Điạ Mẫu Chơn Kinh, Táo Quân Chơn Kinh, Thiên Địa Bát Dương Có Phải Là Kinh Phật Giáo Không?

HỎI:

Tôi
đọc
kinh Thiên Địa Bát Dương nhận thấy nội dung kinh có
rất nhiều vấn đề sai lạc so với quan điểm Phật giáo.
Tuy nhiên, kinh này được ghi nhận là do Tam tạng Pháp sư Cưu
Ma La Thập, đời Dao Tần dịch và hiện lưu hành rộng rãi bằng kinh sách và băng đĩa, thậm chí một trang web của một
tu viện Phật Giáo ở nước ngoài cũng đăng tải kinh này.
(http://www.quangduc.com/mattong/06thiendia.html
)Tôi kính nhờ quý Báo xác định kinh này có phải là kinh
điển Phật giáo không? Nếu không thì phân tích những chỗ
sai lạc với
quan điểm Chánh pháp để những người mới học Phật không
bị nhầm lẫn.

ĐÁP:

Sau
khi tra cứu mục lục Đại tạng kinh Hán tạng (Phật giáo Đại tạng kinh tường tế mục lục), chúng tôi không tìm
thấy kinh Thiên Địa Bát Dương (TĐBD). Mặt khác, kinh này
được ghi nhận là do Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời
Dao Tần dịch, nếu đúng thì cố nhiên kinh này có nguồn gốc
Phạn bản và nội dung phải mang dấu ấn văn hóa Ấn Độ,
đặc biệt là phải đầy đủ ba dấu ấn Chánh pháp (vô thường-khổ-vô
ngã) mới đích xác là kinh điển Phật giáo. Tuy nhiên, nội
dung kinh TĐBD lại mang đậm nét tư tưởng và văn hóa Trung
Hoa, nhất là quan niệm lý số, phong thủy, âm dương ngũ hành…
dù có xen lẫn đôi chút tư tưởng Phật giáo.

Ngay
trong phẩm thứ nhì, Khai bày chánh kiến, kinh TĐBD đã dùng
phương pháp chiết tự để luận giải chữ Nhân: “Nhân là
Chân, là làm con người phải có Chân tâm, không tưởng quấy,
thân này thi hành mỗi việc đều chánh trực. Cho nên, chiết
tự chữ Nhân đó coi, thì chữ Phúc bên trái gọi là Chân,
còn chữ Vệ bên phải kêu là Chánh, mình thường làm việc
Chánh-Chân nên gọi là chữ Nhân”. Với cách giải thích về
chữ Nhân bằng chiết tự như thế, chỉ có chữ Hán mới
làm được và điều này không thể có trong các văn bản chữ
Phạn. Rõ ràng, gán ghép điều này với ngài Cưu Ma La Thập dịch kinh TĐBD từ Phạn bản là điều hết sức khiên cưỡng.

Cũng
trong phẩm thứ nhì này, kinh TĐBD nói: “Phàm người thiện
nam, tín nữ nào muốn dựng nhà cửa… hoặc rủi nhằm phương
Nhật du, Nguyệt sát, tướng quân Thái tuế, cùng sao Huỳnh
phan, sao Bát dĩ, Ngũ thổ địa kỳ, Thanh long bạch hổ hoặc
phương Chu tước Huyền võ, Lục giáp cấm kỵ mười hai chi,
mười can…” hoặc “ông Nhân Vương Bồ tát, tâm từ quảng
đại… làm ra lịch số… có trực bình, trực mãn, trực
thâu, trực khai, trực trừ…” (phẩm thứ ba, Vấn đề chánh
đạo, sanh tử, tẩn táng) hay là: “Người đời muốn kết
nghĩa hôn nhơn… phải coi trong bộ sách Lộc mạng… lấy
đó kết làm quyến thuộc” (Phẩm thứ tư, Thế đề cưới
gả), đây hoàn toàn là dịch lý, phong thủy và số mạng của
Trung Hoa. Những điều này chẳng những không đúng với kinh
điển Phật giáo mà còn xa lạ với văn hóa Ấn Độ, do vậy
dễ dàng nhận ra kinh này là sản phẩm văn hóa của Trung Hoa.

Điều
đáng lưu tâm là “tư tưởng Phật học” của kinh này. Phẩm
thứ năm, Nói về tên kinh Bát Dương, giải thích tên kinh như
sau: “Chữ Bát nghĩa là phân biệt rành vậy, chữ Dương nghĩa
là giải tỏ cái lý Đại thừa làm Phật và rõ đặng phân
rành nhơn duyên tám thức kia… Phật nói tám cái thức đó
nghĩa là bề ngang, chữ Dương nghĩa là bề dọc, ngang dọc
phù hiệp nhau thành ra bộ kinh giáo, nên gọi là Bát Dương”.
Nhất là giải thích về đặc tính của thức A lại da: “Cái
thức hàm tàng thiệt là thức thiên, chứa hết thảy các pháp,
hay diễn nói ra kinh A Hàm và bộ Đại Bát Nhã Niết Bàn kinh.
Còn cái thức A lại da cũng to lớn bao trùm cho nên diễn nói
ra bộ Đại Trí Độ luận kinh và bộ Lăng Già luận kinh vậy”.
Nhận thức về Tâm học Phật giáo như thế, rõ ràng tác giả
của kinh TĐBD không mấy am tường về Phật học, nhất là
Duy thức học.

Ngoài
ra, tư tưởng “tự nhiên” trong phẩm thứ sáu, Lời phú
chúc cũng hoàn toàn xa lạ với Chánh pháp: “Thân này có ra
cũng tự nhiên; năm vóc kia tự nhiên có đủ; trưởng đại
đó tự nhiên trưởng đại; lão thành kia tự nhiên lão thành;
sanh ra đó tự nhiên sanh ra; ngày chết kia tự nhiên phải chết”.
Phật giáo không hề chủ trương tự nhiên mà vạn pháp do
duyên sinh, lìa duyên sinh tức không phải Chánh pháp.

Tuy
kinh TĐBD có đóng góp vào việc bài trừ mê tín, chủ trương
làm lành, tích phước, đề cao tụng niệm song ngôn ngữ, tư
tưởng của kinh mang đậm sắc thái văn hóa truyền thống
Trung Hoa, không phải là kinh điển Phật giáo. Những
yếu tố Phật giáo có mặt trong kinh không chuyển tải được
nội dung Chánh pháp
mà chỉ là sự pha trộn khập khiễng
giữa tư tưởng Phật giáo và các quan niệm về dịch lý,
phong thủy, âm dương ngũ hành cùng với sự dọa dẫm, thiếu
sắc thái trí tuệ và từ bi. Do vậy, hàng Phật tử không
nên đọc tụng và thọ trì kinh này
. (Ban TV TC GN)

HỎI:
Gần đây, xuất hiện một số kinh như Điạ Mẫu Chơn kinh,
Táo Quân Chơn kinh… và được một số Phật tử tụng đọc.
Kính hỏi những kinh này có phải Chánh pháp ở trong Tam tạng
không? Làm sao để ngăn chặn việc lợi dụng hình Phật in
trên các sách bói toán và các sản phẩm giải trí, tiêu dùng
như hiện nay?

ĐÁP:
Sau khi tìm hiểu nội dung đồng thời kết hợp tra cứu Phật
giáo Đại Tạng Kinh Tuờng Tế Mục Lục (Đại Chính tân tu),
chúng tôi có thể khẳng định những kinh như Địa Mẫu Chơn
kinh, Táo Quân Chơn kinh không có trong Thánh điển Phật giáo.
Đặc biệt là nội dung, các kinh này tuy có đề cập đến
một vài khía cạnh đạo đức song chỉ dừng ở cấp độ
tín ngưỡng vu vơ, siêu hình, hoàn toàn không mang “ba dấu ấn”
của Chánh pháp.

Người
Phật tử quy y Pháp rồi thì không quy y ngoại đạo, tà giáo.
Do vậy, những kinh sách thuộc ngụy kinh, tà pháp như trên
thì dứt khoát không nên đọc tụng. Chỉ trừ những người
đã thâm hiểu Phật pháp hoặc những vị có trách nhiệm phải
nghiên cứu, còn hàng Phật tử sơ cơ thì không nên lãng phí thời gian và nhất là không nên tụng đọc.

Hiện
tại

,

Giáo hội

PGVN kể cả các

cơ quan

hữu quan Nhà nước
vẫn chưa có

biện pháp

hữu hiệu để ngăn chặn việc

lợi
dụng

hình Phật in trên các sách

bói toán

và các sản phẩm

giải trí

,

tiêu dùng

vì đa phần những sản phẩm ấy được
sản xuất “chui”,

lợi dụng

lòng tin

Phật để trục lợi.
Vì thế

trước mắt

,

Phật tử

chúng ta

chỉ

sử dụng

những
kinh sách và các sản phẩm

hợp pháp

, có giấy phép xuất bản,
kinh doanh; có nhà xuất bản, cơ sở sản xuất

rõ ràng

, được
Nhà nước và

Giáo hội

công nhận

,

cho phép

.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *