Đền Mẫu Đông Cuông – ngôi đền linh thiêng bên dòng sông đỏ nặng phù sa

Đền Đông Cuông tại tỉnh Yên Bái là một trong 2 ngôi đền lớn linh thiêng nằm ở thượng lưu sông Hồng đã nổi danh từ lâu. Đền Đông Cuông là nơi thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Đền Đông Cuông tọa lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đây là một trong 2 ngôi đền lớn linh thiêng nằm ở thượng lưu sông Hồng đã nổi danh từ lâu. Đền Đông Cuông là nơi thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
 

Đền Đông Cuông gắn liền với lịch sử hào hùng

Theo người dân bản địa truyền tụng, đây vốn là một ngôi miếu nhỏ thờ thần núi, thần rừng. Vào thời Lê ngôi miếu thành trở thành đình, cho đến triều Nguyễn thì đổi thành đền.

Dựa vào ghi chép của Lê Quý Đôn trong  “Kiến văn tiểu lục” thì ngôi miếu này thời Đông Quang công chúa, người được dân yêu mến làm vì nhiều việc tốt, giúp dân lập mường, chữa bệnh và cứu đói. 
 

đen-mau-dong-cuong-1

Các đồng chí lãnh đạo các sở, ban ngành và lãnh đạo huyện Văn Yên thực hiện nghi lễ dâng hương tại đền mẫu. Ảnh: Tạp chí Người làm báo

Đến thời vua Lê Thái Tổ bà được phong làm Lê Mại Đại Vương, phù hộ cho vua Lê đẩy lùi giặc ngoại xâm nên Đền Đông Cuông còn có tên gọi khác là đền Thần Vệ quốc.

 

đến-mau-dong-cuong-2

Khu vực cổng chính của đền Đông Cuông. Ảnh: Báo Lao động

Ban quản lý di tích đền Đông Cuông cho biết, đền Đông Cuông là cụm di tích 4 điểm, bao gồm Đền chính, miếu Cô, miếu Cậu và miếu Đức Ông. Trong đền chính có cung cấm thờ hai ngôi tượng, cung mẫu có phần cung chúa và phía bên phải là cung Sơn Trang, bên trái thờ Thần Triều.

Cùng với đó, đền còn thờ những vị anh hùng người dân tộc thiểu số như anh hùng Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng… và cùng với các vị tướng nhà Trần giành thắng lợi trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1258-1288).
 

đến-mau-dong-cuong-3

Khu vực đền chính của đền Mẫu Đông Cuông. Ảnh: Báo Lao động

Ngày nay, đền Đông cuông là một trong 2 ngôi đền lớn ở thượng lưu sông Hồng tồn tại lâu đời. Năm 1995, UBND tỉnh Yên Bái ra quyết định cho phép người dân địa phương dựng lại đền Đông Cuông ngay trên nền của ngôi đền cũ.

Năm 2000, đền Đông Cuông được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh. Và ngày 22/1/2009, đền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia.

>> Xem thêm: Lễ hội cầu cơm mới Đền Đông Cuông, Yên Bái

 

Các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng tại đền Mẫu Đông cuông

Cấu trúc khuôn viên đền còn miếu thần linh và động sơn trang, dù hình thành từ lâu đời những ngôi đền vẫn giữ được bản sắc dân tộc và nét văn hoá đặc trưng của người Tày Khao Đông Cuông.

Theo các nhà văn hoá dân gian nhận định, đền Đông Cuông là khu vực khởi nguồn, điển hình của của Mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt. 

 

đen-mau-dong-cuong-4

Nghi lễ dâng chúc văn trong ngày hội đầu năm. Ảnh: Tạp chí Người làm báo

Theo phong tục địa phương, hằng năm cứ vào khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch và dịp cuối năm từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch, các thành đồng trên khắp cả nước lại về nơi đây để lễ Mẫu, “bắc ghế hầu Thánh”.

Mẫu Thượng ngàn đã xuất hiện từ thời xa xưa trong các hoạt động tín ngưỡng của người dân

Các hoạt động thực hành tính ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cũng nhưđã xuất hiện từ thời xa xưa trong các hoạt động tín ngưỡng của người dân Văn Yên . Đặc biệt với nghi thức “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” cũng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 đen-mau-dong-cuong-5

Nghi lễ tế trâu trắng trong ngày hội đầu năm. Ảnh: Tạp chí người làm báo

Với những nét độc đáo về tín ngưỡng, đền Mẫu Đông Cuông đã trở thành điểm nhấn tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương. Mỗi năm, có hàng trăm lượt du khách từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tìm về dâng hương kính Mẫu, vãn cảnh đền, cầu tài, cầu lộc và bình an. 

 

den-mau-dong-cuong-6

Trò chơi kéo co được tổ chức trong phần hội có sự tham gia của đông đảo du khách và người dân địa phương. Ảnh: Tạp chí Người làm báo.

Lễ hội đền lớn nhất được tổ chức vào ngày mão đầu năm âm lịch diễn ra khoảng 3 – 4 ngày, hội đền bao gồm phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ được tổ chức tại đền Mẫu theo nghi thức truyền thống đón ông mo về đền, mổ trâu trắng tế thần, lễ rước kiệu Mẫu sang sông và lễ dâng hương.

 

den-mau-dong-cuong-7

Trò chơi dân gian Đẩy gậy do người dân địa phương thi đấu. Ảnh: Tạp chí Người làm báo

Còn phần hội có nhiều hoạt động dân gian đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc được tổ chức như các màn ném còn, tát yến, bắn nỏ…. và các hoạt động thể thao văn nghệ như bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, đua thuyền…

 

den-mau-dong-cuong-8

Phần hội thu hút được đông đảo du khách đến trải nghiệm. Ảnh: Tạp chí người làm báo

 

Nhiều đặc sản Yên Bái nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung

Đến với đền Đông Cuông, ngoài việc tham quan vãn cảnh đền, du khách còn có cơ hội được thưởng thức các món đặc sản nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc.

Từ món thịt trâu gác bếp hương vị núi rừng Tây Bắc, vừa săn chắc vừa đậm đà vị ngọt ngon; hay món muồm muỗm rang vừa giòn vừa thơm ngậy mà ít ai có cơ hội thưởng thức.
 

den-mau-dong-cuong-9

Đặc sản thịt trâu sấy Tây Bắc dai ngon tuyệt vời. Ảnh: Đặc sản Hoàng Lâm

Ngoài ra, còn có các món ăn đặc trưng như lạp xưởng Yên Bái, mật ong nhãn Văn Chấn, rượu táo mèo nổi tiếng….
 

den-mau-dong-cuong-10

Muồm muỗm rang giòn thơm ngon béo ngậy. Ảnh: VOV

Từ năm 2019, đền Đông Cuông tiến hành tu bổ lại đền chính và xây dựng mở rộng nhiều hạng mục trong khuôn viên đền để phục vụ du khách thập phương. Nếu có dịp đặt chân tới nơi đây trong chuyến hành hương, bạn đừng quên ghé thưởng thức một vài món đặc sản đặc trưng của núi rừng Tây Bắc đấy nhé! 

Trần Hoàn

(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)

Tham khảo một số Tài liệu do Bảo tàng tỉnh Yên Bái sưu tầm năm 1994 và Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *