Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểuSửa đổi
- Cách mạng tư sản Hà Lan
- Cách mạng tư sản Anh
- Cách mạng tư sản Pháp
- Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ
- Cách mạng Tân Hợi
- Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị
Chú thích & tham khảoSửa đổi
- ^
PGS.TS. Phạm, Hùng Việt (2005). Từ điển bách khoa Việt Nam. Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Cách mạng tư sản là gì?
Cách mạng tư sản là gì?
Theo học thuyết Max, cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản (hay tầng lớp quý tộc mới) lãnh đạo. Cách mạng tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Thay vào đó, giai cấp tư bản sẽ thiết lập nền thống trị mới và tạo sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 20. Cách mạng này thiết lập nền dân chủ tư sản và sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Bên cạnh đó, cách mạng tư sản còn có một nền tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất. Đây chính là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử xã hội loài người.
Tuy nhiên, các học giả của chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng cách mạng tư sản vẫn tồn tại sự bóc lột. Nó chỉ thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nó vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là loại bỏ đi bóc lột người.
Bài viết liên quan:
- Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
- Lòng yêu nước là gì? Biểu hiện và vai trò của lòng yêu nước
Hình thức của các cuộc cách mạng tư sản là gì?
Các cuộc cách mạng tư sản ở các nước đều diễn ra theo một hình thức hoàn toàn khác nhau. Cách mạng tư sản được diễn ra theo những hình thức tiêu biểu như sau:
Nội chiến
Đây là chiến tranh diễn ra giữa các thành phần trong một quốc gia. Nó diễn ra giữa những người dân sử dụng cùng một ngôn ngữ nhưng lại xảy ra tranh chấp vì những lí do khác nhau. Các cuộc nội chiến tiêu biểu có thể kể đến như CMTS Anh giữa thế kỉ XVII , nội chiến ở Mỹ (1861-1865).
Cách mạng quần chúng
Đây được xem là cuộc cách mạng vì quần chúng nhân dân. Nó coi trọng sức mạnh vĩ đại của quần chúng. Cuộc cách mạng tư sản theo hình thức này có thể kể đến là cách mạng Pháp năm 1789.
Phong trào giải phóng dân tộc
Đây là phong trào nổi lên để đấu tranh giành lại quyền độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới. Những cuộc cách mạng tư sản theo hình thức này có thể nói đến như chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ, cách mạng Hà Lan,…
Thống nhất quốc gia
Đây là hình thức đấu tranh nhằm mục đích thống nhất lãnh thổ quốc gia. Các cuộc cách mạng tiêu biểu là ở Đức và Italia.
Cải cách duy tân
Đây là hình thức tạo ra những chuỗi sự kiến cải cách, cách tân. Những cuộc cải cách này nhằm để dẫn đến những thay đổi to lớn trong chính trị cũng như trong xã hội và kinh tế. Các cuộc cải cách tiêu biểu như Nga, Nhật, Xiêm.
Tính chất của các cuộc cách mạng tư sản là gì?
Mỗi một cuộc cách mạng tư sản đều mang lại một tính chất nhất định. Vậy tính chất của các cuộc cách mạng tư sản là gì? Cùng Đâygiải đáp qua các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới ngay sau đây nhé!
- Cách mạng tư sản Anh: Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại trên đất nước này. Cuộc cách mạng vẫn chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Bên cạnh đó, nhân dân vẫn phải chịu cảnh áp bức và bóc lột.
- Cách mạng tư sản Pháp: Đây được xem là cuộc cách mạng mang tính triệt để nhất. Tuy nhiên, cuộc cách mạng vẫn chưa đáp ứng được quyền lợi hoàn toàn cho nhân dân. Giai cấp được hưởng lợi nhiều nhất và có quyền nhất vẫn là giai cấp tư sản.
- Cách mạng tư sản Hà Lan: Đây vừa là một cuộc giải phóng dân tộc vừa là cuộc cách mạng tư sản. Bởi vì cuộc cách mạng này đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Bên cạnh đó cũng đẩy lùi được sự xâm lược của Tây Ban Nha.
- Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ: Đây cũng là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ diễn ra trên hình thức là chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Cách mạng Tân Hợi: Đây là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Cuộc cách mạng Tân Hợi đã lật đổ được chế độ phong kiến và thành lập nên chủ nghĩa dân chủ tư sản.
- Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị: Mang tính chất của một cách mạng tư sản. Nó diễn ra dưới hình thức cải cách đất nước.
Các cuộc cách mạng tư sản đều có một tính chất chung. Đó chính là bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang. Cách mạng tư sản phụ thuộc vào quần chúng nhân dân là chủ yếu.
Mục tiêu của cách mạng tư sản là gì?
Cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo. Vậy mục tiêu của cách mạng tư sản là gì? Cách mạng tư sản nổ ra nhằm mục đích lật đổ chế độ phong kiến.
Cách mạng này quyết liệt giành lại chính quyền từ tay chế độ phong kiến lỗi thời. Từ đó thiết lập một nền thể chế thống trị mới.
Nhiệm vụ của cách mạng tư sản là gì?
Sau khi đã hiểu rõ về cách mạng tư sản là gì. Vậy nhiệm vụ chính của cách mạng tư sản là gì? Cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ chính. Đó chính là dân chủ và dân tộc. Điều này có nghĩa là cách mạng tư sản phải xóa được tình trạng phong kiến đang thống trị tại đất nước.
Nhiệm vụ về dân tộc đó là tạo ra được một quốc gia dân tộc tư sản. Nó bao gồm 4 đặc trưng. Đó chính là có ngôn ngữ chung, văn hóa, kinh tế và lãnh thổ chung.
Nhiệm vụ về dân chủ đó chính là thực hiện quyền dân chủ về hai mặt. Hai mặt đó chính là dân chủ về mặt kinh tế và dân chủ về chính trị.
Ý nghĩa của cách mạng tư sản là gì?
Cách mạng tư sản mang ý nghĩa to lớn trong lịch sử xã hội loài người. Cách mạng tư sản đã chấm dứt sự đô hộ của các nước thuộc địa. Không những thế, cách mạng tư sản còn đã lật đổ được hoàn toàn chế độ phong kiến. Từ đó, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Cách mạng tư sản giải quyết những mâu thuẫn gay gắt giữa các lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời. Cách mạng tư sản đã mang lại sự thay đổi to lớn về kinh tế, văn hóa và thể chế chính trị xã hội.
Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức…)
Đề bài
Nêu những điểm chung và riêng của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (có thể lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức,…).
Phương pháp giải – Xem chi tiết
dựa vào những kiến thức đã học để so sánh
Lời giải chi tiết
Điểm chung:
Các cuộc CMTS thời kì cận đại đều có điểm chung là muốn đánh đổ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
* Bảng so sánh các cuộc CMTS thời kì cận đại
Nội dung
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Nhiệm vụ, mục tiêu
– Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.
– Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.
– Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển.
– Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế.
– Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Lãnh đạo
Quý tộc mới, tư sản.
Tư sản , chủ nô.
Tư sản.
Hình thức
Nội chiến.
Cách mạng giải phóng dân tộc.
Nội chiến, chiến tranh vệ quốc.
Kết quả,
Ý nghĩa
– Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
– Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
– Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
– Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.
– Mở ra thời đại mới của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Tính chất
Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.
Loigiaihay.com
-
Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng-ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Giải bài tập 3 trang 46 SGK Lịch sử 11
-
Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất
Giải bài tập 5 trang 46 SGK Lịch sử 11
-
Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nuớc châu Á
Giải bài tập 4 trang 46 SGK Lịch sử 11
-
Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào?
Giải bài tập 1 trang 46 SGK Lịch sử 11
-
Lý thuyết ôn tập lịch sử thế giới cận đại
Lý thuyết ôn tập lịch sử thế giới cận đại
-
Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 94 SGK Lịch sử 11. Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?
-
Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 109 SGK Lịch sử 11