Có câu rằng: “Cao ốc ngàn gian, đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”. Vậy hà cớ gì người ta không biết đủ, mà phải lao tâm khổ tứ truy cầu nhiều thứ như thế?
Chẳng có ai hoặc thứ gì có thể lấp đầy khoảng trống vô hạn của con người. Khi con người biết “đủ” với những điều này, cuộc sống ắt sẽ vui vẻ.
Đừng được voi đòi tiên, bất chấp tất cả để tranh quyền đoạt lợi, vì danh vọng mà tham lam. Người biết đủ mới là người giàu có nhất trong thiên hạ.
“Người không biết đủ giống như con rắn muốn nuốt cả con voi”, nuốt không được cũng lại không muốn nhả ra. Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều người bị “danh và lợi” thắt chặt. Họ mãi truy đuổi, một khắc cũng không dừng, có thứ này lại muốn thứ khác, có rồi lại muốn cái mới hơn. Một điều rất hiển nhiên rằng dục vọng của con người là hoàn toàn không thể thỏa mãn được.
Hạnh phúc đến từ trái tim biết đủ, niềm vui đến từ sự giàu có về mặt tinh thần. Sinh mệnh là của chúng ta, chúng ta sống cho chính mình chứ không sống cho người khác xem.
Khi chúng ta biết đủ thì không bao giờ có tâm ganh tỵ, và nhờ vậy mà ta cũng cho phép người khác sống vui vẻ. Nếu không có ganh tỵ thì giận dữ cũng không khởi lên và mọi người có thể sống yên bình.
“Đủ” sẽ chẳng bao giờ là điểm dừng khi không có một định nghĩa nào nói cho ta biết rằng hiện tại ta đã đủ. Vì vậy hãy cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên, luôn biết đủ là vui với những gì mình có thì sẽ an yên đến nhường nào.
“Danh lợi” tuy rằng ở một mức độ nào đó sẽ khiến con người khoái hoạt hạnh phúc nhưng dục vọng “danh lợi” mãi cứ giãn nở ra vô hạn thì chỉ có thể làm cho người ta thống khổ mà thôi. Cho nên, cổ nhân giảng: “Thấy đủ thường vui!”.
“Đừng khóc vì không có giày đi bởi vì có người còn không có chân để đứng!” Bởi vậy mới nói: “Biết đủ thì người nghèo khổ cũng vui, không biết đủ thì người giàu sang cũng u buồn”.
Vui vẻ và giàu có có phải luôn đi đôi với nhau, người giàu có mới là người vui vẻ, người vui vẻ thì là người giàu có? Chúng ta luôn gắn vui vẻ và giàu có với nhau, nhưng lại quên mất một khái niệm gần gũi hơn với vui vẻ và hạnh phúc, đó chính là “biết đủ”.
Cuộc đời của một người cho dù là đau khổ hay hạnh phúc, nhưng nếu biết đủ và biết trân quý những gì mình đang có, thì tất cả những gì mà họ cảm nhận về cuộc sống mỗi ngày đều là tươi đẹp.
Nếu biết hài lòng với những gì mình đang có, chúng ta mới có thể sống hạnh phúc. Biết đủ chính là gìn giữ những gì mà ta có, nếu không thì những thứ mà ta đang sở hữu cùng rời bỏ chúng ta mà đi. Vì vậy, chúng ta không nên tham lam hay bằng mọi giá để đạt được những thứ vốn không thuộc về mình.
Thiết nghĩ tiền tài hay vật chất mà chúng ta đang cố công xây dựng và tạo ra mục đích cuối cùng cũng chỉ là muốn bản thân được hạnh phúc mà thôi, cho nên hạnh phúc mới là điều quan trọng nhất của một đời người. Và người cảm thấy hài lòng với cuộc sống, luôn vui vẻ, ung dung tự tại mới thật sự là hạnh phúc. Cuối cùng thì người hạnh phúc nhất không phải người giàu có nhất mà là người biết đủ, biết hài lòng với những gì mình đang có.
“Biết đủ” là một loại cảnh giới. Người biết đủ sẽ luôn mỉm cười đối mặt với cuộc sống. Trong mắt của người biết đủ sẽ không có điều gì là không thể giải quyết được trên thế gian này. Bởi vì họ sẽ luôn vì chính bản thân mình mà tìm kiếm một cách giải quyết phù hợp nhất, tốt đẹp nhất.
Sống ở trên đời, vạn vật vô thường sớm còn, tối mất; tiền bạc, danh lợi có đi cùng hạnh phúc nên người giàu có chắc gì đã hạnh phúc, an yên? Phật dạy rằng biết đủ là đủ, người biết đủ là người giàu có nhất…
Để thế giới này luôn đầy ắp tiếng cười và niềm vui, để hôm nay hạnh phúc hơn hôm qua, mỗi người chúng ta nên biết sống thế nào là đủ.
Người biết đủ có thể là người có cuộc sống vật chất vô cùng bình thường nhưng thật ra họ đang sở hữu một kho báu tâm hồn, đó chính là sự tự do và hạnh phúc.