vị với 5 cách làm bánh tiêu phồng vàng ươm, thơm nức

Chiếc bánh tiêu phồng vàng ươm, thơm phức, ngon mê ly chắc chắn sẽ khiến cả nhà mê tơi. Cùng VinID tìm hiểu 5 cách làm bánh tiêu để đổi vị cho bữa cơm gia đình qua bài viết sau nhé. 

1. Cách làm bánh tiêu truyền thống rỗng ruột

Bánh tiêu truyền thống rỗng ruột

Nguyên liệu làm bánh tiêu truyền thống rỗng ruột:

  • Bột mì số 13: 200g

  • Bột nổi: 1 muỗng cà phê

  • Dầu ăn: 30ml

  • Đường: 40g

  • Mè trắng: 40g

  • Men khô: 10g

  • Muối: ½ muỗng cà phê

  • Nước lạnh: 120ml

  • Nước sôi: 50ml

  • Sữa đặc: 20g

  • Vani: 1 ống

Cách làm bánh tiêu truyền thống rỗng ruột:

Các bước làm bánh tiêu truyền thống rỗng ruột

  • Hòa chung nước sôi và nước lạnh. Cho đường và men khô vào, khuấy tan.

  • Đậy bằng màng bọc thực phẩm, ủ trong 5 phút rồi cho sữa đặc vào.

  • Trộn đều bột mì số 13, muối, bột nổi, vani.

  • Cho hỗn hợp nước men vào, trộn cho tới khi bột hút hết nước.

  • Đậy bằng màng bọc thực phẩm, ủ trong 30 phút.

  • Cho 15ml dầu ăn vào bột, nhồi bột trong 1 – 2 phút để mịn hơn.

  • Thoa thêm 15ml dầu ăn lên mặt bột.

  • Bọc màng bọc thực phẩm, ủ trong 2 tiếng rồi chia bột làm 8 phần.

  • Lộn phần bột khô vào trong, phần mềm mịn ra ngoài. Túm tròn bột lại, lăn qua mè trắng.

  • Cán mỏng bột theo hình tròn.

  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào ít nhất ½ chảo.

  • Mở lửa trung bình thấp. Khi dầu bắt đầu sôi nhẹ, từ đáy chảo nổi bọt khí nhỏ thì thả bánh vào chiên.

  • Trở bánh liên tục cho bánh chín đều 2 mặt. 

  • Khi bánh đã vàng giòn thì vớt ra để ráo dầu là hoàn tất.

Video hướng dẫn thực hiện:

(Nguồn: Kênh Youtube Ghiền nấu ăn)

2. Cách làm bánh tiêu đặc ruột

Bánh tiêu đặc ruột

Nguyên liệu làm bánh tiêu đặc ruột:

  • Bột mì đa dụng: 310g

  • Sữa tươi không đường (ở nhiệt độ phòng): 180g

  • Đường: 100g

  • Mè sống

  • Men khô (không cần kích hoạt): 7g

  • Muối: ¼ muỗng cà phê

  • Trứng gà: 1 quả

  • Bột béo: 10g

  • Bột vani: 7g

Cách làm bánh tiêu đặc ruột:

Các bước làm bánh tiêu đặc ruột

  • Khuấy đều sữa tươi, đường, men, bột béo, trứng gà, bột vani.

  • Cho bột mì và muối vào, trộn sơ.

  • Dùng máy trộn bột khoảng 15 phút.

  • Bọc bột bằng màng bọc thực phẩm, ủ khoảng 1 tiếng.

  • Nhồi bột lại, chia thành 9 phần, mỗi phần 70g.

  • Túm tròn bột, lộn mặt ẩm ra ngoài, lăn qua mè.

  • Đặt mặt có mè xuống, cán mỏng khoảng 0,5cm theo hình tròn. Cán bánh càng nhỏ sẽ càng đặc ruột.

  • Bắc chảo dầu lên, mở lửa vừa. Cho 1 cục bột nhỏ vào để thử dầu, nếu bột nổi lên là dầu đạt.

  • Cho bánh vào chiên, trở mặt liên tục để phồng đều.

  • Khi bánh đã vàng đều thì vớt ra để ráo dầu là hoàn tất.

Video hướng dẫn thực hiện:

(Nguồn: Kênh Youtube Món Ăn Ngon Mỗi Ngày)

3. Cách làm bánh tiêu sữa

Bánh tiêu sữa

Nguyên liệu làm bánh tiêu sữa:

  • Bột mì: 300g

  • Bột nổi: 1 muỗng

  • Đường, muối, dầu ăn

  • Mè trắng

  • Men nở: 1 muỗng

  • Sữa tươi: 100ml

Cách làm bánh tiêu sữa:

Các bước làm bánh tiêu sữa

  • Pha sữa tươi và đường với nước ấm, cho men nở vào khuấy đến khi tạo một lớp men nổi phía trên.

  • Trộn đều bột mì, bột nổi, một chút ít muối. 

  • Cho từ từ hỗn hợp sữa vào, vừa cho vừa nhồi bột.

  • Để bột nghỉ 2 – 3 tiếng.

  • Nhồi bột thêm 10 – 15 phút.

  • Lăn bột dài ra, chia thành các viên dài khoảng 3cm.

  • Lăn qua mè rồi nặn viên bột thành hình tròn, cán mỏng.

  • Bắc chảo dầu lên với lượng dầu đủ ngập mặt bánh.

  • Mở lửa nhỏ, đợi dầu nóng tới thì cho bánh vào chiên.

  • Trở đều 2 mặt cho bánh chín đều. Khi bánh đã vàng đẹp thì vớt ra để ráo dầu là hoàn tất.

4. Cách làm bánh tiêu đậu xanh

Bánh tiêu đậu xanh

Nguyên liệu làm bánh tiêu đậu xanh:

  • Bột mì đa dụng (lượng protein 9,5 – 11%): 200g

  • Men nở: ½ muỗng cà phê

  • Bột nổi: 2 muỗng cà phê

  • Muối, dầu ăn, đường

  • Mè rang

  • Đậu xanh đã bóc vỏ: 100g

  • Vani: 1 ống

  • Nước ấm khoảng 35 – 40 độ C

Cách làm bánh tiêu đậu xanh:

Làm phần bột bánh:

Các bước làm bột bánh và nhân bánh

  • Khuấy tan men nở, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng canh nước ấm.

  • Ủ trong 5 – 10 phút đến khi phía trên nổi lên một lớp men như gạch cua.

  • Rây bột, cho vào 20g đường, 1 ít muối, bột nổi, trộn đều.

  • Cho men đã kích hoạt vào bột, trộn đều. Cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn, trộn đều.

  • Cho 90g nước ấm vào bột từ từ, vừa cho vừa nhồi.

  • Tiếp tục nhồi bột 7 – 10 phút đến khi bột kết dính thành một khối mịn.

  • Đậy bột bằng màng bọc thực phẩm, ủ trong 4 tiếng. 

Làm phần nhân bánh:

  • Lựa đậu xanh, vo sạch, ngâm trong 30 – 60 phút.

  • Cho đậu và 1 ít muối vào nồi nấu với lửa nhỏ. Lượng nước tính từ mặt đậu là 2cm.

  • Khi sôi, vớt bọt ra, nấu khoảng 20 – 30 phút cho đậu chín.

  • Cho thêm 50g đường cát trắng, ½ ống vani vào, trộn lên, dùng muỗng tán cho đậu nhuyễn.

  • Nấu khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp, để nguội.

Gói bánh và chiên bánh:

Các bước gói bánh và chiên bánh

  • Nhồi sơ lại bột, chia bột thành các phần khoảng 20g.

  • Túm bột lại, lăn qua mè.

  • Cán mỏng bột, cho 2 muỗng cà phê nhân đậu xanh vào giữa. Túm góc bánh lại bao lấy nhân.

  • Cán bánh: cán nhẹ tay 2 lần, xoay mặt, cán 2 lần nữa. Nên cán phần mép trước cho khỏi bung nhân.

  • Bắc chảo dầu lên bếp, mở lửa vừa, cho dầu nhiều đủ ngập mặt bánh.

  • Cho cục bột nhỏ vào để thử dầu, dầu đạt thì bột sẽ nổi lên.

  • Cho bánh vào chiên, trở mặt liên tục.

  • Khi bánh chín vàng đều hai mặt thì cho ra rổ để ráo dầu là hoàn tất.

Video hướng dẫn thực hiện:

(Nguồn: Kênh Youtube Đậu Đỏ Trần)

5. Cách làm bánh tiêu nhân cadé

Bánh tiêu nhân cadé

Nguyên liệu làm bánh tiêu nhân cadé:

Phần nhân:

  • Nước cốt dừa: 200ml

  • Đường: 30g

  • Sữa đặc: 20ml

  • Lòng đỏ trứng gà: 2 lòng đỏ

  • Bột tàn mì: 40g

  • Bơ lạt: 5g

  • Vani: ¼ muỗng cà phê

Phần vỏ:

  • Sữa tươi không đường: 110ml

  • Đường: 30g

  • Dầu ăn: 1 muỗng cà phê

  • Men: 1 muỗng cà phê

  • Bột mì: 200g

  • Mè trắng

Cách làm bánh tiêu nhân cadé:

Các bước làm bánh tiêu nhân cadé

  • Nấu nước cốt dừa, đường, sữa đặc trên lửa vừa, vừa nấu vừa trộn đều cho đường tan hết.

  • Nấu đến khi hỗn hợp ấm nóng thì tắt bếp.

  • Cho lòng đỏ trứng gà vào hỗn hợp nước cốt dừa, trộn đều. Cho thêm vani vào, trộn đều.

  • Rây từng chút bột mì vào, trộn đều.

  • Lược hỗn hợp qua rây, khuấy đều. Nấu trên lửa nhỏ cho sánh mịn thì tắt bếp.

  • Cho bơ lạt vào, trộn đều, để nguội.

  • Trộn đều sữa tươi không đường với đường. 

  • Nấu trên lửa vừa, vừa nấu vừa trộn đều cho đường tan hết. Khi ấm nóng thì tắt bếp, không nấu sôi.

  • Cho dầu ăn, men vào hỗn hợp. Trộn đều, đậy lại, ủ trong 5 phút.

  • Rây bột mì, cho hỗn hợp sữa vào. Trộn đều đến khi bột hút hết sữa.

  • Đậy bột lại, cho nghỉ 15 phút.

  • Nhồi bột đến khi thành một khối kết dính. Đậy lại, ủ đến khi bột nở gấp đôi.

  • Ấn cho xẹp hết bọt khí, nhồi sơ lại bột. Chia thành các phần nhỏ.

  • Cán mỏng bột, cho nhân vào, gấp đôi bột lại hoặc gói thành hình tròn, miết kín mép.

  • Lăn bột qua mè, để nghỉ 10 phút.

  • Bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng, cho bánh vào chiên, trở mặt liên tục.

  • Khi bánh chín vàng đều thì vớt ra để ráo là hoàn tất.

Video hướng dẫn thực hiện:

(Nguồn: Kênh Youtube Nhung Cooking)

6. Kinh nghiệm làm bánh tiêu giòn rụm

  • Không trộn men và muối cùng lúc vì muối có thể làm men hoạt động kém hoặc chết.

  • Nếu bạn để sữa trong tủ lạnh, cần lấy ra cho sữa bớt lạnh mới sử dụng, tránh men khó nở.

  • Không nên cho sữa vào quá ít hay quá nhiều vì sẽ khiến bánh bị khô hoặc nhão.

  • Khi trộn bột nếu thấy bột nhão, thì thêm 1 ít bột khô vào. Thấy bột đặc thì thêm nước. Tuy nhiên, bột bánh tiêu thường nhão hơn các bột làm bánh khác.

  • Nếu trời lạnh thì thời gian ủ bột sẽ lâu hơn.

  • Không ủ bột ở nhiệt độ cao vì men chết khiến bánh không nở.

  • Cách nhận biết bột nở đạt: ấn bột xuống không thấy phồng lên lại.

  • Không nhồi bột quá kỹ vì bột sẽ bị dai, vỏ bánh không còn mềm xốp.

  • Khi đặt bột lên mặt phẳng để chia hay nhồi, cần rắc 1 lớp bột áo chống dính.

  • Không cán bột quá mỏng để khi chiên bánh nở to.

  • Thả bánh vào chảo chiên mà bánh không nở có 2 nguyên nhân: dầu không đủ nóng hoặc dầu quá nóng.

  • Khi chiên nên để lửa nhỏ hoặc vừa vì bánh rất mau cháy.

  • Có thể cho bánh vào túi kín hoặc gói giấy để ăn trong ngày, giúp bánh không bị hôi dầu.

  • Bánh chưa chiên có thể cho vào túi kín để ngăn đá tủ lạnh trong tối đa 2 ngày. Khi ăn thì lấy ra chiên.

Khi chiên nên để lửa nhỏ hoặc vừa vì bánh rất mau cháy

Hy vọng, qua bài viết trên bạn đã nắm được 5 cách làm bánh tiêu vàng ươm, thơm nức để chiêu đãi cả nhà. Đừng quên tải app VinID để mua đầy đủ các nguyên liệu làm bánh tại siêu thị VinMart nhé. Có VinID, bạn sẽ không phải mất thời gian hay công sức đi chợ mà vẫn mua được các nguyên liệu tươi ngon nhất.

Banner CTA Đi chợ online

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *