5/5 – (1 bình chọn)
Công thức rubik 3×3 là gì? Những ký hiệu trong công thức rubik này bao gồm những thông tin gì? Quy ước ký hiệu về cách xoay các mặt của công thức 3×3 trong trò chơi rubik ra sao? Để hiểu rõ về chủ đề này hơn thì anh em hãy dành một chút thời gian để tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Công thức rubik 3×3 là gì?
Hiện nay trò rubik là một trò chơi trí tuệ được rất nhiều người chơi trên thế giới ưa chuộng. Nhiệm vụ của người chơi khi tham gia trò chơi rubik đơn giản là sắp xếp các khối vuông đồng màu sao cho đồng nhất. Vậy là các bạn đã hoàn thành yêu cầu của trò chơi này rồi. Tuy nhiên để chơi rubik hiệu quả thì người chơi cần nắm được các công thức rubik 3×3.
Rubik 3×3 là một khối lập phương có 6 mặt được tạo thành từ nhiều mảnh ghép. Ở mỗi mặt rubik sẽ có 9 ô vuông nhỏ với kích thước bằng nhau và được ghép lại từ 27 khối lập phương nhỏ hơn. Mỗi mặt rubik được phủ với những màu sắc khác nhau. Những màu của rubik thường có các màu là: Đỏ, vàng, xanh, trắng, cam, xanh dương và xanh lá cây.
Ký hiệu của công thức rubik 3×3
Tiếp theo đây bài viết sẽ chia sẻ tới anh em thông tin về ký hiệu của công thức 3×3 trong trò chơi rubik. Mọi người bắt buộc phải nắm được những ký hiệu này thì mới có thể vận dụng công thức hiệu quả và chính xác được. Cụ thể:
-
F (Front): mặt trước
-
R (Right): mặt bên phải
-
L (Left): mặt bên trái
-
U (Up): mặt trên
-
D (Down): mặt dưới
Lưu ý: việc các mặt màu nào được ký hiệu là L, R hoặc U là tùy thuộc vào các cần nắm rubik của người chơi trên tay. Mọi người ghi nhớ điều này thì mới có thể phát huy tốt công thức chơi rubik 3×3 được.
Quy ước kí hiệu về cách xoay các mặt
Có thể nói quy ước ký hiệu về cách xoay các mặt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc học tập công thức rubik 3×3. Chính vì vậy mọi người cần chú ý điều này để có thể sử dụng công thức chơi rubik hiệu quả và chi tiết hơn. Cụ thể:
-
Khi bạn viết chữ cái các mặt in hoa như R, L, U, D, F, B thì có nghĩa là người chơi cần xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ (nghĩa là ¼ vòng xuay)
-
Khi viết chữ cái các mặt in hoa kèm theo dấu như R’, L’, U’, D’, F’, B’ hoặc chữ i như Ri, Li, Ui, Di, Fi, Bi. Điều này có nghĩa là người chơi cần phải xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ
-
Khi anh em viết chữ cái các mặt in hoa kèm theo 2 số như: R2, L2, U2, D2, F2, B2. Thì có nghĩa là người chơi cần phải xoay các mặt tương ứng 180 độ theo bất kỳ chiều nào cũng được.
Lưu ý: Khi anh em gặp công thức B nghĩa là xoay mặt B 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Lúc này mọi người cần để mặt B hướng về phía mình rồi mới xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Các mặt khác cũng tương tự như vậy.
Hướng dẫn cách giải rubik 3×3 cực đơn giản – dễ hiểu
Tiếp theo đây bài viết hướng dẫn anh em cách giải công thức rubik 3×3 đơn giản và dễ hiểu nhất. Mục đích chính là để bạn áp dụng công thức này vào trò chơi rubik hiệu quả hơn. Cụ thể:
-
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy xếp các khối rubik tạo thành hình chữ thập màu trắng ở tầng 1 của khối rubik
-
Bước 2: Sau đó mọi người hãy hoàn thiện xếp tầng 1 của rubik
-
Bước 3: Lúc này bạn hãy xoay hoàn thành tầng 2 của khối rubik
-
Bước 4: Tiếp đến anh em hãy tạo chữ thập màu vàng ở tầng thứ 3
-
Bước 5: Sau đó anh em hãy đưa các viên chữ thập màu vàng về đúng vị trí của chúng
-
Bước 6: Tiếp đến mọi người hãy đưa các viên góc màu vàng về đúng vị trí
-
Bước 7: Và cuối cùng mọi người hãy hoàn thiện việc xếp khối rubik
Chi tiết về các bước giải rubik 3×3 chuẩn nhất 2022
Khi anh em đã hiểu rõ về công thức rubik 3×3, các ký hiệu cùng quy ước ký hiệu như thế nào rồi. Thì mọi người cũng nên tìm hiểu thêm về các bước giải công thức rubik này để chơi hiệu quả hơn. Cụ thể:
Bước 1: Tạo thành hình chữ nhật màu trắng ở tầng 1
Đầu tiên chúng ta hãy hướng mặt trắng lên phía trên. Để có thể giải 1 cạnh màu trắng thì người chơi cần tiến hành theo công thức sau đây:
-
Bước 1a: Bạn hãy xác định 1 xiên cạnh có màu vàng trắng cần di chuyển hiện đang ở đâu. Sau đó anh em di chuyển viên cạnh đó về mặt trước – F. Lúc này các bạn sẽ có 3 vị trí của viên cạnh này ở mặt F là: tầng 1, tầng 2, tầng 3. Bằng một số 1 số phép quay bạn hãy đưa chúng về vị trí tầng 2 ở mặt trước bên phải, tức vị trí đánh dấu X dưới hình.
-
Bước 1b: Bạn hãy xác định vị trí mà viên này sẽ phải trở về. Sau đó anh em xoay U để đưa vị trí đó về mặt trên bên phải, tức vị trí X dưới đây. Lúc này chúng ta sẽ có 2 trường hợp sau đây.
-
Bước 1c: Tiếp đến mọi người hãy thực hiện công thức để đưa cạnh về vị trí X. Có 2 trường hợp:
-
Trường hợp 1: Đơn giản là xoay R
-
Trường hợp 2: Thực hiện U F’ U’ hay U Fi Ui
Mọi người hãy lặp lại các bước từ 1.1 đến 1.3 để giải 3 viên cạnh còn lại. Lưu ý: anh em hãy tránh quay các bước làm ảnh hưởng đến các cạnh đã giải. Kết thúc bước 1 người chơi được kết quả là một hình chữ thập màu trắng và đúng với màu trung tâm như sau:
Bước 2: Hoàn thiện tầng 1 của rubik
Để thực hiện bước 2 của công thức rubik 3×3 hiệu quả thì anh em cần giải tất cả các viên góc màu trắng để hoàn thiện tầng 1. Để thực hiện các thuận tiện hơn ta hãy quay ngược khối rubik lại. Có nghĩa là mặt màu trắng sẽ là ở dưới, mặt màu vàng ở trên.
Với khối rubik này bạn hãy quan sát tất cả khối một lượt trước khi thực hiện theo công thức rubik 3×3. Để xác định vị trí các ô gốc đang ở đâu. Ô góc màu trắng là ô 3 màu, 1 mặt là màu trắng. Ở đây “x” được đánh dấu là vị trí của các ô góc đang ở đâu. Ô góc màu trắng là ô 3 màu, 1 mặt là màu trắng. Ở đây x được đánh giá là vị trí mà ô góc đó trở về.
Nếu như viên góc nằm ở tầng 3 (tức là tổng màu vàng), dùng U hoặc U’ để đưa về trường hợp sau đây:
-
Hình 1: Người chơi sử dụng công thức xoay U R U’ R’
-
Hình 2: Người chơi hãy sử dụng công thức xoay R U R’
-
Hình 3: Vị trí của viên góc khác một chút so với hình 1, 2. Đó là mặt màu trắng không ở mặt cạnh (xanh, đỏ) mà ở mặt màu vàng. Chính vì vậy bạn đưa mặt viên màu trắng sang bên cạnh như hình 1 và 2 bằng cách xoay R U’ R’ U2.
Kết quả của bước 2: Tầng 1 hoàn thành đồng thời các ô cạnh đúng với vị trí màu các bên như hình
Bước 3: Hoàn thành tầng 2 của khối rubik
Mục tiêu của người chơi ở tầng này rất đơn giản, người chơi chỉ cần 4 viên cạnh để đưa chúng về vị trí ở tầng 2. Để thực hiện công thức rubik 3×3 thì chúng ta cần xác định các viên cạnh của tầng 2. Đó là các viên cạnh còn lại mà không có màu vàng. Các viên này có thể nằm ở tầng 2 hoặc tầng 3.
Trong trường hợp viên cạnh xuất hiện ở tầng 3 thì mọi người cần thực hiện theo các bước sau đây:
-
Bước 1: Bạn hãy xác định vị trí bên cạnh cần đưa tới bằng cách xem xét 2 màu của 2 viên cạnh. Ta gọi vị trí cần tới đó là Goal, bạn hãy cầm rubik sao cho viên Goal nằm ở mặt F
-
Bước 2: Người chơi hãy xoay U, U’ hoặc U2 để đưa viên bên cạnh đến vị trí Goal sao cho trục giữa của mặt F trùng màu và tạo thành chữ T
-
Bước 3: Tùy thuộc vào mỗi trường hợp mọi người hãy dùng 1 trong 2 công thức sau để giải
Còn trong trường hợp viên cạnh nằm ở tầng 2 anh em hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
-
Bước 1: Bạn hãy dùng công thức (R U’ R’) (U’ F’ U F) để sắp xếp và xoay viên cạnh về tầng 3
-
Bước 2: Mọi người có thể dùng phương pháp này để giải
Bước 4: Tạo chữ thập màu vàng ở tầng 3
Cuối cùng là tầng 3, tầng này luôn luôn khó khăn nhất. Nếu như mọi người thực hiện sai 1 bước nhỏ thì có thể phải thực hiện các thao tác lại. Bạn cần tạo thành hình chữ thập màu vàng ở tầng 3 của rubik nhưng không cần phải đúng màu với các cạnh. Cách thực hiện như sau:
Cách 1: Ở bước này mặc dù chúng ta có 3 trường hợp của tầng 3 là: chỉ có 1 Dot, có 3 Dot hình chữ L, có 3 Dot theo đường thẳng. Nhưng phương pháp ở bước này chỉ cần một công thức đó là: F R U R’ U’ F’.
-
Trong trường hợp 1 Dot: người chơi cần xoay công thức rubik 3×3 này 3 lần.
-
Trong trường hợp 3 Dot chữ L: chúng ta cần xoay 2 lần, lưu ý hướng của chữ L
-
Trong trường hợp 3 Dot đường thẳng nằm ngang: người chơi xoay công thức này 1 lần
Khi đó tầng 3 của khối rubik sẽ lần lượt thay đổi theo thứ tự như hình bên dưới, Tuy nhiên mọi người cần lưu ý hướng của khối rubik rất quan trọng. Vì vậy hình dạng L phải có dạng như hình minh họa và đường thẳng phải nằm ngang.
Cách 2: Có thể nói đây là một cách làm tắt được rất nhiều người chơi rubik sử dụng. Nếu như anh em đang ở dạng chữ L thì có thể chuyển ngay đến dạng chữ thập mà chỉ cần xoay 1 lần công thức là: F U R U’ R’ F’.
Kết luận
Trên đây là những thông tin tổng hợp chi tiết về công thức rubik 3×3 cho anh em tham khảo. Hy vọng những nội dung mà bài viết cung cấp sẽ giúp các bạn hiểu rõ về công thức rubik hơn.