Đau đầu là triệu chứng phổ biến do nhiều bệnh lý và nguyên nhân gây ra. Ở một số trường hợp, đây cũng chính là dấu hiệu của một số bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc xác định rõ nguyên nhân, cách điều trị kịp thời cho người bệnh là vô cùng cần thiết.
Bệnh đau đầu có những triệu chứng gì?
Đau đầu là tình trạng xảy ra khi các thụ thể cảm giác trên khu vực thần kinh trung ương bị kích thích. Những kích thích này có thể là kích thích cơ học (phù nề, thiếu máu, chèn ép, viêm nhiễm) hoặc kích thích hóa học (do các chất trung gian hóa học hoặc tổn thương). Những triệu chứng người bệnh sẽ thường gặp phải khi có thể kể đến như:
- Căng thẳng hoặc cảm thấy buồn phiền quá mức là triệu chứng nhức đầu thường gặp nhất.
- Xuất hiện một số rối loạn y khoa như huyết áp cao, đau nửa đầu, trầm cảm, lo âu…
- Các cơn đau đầu có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, buốt, nhói hoặc dữ dội.
- Cơn đau đầu có thể lan xuống cả khu vực cổ.
- Buồn nôn, cảm thấy lâng lâng, mắt bị mờ.
- Chất lượng giấc ngủ của người bị đau đầu thường sẽ giảm sút, ngủ không ngon và không đẫy giấc.
Nguyên nhân đau đầu thường gặp
Đau đầu là hiện tượng diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguyên nhân tại sao.
Có 2 nguyên nhân chủ yếu đó là nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân ngoài bệnh lý. Thậm chí, chế độ sinh hoạt hoặc tâm lý của người bệnh không được lành mạnh cũng có thể khiến người bệnh gặp phải vấn đề này. Những nguyên nhân ngoài bệnh lý cụ thể dẫn đến tình trạng đau đầu có thể kể đến như:
- Cơ thể mất nước gây ra hiện tượng thiếu oxy lên não và thiếu máu cũng là nguyên nhân nhức đầu thường gặp nhất.
- Tâm lý thất thường, thường xuyên căng thẳng và lo âu trong suốt thời gian dài.
- Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, trong chu kỳ kinh nguyệt khiến hormone thay đổi.
- Sử dụng một số loại chất kích thích như rượu bia và phê.
- Thói quen sinh hoạt không khoa học như phải thức khuya hoặc di chuyển thường xuyên giữa các nước.
Các nguyên nhân ngoài bệnh lý trên đều có tính chất lành tính. Vì vậy, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt là sẽ hết.
Đau nhức đầu liên quan đến những bệnh gì?
Bên cạnh các nguyên nhân ngoài bệnh lý, đau đầu là triệu chứng của một số bệnh vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi phát hiện tình trạng này, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh lý. Vậy đau đầu là bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến chứng đau đầu có thể bạn chưa biết:
- Viêm xoang: Bị nhức đầu có thể là do bệnh viêm xoang gây ra. Viêm xoang có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng đau đầu hoặc đau nửa đầu thường xuyên.
- Đau nửa đầu Migraine: Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu này khá phổ biến khiến người bệnh bị đau nửa đầu, kèm theo các cơn đau dữ dội, theo từng cơn và thường phổ biến ở phụ nữ trung niên.
- Tăng nhãn áp: Bệnh tăng nhãn áp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu. Những bệnh lý như tăng nhãn áp, rối loạn điều tiết khiến người bệnh bị đau dữ dội ở vùng đầu kèm theo các vấn đề như mắt đỏ, giảm thị lực…
- Thiếu máu: Thiếu máu, đặc biệt là tình trạng thiếu máu lên não thường khiến người bệnh gặp phải những cơn đau đầu nghiêm trọng và chóng mặt, mệt mỏi.
- Tai biến mạch máu não: Người bị tai biến mạch máu não thường xuất hiện các cơn đau đầu liên tục, kèm theo một số dấu hiệu khác như nôn mửa, thay đổi ý thức, giảm thị lực, giảm khả năng nói hoặc tê bì vùng mặt…
- Khối u não: Người có khối u não thường xuyên xuất hiện các cơn đau đầu không rõ nguyên nhân, đặc biệt cơn đau càng dữ dội về đêm hoặc sáng khiến người bệnh không thể chịu đựng được.
- Nhiễm trùng não hoặc màng não: Nếu người bệnh cảm thấy đau đầu liên tục cùng với các triệu chứng như sợ ánh sáng, sợ tiếng động… thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng màng não hoặc não.
Nhức đầu mệt mỏi khó thở khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Đau đầu mệt mỏi chán ăn được xem là tình trạng phổ biến do đó rất nhiều người thường chủ quan, lơ là trong việc đi khám bệnh. Tuy nhiên có nhiều trường hợp đau đầu rất nguy hiểm, người bệnh cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số trường hợp bị đau đầu mà bạn cần đi khám ngay:
- Cơn đau dữ dội kết hợp với ngủ ngáy.
- Đau nhức đầu đi kèm với sốt cao, co giật, hôn mê, mất ý thức.
- Bị nhức đầu mệt mỏi khó thở sau khi bị ngã hoặc tai nạn.
- Đau đầu nhức mắt mệt mỏi kết hợp với đau tai.
- Đau nhức đầu kéo dài dai dẳng ở trẻ nhỏ.
- Người bị đau đầu kèm theo chứng tê bì tay chân, mờ mắt, bị ngất.
Hướng dẫn cách điều trị đau đầu hiệu quả
Tình trạng đau đầu không phải do nguyên nhân bệnh lý có thể tự hết khi người bệnh thay đổi sinh hoạt của mình. Tuy nhiên, đối với cơn đau do bệnh lý, việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị là điều vô cùng cần thiết.
Phương pháp Tây y
Phương pháp Tây y sẽ giúp người bệnh loại bỏ các cơn đau nhanh chóng, tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn. Thông thường, người bệnh đau đầu nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc mà không cần kê đơn như Paracetamol, Hapacol.
Bên cạnh đó, đối với tình trạng đau do các bệnh lý gây ra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị dứt điểm các vấn đề này, từ đó giúp người bệnh chữa bệnh hiệu quả. Một trong số các loại thuốc này có thể kể đến như:
- Thuốc hạ áp trị tăng huyết áp như Nhóm thiazide, Nhóm dihydropyridine, Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin…
- Thuốc kháng sinh chữa viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương như Dexamethazon, Metronidazol, Ceftrizoxim…
- Thuốc chữa viêm xoang như Chlorzoxazone, Phenylephrine, Naphazoline…
Các bài thuốc Đông y
Điều trị đau đầu bằng các bài thuốc Đông y sẽ giúp người bệnh loại bỏ các tác dụng phụ của thuốc Tây bởi các bài thuốc đều được điều chế hoàn toàn từ thiên nhiên. Bên cạnh đó, các bài thuốc này còn tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, giúp chữa dứt điểm tình trạng đau đầu.
Một số bài thuốc chữa đau đầu bằng Đông y người bệnh có thể tham khảo như:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Sài hồ, Trần bì, Thăng ma, Quy xuyên, Trích thảo, Phụ tử Tang diệp, Sinh khương, Xuyên khung, Khương hoạt, Bạch chỉ, Tế tân, Phòng phong, Kinh giới.
- Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc trên rửa sạch rồi bỏ vào ấm đun sôi đến khi cạn còn ⅓ thì tắt bếp. Lọc lấy nước cốt và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu: Bạch linh, Đương qui, Hoàng cầm, Thạch cao, Trần bì, Sài hồ, Trích thảo, Chi tử, Đan bì, Bạc hà, Cúc hoa, Màn kinh, Bạch chỉ, Xuyên khung, Đại hoàng.
- Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc trên thành thang rồi lọc lấy nước cốt chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc 3
- Nguyên liệu: Kinh giới, Khương hoạt, Phòng phong, Độc hoạt, Sài hồ, Xuyên khung, Trần bì, Cát cánh, Chỉ sác, Bạch linh, Mộc hương, Cam thảo, Xương truật, Màn kinh.
- Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các vị thuốc trên, để ráo nước rồi đun sôi cùng với 5 bát nước lọc đến khi còn 2 bát thì tắt bếp. Sau đó, sử dụng nước rồi chia thành các lần uống hết luôn trong ngày.
Bài thuốc 4: Định tâm An thần thang
- Đây là một bài thuốc nổi tiếng của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc Định tâm An thần thang được nghiên cứu dựa theo bài thuốc cổ phương Quy tỳ thang của Đại danh y Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác kết hợp bài thuốc cổ truyền của người dân tộc Tày.
- Thành phần: Bài thuốc được bào chế từ những nguyên liệu tự nhiên như: Củ bình vôi, Long nhãn, Dạ giao đằng, Lạc tiên, Liên nhục, Viễn chí, Phục thần, Toan táo nhân, Bạch truật, Hoàng kỳ, Đại táo… nên rất an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
- Tác dụng: Định tâm An thần thang chủ trị chứng Mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình. Người bệnh sẽ không còn cảm thấy hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh mà sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu.
Bài thuốc 5: Nhất Nam Định Tâm Khang
- Đây là bài thuốc chữa chứng đau đầu nổi tiếng của Nhất Nam Y Viện. Nhất Nam Định Tâm Khang là sự kết hợp của 3 bài thuốc đó là: Nhất Nam Định Tâm Hoàn, Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết, Nhất Nam Dưỡng Tâm Thận.
- Thành phần: Các bài thuốc này đều được bào chế từ dược liệu tự nhiên bao gồm: Bá tử nhân, Táo nhân, Phù tiểu mạch, Lạc tiên, Bành vôi, Tắng tó, Tầm gửi, Trám đen, Bạch quả, Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Kiện chí, Long nhãn, Phục thần, Sài hồ, Đan sâm, Huyền sâm, Thiên môn, Mạch môn, Thiên ma, Sinh địa. Người bệnh chỉ cần sắc thuốc uống ngày 1-2 lần vào buổi sáng hoặc tối, gia giảm liều lượng theo thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Tác dụng: Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang có tác dụng đặc trị các chứng bệnh như: Đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị, rối loạn tiêu hóa, táo, bón, tiểu đường, rối loạn mỡ máu,…
Các bài thuốc Đông y có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại sẽ hơi chậm và tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Bệnh nhân cần kiên trì áp dụng các bài thuốc này để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Áp dụng một số mẹo dân gian
Người bệnh cũng có thể thực hiện một số mẹo giúp giảm đau tại nhà để làm giảm các cơn đau nhức đầu và làm dịu các cơn đau. Các phương pháp này đã được dân gian truyền tai nhau thực hiện bởi vô cùng an toàn mà hiệu quả mang lại cũng khá cao. Một số mẹo đơn giản giảm đau đầu tại nhà người bệnh có thể tham khảo là:
Ngải cứu chữa đau đầu
Ngải cứu là một trong những cây thuốc nam được sử dụng để chữa đau đầu hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc từ ngải cứu để giảm cảm giác đau đầu.
- Nguyên liệu: Ngải cứu tươi 1 rổ, Lá khuynh diệp 1/3 rổ và lá bưởi 1/3 rổ.
- Cách thực hiện: Rửa sạch các loại lá trên rồi cho vào nồi đun sôi trong khoảng 15 phút thì tắt bếp. Sử dụng hỗn hợp này để xông hơi trong khoảng 20 phút sẽ giúp bạn giảm đau đầu nhanh chóng.
Chườm lạnh (hoặc nóng)
Người bệnh có thể chườm lạnh hoặc nóng để điều trị chứng đau nửa đầu. Người bệnh nên áp dụng phương pháp chườm nóng và chườm lạnh xen kẽ với nhau để đạt hiệu quả tối ưu.
- Nguyên liệu: Khăn lạnh (hoặc nóng)
- Cách thực hiện: Sử dụng khăn lạnh (hoặc nóng) đặt lên phía sau đầu hoặc phía cổ trong khoảng 20 phút. Các cơn đau của bệnh nhân sẽ được thuyên giảm một cách hiệu quả.
Địa chỉ khám chữa bệnh đau đầu uy tín
Khám bệnh để xác định rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, người bệnh cần trang bị đầy đủ các thông tin về địa chỉ khám bệnh uy tín cho mình để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Dưới đây là một số địa chỉ khám và chữa đau đầu người bệnh nên tham khảo:
Khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: Bệnh viện nằm tại số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là địa chỉ khám chữa các bệnh chuyên khoa thần kinh. Bệnh viện ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong khám và chữa bệnh như kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc, kỹ thuật đo điện thần kinh… Ngoài ra, đây là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm trong khám và chữa bệnh đau nửa đầu.
Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Địa chỉ: Bệnh viện tại số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Đây được xem là bệnh viện chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi thuộc tuyến cao nhất. Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được thực hiện một số kỹ thuật thăm khám và chẩn đoán bệnh như đo dẫn truyền thần kinh và địa cơ kim thường quy, ghi điện não đồ, kỹ thuật đa ký giấc ngủ và các thiết bị chẩn đoán khác như máy X.quang, máy cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính…
Khám bệnh tại Nhất Nam Y Viện
- Tại Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024.8585.1102
- Tại Sài Gòn: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức. Điện thoại: 028.6279.1102
Nhất Nam Y Viện là một địa chỉ khám chữa bệnh đau đầu bằng phương pháp Y học cổ truyền được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Nhất Nam Y Viện đã tái hiện một cách đầy sinh động Thái Y Viện triều Nguyễn, không gian đặc trưng mang phong cách Cung đình Huế khiến người bệnh đến đây điều trị cảm thấy thư thái, yên tĩnh.
Ngoài ra, Nhất Nam Y Viện còn sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề giỏi trong việc khám và điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi đến đây khám bệnh.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: Bệnh viện tại số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện dù mới chỉ hoạt động được hơn 10 năm những loại được rất nhiều bệnh nhân đánh giá cao. Bệnh viện chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại nhằm chẩn đoán và điều trị chính xác tình trạng bệnh như Máy chụp cộng hưởng từ, hệ thống chụp mạch số hóa, Máy chụp cắt lớp vi tính 128 lát cắt, hệ thống xét nghiệm hiện đại…
Ngoài ra, cơ sở khám bệnh này cũng có thể thực hiện nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phức tạp cho người bệnh.
Khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
- Địa chỉ: Phòng khám tại số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là một trong những địa chỉ khám và chữa bệnh uy tín, được rất nhiều người bệnh tin tưởng. Bên cạnh việc xét nghiệm cận lâm sàng, người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm khác như Điện cơ đồ, Điện não đồ, Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh…
Một số bác sĩ khám và chữa bệnh đau nửa đầu tại bệnh viện có thể kể đến như: TS.BS Ngô Tiến Tuấn – Chức vụ Chủ nhiệm khoa Nội Thần kinh, TS.BS Nguyễn Hồng Quân – Chức vụ Phó Chủ nhiệm khoa Nội Thần kinh.
Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc
- Hà Nội: Bệnh viện ở B31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định – Quận Thanh Xuân.
- TP HCM: Bệnh viện ở số 145 Hoa Lan – Phường 2 – Quận Phú Nhuận.
- Quảng Ninh: Bệnh viện ở số 116 Văn Lang – Hồng Gai – Hạ Long.
Đây là một trong những địa chỉ khám và điều trị bệnh bằng Đông y được người dân trên toàn quốc quan tâm. Trung tâm đã có hơn 10 năm xây dựng và phát triển và chiếm được lòng tin của người dân trên toàn quốc về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, phòng khám quy tụ các chuyên gia gạo cội về lĩnh vực chữa bệnh theo y học cổ truyền. Họ đã từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại các bệnh viện nổi tiếng trên cả nước.
Tại phòng khám, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về nguyên liệu được kê đơn bởi phòng khám này sở hữu hệ thống vườn dược liệu sạch với hàng trăm hecta trên cả nước. Đặc biệt, trung tâm luôn nỗ lực để bảo tồn và phát triển các dược liệu quý hiếm ở khắp mọi vùng miền trên cả nước.
Phòng ngừa bệnh đau đầu như thế nào?
Để giảm các cơn đau hiệu quả tại nhà cũng như phòng ngừa tình trạng này, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Tinh thần là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng đau đầu. Chính vì vậy, người bệnh cần tránh gặp phải tình trạng căng thẳng, luôn giữ cho tinh thần thoải mái.
- Hạn chế việc nhìn trực tiếp vào ánh nắng mặt trời, hoặc ánh sáng chói như rạp chiếu phim hoặc những nơi có tiếng ồn lớn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc và sắp xếp công việc hợp lý, kiểm soát các căng thẳng có thể xảy ra để phòng ngừa đau đầu do stress.
- Lựa chọn các bài luyện tập thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi, yoga và dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giải tỏa căng thẳng.
- Tắm nước nóng cũng là một trong những phương pháp giúp người bệnh giảm các cơn đau do căng thẳng người bệnh có thể tham khảo.
- Tránh xa các loại chất kích thích và đồ uống có hại cho thần kinh như bia, rượu, cà phê… để không làm trầm trọng thêm các cơn đau khó chịu.
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, tầm 2-2,5l để tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng.
- Bổ sung các loại thực phẩm giúp lưu thông máu hiệu quả như bông cải xanh, các loại cá béo, gừng, trứng, sữa chua…
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau mua ở hiệu khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
- Tốt nhất người bệnh nên đi khám để được bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, từ đó đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị phù hợp.
Đau đầu là hiện tượng phổ biến rất nhiều người có thể gặp phải bởi các nguyên nhân khác nhau. Với các nguyên nhân ngoài bệnh lý, người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống thì tình trạng này sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu tiềm ẩn của một số bệnh lý nguy hiểm, chính vì vậy, tốt nhất bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời.