Địa Mẫu Chân Kinh (chữ Hán: 地母真經), còn được gọi là Địa Mẫu Chơn Kinh hay Địa Mẫu Kinh, là một tập kinh tụng theo tín ngưỡng Tam giáo đồng nguyên tại Trung Quốc và Việt Nam.
Địa Mẫu Chơn Kinh hay Địa Mẫu Chân Kinh là một bài kinh do Địa Mẫu tại huyện Thành Cố, đã ngự chim loan, Bà hiện xuống miếu, giáng cơ bút truyền ra kinh này vì muốn khuyên răn đời, dưỡng dục đời và bảo toàn tánh mạng cho tất cả người đời. Địa Mẫu là vị Mẫu của chúng sanh có từ thời khai thiên lập địa, từ thuở còn chưa có các vị Phật khác ra đời. Vì vậy, Địa Mẫu chơn kinh không có trong danh mục Đại Tạng Kinh, nhưng có ý nghĩa rộng lớn hơn và bao trùm cả Đại Tạng Kinh. Kinh Địa Mẫu không chỉ khuyên nhủ chúng sanh sớm lo tu nhân tích đức, làm tròn đạo phong tục mà từ xưa Mẫu đã truyền lại. Lời kinh như lời người mẹ hiền thống thiết khuyên nhủ đứa con thơ dại sớm thức tỉnh để quay về với Mẹ.
Mẹ đưa trẻ vào trường vào lớp
Sắp con ngồi có lớp có lang
Nguyện đi mùi khói hương nhang
Con cầu khắp cả Tây phương Phật Trời
Ráng khẩn nguyện Cha Trời Mẹ Đất
Cùng mười phương chư Phật khắp nơi
Nào là Thần Thánh giáng đời
Để con nguyện sửa bao lời thiết tha.
Lợi ích của việc tụng Địa Mẫu Chơn Kinh
- Giải oan nghiệp cho bản thân, gia đình
- Cầu bình an bản mệnh, gia chung, xin hồng phúc phước danh cho con cháu
Nếu như ai học hợp duyên Mẫu sẽ linh ứng chỉ bảo tận tình từng đường đi nước bước trong đường đạo cũng như trong cuộc sống
NAM MÔ VÔ THƯỢNG HƯ KHÔNG ĐỊA MẪU DƯỠNG SANH BẢO MẠNG CHƠN KINH
NAM MÔ VÔ CỰC THIÊN TÔN DIÊU TRÌ HOÀNG MẪU VÔ LƯỢNG TỪ TÔN A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Xem thêm: Sám Kinh Địa Mẫu
Xem thêm: Địa Mẫu Chơn Kinh