Công thức nấu lẩu cua đồng miền Tây sẽ được Ăn gì hôm nay chia sẻ qua bài chia sẻ này. Không chỉ hướng dẫn các bạn công thức làm nước lẩu chua chua, cay cay ngon tuyệt mà Ăn gì hôm nay còn hướng dẫn các bạn công thức chế biến sao cho món lẩu cua thơm ngon đúng điệu, ăn một lần là mê.
Tuy không có mùi vị đậm đà như món lẩu mắm, không nổi tiếng như món lẩu cá linh bông điên điển. Món lẩu cua đồng miền Tây là món lẩu khá được nhiều người yêu thích và giải pháp làm món lẩu ăn vào những ngày trời hơi se se lạnh. Món lẩu này có rất nhiều công thức nấu. Tuy nhiên, cách nấu lẩu cua đồng miền Tây là công thức nấu “chuẩn vị” nhất. Ở những nơi khác nhau, món này sẽ được biến tấu thành món có công thức nấu và nguyên liệu chuẩn bị khác nhau. Tuy chuẩn bị nguyên liệu đã được biến tấu nhưng mùi vị chua cay thanh mát của món lẩu này vẫn được giữ nguyên.
Cách chọn cua đồng để làm lẩu
Như cái tên gọi, lẩu cua đồng miền Tây, thành phần chính của món lẩu này chính là cua đồng. Những con cua đồng được bắt từ những cánh đồng ruộng sau khi được rửa sạch rồi sơ chế cho vào xoong (nồi) hầm làm nước lẩu bằng cách lọc yếm của từng con, lấy gạch, giã nhuyễn. Cua đồng là nguyên liệu chuẩn bị vô cùng quan trọng để làm lên mùi vị thơm ngon của món lẩu cua đồng miền Tây nên bạn cần phải biết cách chọn cua đồng sau cho tươi, ngon, nhiều thịt. Sau đây Ăn gì hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn cua đồng để nấu lẩu cua đồng miền Tây.
Chua đồng ngon là cua đồng thường có thân màu xám đục. Phần mai của cua thường có màu hơi sáng hơn một chút. Bạn nên chọn những con cua khỏe và tươi để khi nấu nước sẽ ngon, ngọt hơn. Những con cua khỏe thường di chuyển rất nhanh và khi bạn dí tay vào yếm của những con cua này thì chúng quậy rất mạnh, bọt khí bắt đầu nổi lên.
Hơn nữa bạn cần phải mua những con cua đực vì cua cái đẻ trứng thì thường rất sơ và ít thịt. Cách phân biệt cua đực và cua cái rất đơn giản. Bạn chỉ cần trông vào phần yếm của những con cua này là có thể nhân biết được. Cua đực có yếm nhỏ hơn cua cái nên khi mua bạn hãy quan sát thật kỹ để không mua nhầm nhé.
Cách chế biến cua đồng nấu lẩu
Để sau khi học xong cách nấu lẩu cua đồng miền Tây của Ăn gì hôm nay bạn sẽ có một nồi (xoong) nẩu thơm ngon, đúng điệu nhất. Bạn cần phải biết cách chế biến cua đồng. Sau đây là cách chế biến cua đồng mà bạn nên làm mỗi khi muốn làm lẩu cua.
Cua đồng sau khi mua về, bạn cho chúng vào chậu nước rồi sử dụng tay bẻ càng của từng con. Để cua không cặp vào tay thì bạn nên đeo gay tay hoặc cho cua vào nước đá nhé. Sau khi bẻ càng cua, bạn lấy gạch ra trước để khi chưng gạch, nước sẽ ngọt và thơm hơn đó.
Công thức nấu lẩu cua đồng miền Tây
Công thức nấu lẩu của đồng miền miền Tây vô cùng đơn giản. Vị thanh ngọt thanh của nước lẩu cua sẽ khiến bạn “say đăm” ngay từ lần đầu tận hưởng. Cùng Ăn gì hôm nay học Công thức làm món lẩu này bằng cách nguyên liệu chuẩn bị dưới đây nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu cua đồng
- Cua đồng (800 gr)
- Măng chua (400 gr)
- Cà chua (2 quả)
- Dọc mùng.
- Dứa
- Đậu bắp.
- Hành.
- Ngò rí.
- Hành khô.
- Me (1-2 quả)
- Đậu phụ (2 bìa)
- Bún hoặc mì tôm.
- Rau ăn cùng: cải bẹ, rau muống, rau cần…
- Gia vị: Mắm, hạt nêm, sa tế, dầu ăn.
Chú ý: Nếu bạn không mua được cua đồng, bạn có thể mau ghẹ thay thế đều được.
Các bước nấu lẩu cua đồng miền Tây
Bước 1. Chế biến nguyên liệu chuẩn bị.
Cua đồng sau khi mua về, chế biến qua cua đồng theo cách Ăn gì hôm nay hướng dẫn ở trên. Sau khi lọc yếm, càng qua và lấy gạch thì cho cua vào máy xay sinh tố, say nhuyễn hoặc cho vào cối xay giã nhuyễn. Cho chút nước vào cua rồi tách lấy nước.
Tỏi dập dập rồi băm nhuyễn. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt rồi thái miếng. Cà chua rửa sạch rồi cắt lát. Dọc mùng bỏ xơ rồi đem rửa sạch tiếp đó thái chéo. Hành lá bỏ rễ rồi thái khúc. Các loại rau nhặt qua rồi rửa sạch. Mùi ta nhặt rễ rồi thái khúc.
Bước 2. Chế nước cua.
Cho nước cua vào xoong (nồi) rồi cho thêm chút muối và đường. Bắc nồi (xoong) nước lên bếp rồi nấu sôi. Trong quá trình nấu, bạn nên sử dụng muôi và trộn đều. Nếu thấy riêu cua kết lại và bám lại bên thành xoong (nồi) thì vớt chúng ra tô để tý nữa chế nước lèo.
Bước 3. Sơ chế.
Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng cho đến khi dầu già thì cho hành đã băm nhỏ vào, phi thơm. Tiếp đó cho gạch qua vào, đảo nhẹ khoảng 2 phút thì tắt bếp và hco hỗn hợp này ra tô.
Bước 4. Nấu nước lẩu.
Nước cua sau khi nấu sôi, cho cà chua, dứa cùng măng chua vào nồi (xoong). Đun khoảng 10 phút để cà chua nhừ và nước có vị chua của dứa và măng. Cho vào xoong (nồi) 2 tô nước đun sôi rồi cho me chua và giấm vào. Cho thêm nhiều gia vị sao cho nước lẩu vừa miệng rồi đun thêm khoảng 15 phút thì cho hỗn hợp gạch ở bước 3 vào nồi (xoong).
Bước 5. Tận hưởng.
Cho nước lẩu vào xoong (nồi) lẩu, để nồi (xoong) lên bếp từ và cho những nguyên liệu ăn kèm ra bàn. Cho thêm chút sa tế cùng với đậu vào và bắt đầu tận hưởng thôi.
Chú ý: Khi ăn lẩu cua đồng, bạn không nên ăn những món như bún, mì đầu tiên vì khi đó bạn sẽ cảm thấy no bụng và không thể tận hưởng được hết hương vị thơm ngon của món lẩu cua đồng đâu.
Công thức nấu lẩu của đồng miền miền Tây vô cùng đơn giản phải không? Vào những ngày trời lạnh như thế này mà được sì sụp món lẩu cua đồng chua cay thì còn gì bằng. Hương vị thơm ngon, hấp dẫn của món lẩu này sẽ khiến gia đình bạn xích lại gần nhau hơn đó. Chúc gia đình bạn ngon miệng với món lẩu cua đồng mang đậm chất dân giã.