Đặc điểm và nguồn gốc của Cây trầm hương tự nhiên

Cây Trầm Hương tự nhiên hay còn được gọi là cây Dó bầu, là một trong những loại gỗ quý hiếm ở Vệt Nam được nhiều người biết đến vì công dụng của Trầm hương cực kì hữu ích.

Đôi nét về cây trầm hương

1.1. Nguồn gốc

Thứ gỗ quý trầm hương khá nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Chính vì vậy mà nhiều người vẫn hiểu lầm trầm hương được lấy từ thân cây trầm hương. Thực hư không phải như vậy, cây trầm hương thực tế không tồn tại. Nhưng để dễ nhận biết, con người vẫn hay dùng thuật ngữ cây trầm hương để nói về nguồn gốc của gỗ trầm.

Trầm hương vốn là một khối gỗ có hương thơm đặc trưng. Cây dó bầu khi bị thương sẽ sản sinh ra một chất nhựa. Theo năm tháng, chất nhựa này sẽ hình thành nên gỗ trầm hương. Cây Dó Bầu là loại cây thân gỗ sống ẩn mình hàng trăm năm trong những cánh rừng già. Vốn dĩ là loại cây cực nhẹ và mềm yếu thế nên ít có ai dùng nó vào mục đích công nghiệp. Nhưng không có thứ gì sinh ra trên đời mà vô dụng bao giờ đúng không? Chính vì vậy, Trầm Hương là gỗ được tạo từ nhựa của cây Dó Bầu.

Trầm Hương An Chi

“Đau thương Dó hóa thành Trầm” Câu nói lột tả được tất cả nỗi đau của cây Dó bầu phải gánh chịu để tạo ra Trầm. Lặng lẽ gồng mình chống lại những vết thương, bệnh tật, chịu đựng những phong ba bão táp của núi rừng để sinh tồn,..để mà tạo ra thứ gỗ quý hơn vàng đó. Ấy vậy mà từ loại cây gỗ tưởng như không có giá trị trong công nghiệp lại trở thành viên kim cương trong các loại gỗ. Bởi vậy mới nói “Trên thế gian này không có gì sinh ra là vô dụng cả, chỉ có điều chúng ta không đặt chúng đúng vị trí mà thôi”.

Cây trầm hương sống ở đâu?

Cây trầm gió được phân bổ chủ yếu ở các nước châu Á. Cụ thể tại Ấn Độ và các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Lào, Philippines, … Trầm hương Việt Nam được xem là loại có chất lượng cao cấp và có giá trị lớn. Tại Việt Nam, trầm được phân hóa ở các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Nam, Phú Quốc (Kiên Giang), ….

Đặc điểm nhận biết cây trầm hương (cây dó bầu)

1. Về cây trầm hương

  • Cây dó bầu thường cao chừng 20 – 30m, ở những cây to đường kính thân có thể lên tới 60 – 80cm.
  • Phần thân của cây dó bầu thẳng, trên thân có xuất hiện các rãnh như lòng máng. Lớp vỏ ngoài của dó bầu thường nhẵn mịn, có màu nâu xám, vỏ có màu trắng và chứa nhiều chất xơ. Cành của loại cây này có đặc điểm thanh mảnh, cong queo, thường có màu nâu nhạt, các tán lá rất thưa.
  • Lá của cây dó bầu thường có đặc điểm mọc theo cách so le, phần cuống dài từ 4 – 6mm. Phiến lá hình dáng khá đặc biệt vì có hình bầu dục thuôn dài.
  • Cây dó bầu cũng có hoa, các cụm hoa thường mọc ở đầu cành thành các chùm nhỏ. Hoa của cây trầm hương có màu vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám, bên ngoài còn có các lông thưa, nhẵn ở mặt trong.

2. Về trầm hương

  • Trầm hương là một khối gỗ nặng nhẹ tùy thuộc vào lượng tinh dầu chứa trong nó. Số năm tuổi của trầm càng cao thì khối lượng của trầm càng nặng.
  • Mùi hương của trầm nhe diu, đặc trưng. Khi đốt, trầm sẽ cho ra hương rõ và thơm hơn.
  • Màu sắc của trầm không đều nhờ các vân gỗ đan xen vào nhau. Độ đậm nhạt về màu sắc cũng sẽ tùy thuộc vào phân loại của trầm hương. Trầm càng nhiều tuổi màu sẽ đậm hơn.
  • Giá trị của trầm rất cao bởi mức độ sản sinh trầm ngày càng ít. Nhiều mặt hàng giả trầm hiện nay đang xuất hiện rất nhiều với mức giá rẻ hơn gấp nhiều lần. Vì vậy bạn cần nắm những cách nhận biết trầm hương để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Trầm Hương An Chi

Cây gỗ trầm hương có mấy loại?

Trầm hương được phân ra nhiều loại với nhiều đặc điểm và tính chất khác nhau. Trong đó có 4 loại chính:

  • Kỳ Nam: Kỳ nam được đánh giá là loại có chất lượng tốt nhất trong tất cả các loại trầm. Gỗ kỳ cũng được tạo nên từ cây trầm hương, Tuy nhiên, việc sản sinh ra kỳ chiếm tỷ lệ khá thấp, không phải cây nào cũng có thể cho ra kỳ nam. Vì vậy mà kỳ nam rất khan hiếm và có giá trị cao hơn rất nhiều so với trầm hương.
  • Trầm hương tự nhiên: Trầm hương tự nhiên thường là trầm rừng. Cây dó bầu phải mất hàng chục năm thì mới cho ra được khối trầm tự nhiên. Trầm loại này lượng tinh dầu khá cao và mùi hương rất đậm. Tuy nhiên, đến nay, trầm tự nhiên ngày càng ít bởi số lượng cây dó cũng không còn nhiều và tỷ lệ cây dó cho ra trầm không quá cao.
  • Trầm hương nhân tạo: Cũng chính vì sự khan hiếm của trầm tự nhiên nên việc xuất hiện trầm nhân tạo cũng là điều dễ hiểu. Công nghệ cấy ghép trầm nhân tạo được tạo ra nhằm rút ngắn thời gian sản sinh ra trầm cũng như gia tăng tỷ lệ tạo trầm từ cây dó. Trầm nhân tạo không phải trầm giả. Tuy lượng tinh dầu không nhiều bằng trầm tự nhiên, tuy nhiên về công dụng cũng như chất lượng vẫn không hề kém cạnh.
  • Trầm tốc: So với các loại trầm trên thì trầm tốc có chất lượng thấp nhất. Trầm tốc được sử dụng để chết tác trang sức trầm hương cũng như các sản phầm về nhang trầm rất phổ biến. Giá thành của trầm tốc cùng phù hợp với chi tiêu củ người Việt.

Đánh Giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *