Công Thức Tính Khoảng Cách Giữa Hai Mặt Phẳng Trong Không Gian

Thực tế, việc tính khoảng cách giữa 2 mặt phẳng trong không gian tọa độ Oxyz ở chương trình lớp 12 hầu hết các bạn sẽ thấy “dễ thở” hơn rất nhiều với hình không gian ở lớp 11.

Bạn đang xem: Công thức tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng

Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng ôn lại công thức và cách tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng trong không gian Oxyz, vận dụng vào việc giải các bài tập mình họa để các em dễ hiểu hơn.

Chúng ta cũng nhớ, trong không gian thì giữa 2 mặt phẳng sẽ có 3 vị trí tương đối, đó là: Hai mặt phẳng trùng nhau, hai mặt phẳng cắt nhau và hai mặt phẳng song song. Ở hai trường hợp đầu (trùng nhau, cắt nhau) thì khoảng cách giữa 2 mặt phẳng bằng 0.

Như vậy việc tính khoảng cách giữa 2 mặt phẳng cơ bản là dạng tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song.

I. Công thức cách tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song:

– Cho 2 mặt phẳng (P) và (Q) song song với nhau. Khoảng cách giữa mặt phẳng (P) và mặt phẳng (Q) là khoảng cách từ điểm M bất kỳ trên mặt phẳng (P) đến mặt phẳng (Q) hoặc ngược lại. ký hiệu: d((P);(Q)).

*

– Như vậy, để tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song (P): Ax + By + Cz + D = 0 và (Q): Ax + By + Cz + D” = 0 (D ≠ D”) ta dùng công thức sau:

 

*

II. Bài tập vận dụng tính khoảng cách giữa 2 mặt phẳng song song

* Bài 1: Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song (α): x + 2y − 3z + 1 = 0 và (β): x + 2y − 3z − 4 = 0.

* Lời giải:

– Áp dụng công thức tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song, ta có:

*

* Bài 2: Tính khoảng cách giữa 2 mặt phẳng song song (α): x + 2y + 3z – 5 = 0 và (β): 2x + 4y + 6z – 16 = 0

* Lời giải:

– Ta cần đưa các hệ số (trước x,y,z) của mp (β) về giống với mp (α).

– Ta có, mp (β): 2x + 4y + 6z – 16 = 0 ⇔ x + 2y + 3z – 8 = 0

– Như vậy, khoảng cách giữa hai mặt phẳng (α) và (β) là:

 

*

* Bài 3 (Bài 10 trang 81 SGK Hình học 12): giải bài toán sau đây bằng phương pháp tọa độ:

Cho hình lập phương ABCD.A”B”C”D” có cạnh bằng 1.

a) Chứng minh hai mặt phẳng (AB”D”) và (BC”D) song song.

b) Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng nói trên.

* Lời giải:

– Ta có hình minh họa như sau:

*

– Chọn hệ trục tọa độ như hình trên: Gốc O ≡ A;

 

*

⇒ Ta có tọa độ các đỉnh củ hình lập phương như sau:

 A(0; 0; 0) ; B(1; 0; 0); C(1; 1; 0); D(0; 1; 0).

 A”(0; 0; 1); B”(1; 0; 1); C”(1; 1; 1); D”(0; 1; 1).

a) Chứng minh hai mặt phẳng (AB”D”) và (BC”D) song song.

– Ta có:

*

⇒ Vectơ pháp tuyến của mp (AB”D”) là: 

*

– Tương tự, có:

*

 

*

 

*

 ⇒ (AB”D”) // (BC”D).

b) Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng nói trên.

Xem thêm: Soạn Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Sách Mới Kết Nối, Chân Trời, Cánh Diều

– Mặt phẳng (BC”D) có VTPT 

*

và qua B (1;0;0) nên có phương trình:

 1.(x – 1) + 1.(y – 0) – 1.( z – 0)= 0 ⇔ x + y – z – 1 = 0

– Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song (AB”D”) và (BC”D) chính là khoảng cách từ A đến (BC”D) và bằng:

 

*

* Hoặc có thể viết phương trình mặt phẳng (AB”D”) rồi tính khoảng cách giữa 2 mặt phẳng này như sau:

– Mặt phẳng (AB”D”) có VTPT 

*

và qua A(0;0;0) nên có phương trình:

 (-1).(x – 0) – 1.(y – 0) + 1.( z – 0)= 0 ⇔ x + y – z = 0

– Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song (AB”D”) và (BC”D) là:

 

*

Trên đây chỉ là một số bài tập minh họa về cách tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song trong Oxyz. Để có cái nhìn tổng quát các em cũng có thể tham khảo bài viết các dạng toán về phương trình mặt phẳng trong không gian.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *