Nhiều mẹ cảm thấy rất lo lắng khi con khó chịu, quấy khóc do những nốt nhiệt miệng đau rát kéo dài. Nhưng mẹ đừng lo lắng quá nhé, vì nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi. Nhiệt miệng ở trẻ em không gây nguy hiểm lớn và có thể tự khỏi nhanh thôi.
Tuy vậy, mẹ cần biết một số phương pháp chữa khỏi nhanh viêm loét miệng ở trẻ và cách tránh tình trạng nổi nhiệt miệng kéo dài, hoặc tái đi tái lại ở bé. Ảnh hưởng của nhiệt miệng là sẽ làm các bé đau đớn, dễ dẫn đến hiện tượng biếng ăn, do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Trong bài viết dưới đây, Huggies sẽ hướng dẫn mẹ các cách chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà hiệu quả và tránh tình trạng tái phát phiền nhiễu, mẹ cùng xem nhé!
Nhiệt miệng (loét áp tơ miệng) ở trẻ em là gì?
Nhiệt miệng (hay còn được gọi là loét áp tơ miệng) ở trẻ em là tình trạng niêm mạc miệng như môi, má, lưỡi của bé bị mất đi lớp màng nhầy bao phủ phía trên gây ra những vết loét bên trong khoang miệng. Hiện tượng nhiệt miệng này làm bé đau nóng rát, miệng khô, hôi, lở loét, hoặc viêm loét niêm mạc miệng.
Phân biệt giữa nhiệt miệng và bệnh tay chân miệng ở trẻ
Biểu hiện chung giữa bệnh nhiệt miệng và bệnh tay chân miệng ở trẻ đều là các vết loét vùng khoang miệng như môi, má, lưỡi,… Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng lại là một bệnh lý mang tính lây lan và có thể gây nguy cơ tử vong cho bé, nên mẹ cần chú ý phân biệt giữa 2 bệnh này:
-
Khi bị nhiệt miệng: Vùng duy nhất chịu ảnh hưởng là niêm mạc miệng. Chỉ khi trở nặng thì bé mới có biểu hiện sốt và có thể mọc hạch ở hàm.
- Bệnh tay chân miệng
: Các vùng da khác ngoài vùng miệng có thể bị tổn thương, đi kèm với triệu chứng sốt trước khi nhiệt miệng. Bên cạnh đó, bé có thể bị tiêu chảy, nôn ói, lòng bàn tay – chân có vết bóng nước, hồng ban,…
Việc bé nổi nhiệt miệng đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào khác cũng đều nên được đưa khám tại các cơ sở y tế uy tín để có được lời khuyên chính xác và kịp thời nhất từ các bác sĩ mẹ nhé!
Biểu hiện khi trẻ bị nhiệt miệng
Các biểu hiện khi bé bị nhiệt miệng mẹ cần lưu ý:
-
Xuất hiện đơn lẻ hoặc theo nhóm những nốt màu trắng xám hay vàng nhạt, có hình tròn hoặc hình bầu dục, trong niêm mạc miệng của bé (bao gồm các vị trí bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc nướu). Đây là biểu hiện dễ nhận biết nhất với kích thước các nốt thay đổi khác nhau (1-2mm hoặc 8-10mm). Hầu hết các nốt khi vỡ ra đều gây vết loét nông và xung quanh có viền sưng đỏ.
-
Xuất hiện những mụn nhỏ, rộp lưỡi hoặc có vết lở loét trên đầu lưỡi bé.
-
Sưng nướu răng, hoặc chảy máu nướu.
-
Bé chảy nhiều nước dãi
-
Bé bị sốt đột ngột hoặc nổi hạch ở cổ.
-
Bé biếng ăn hoặc cảm thấy uể oải, thiếu năng lượng.
Nguyên nhân bé bị nhiệt miệng là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé gặp phải tình trạng khó chịu này, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến như:
-
Thức ăn cay, nóng, nhiều chất béo
: Những thức ăn này có thể làm lượng hỏa dư tăng mạnh, khiến bé bị nóng, dẫn đến nhiệt miệng.
-
Tổn thương cơ học:
Trong quá trình đánh răng hoặc ăn uống, bé sơ ý cắn phạm hoặc đánh chệch, ăn những thức ăn quá cứng, gây tổn thương viêm mạc vòm miệng.
-
Tâm lý căng thẳng:
Không chỉ có người lớn, nếu bé yêu nhà mình khi có trạng thái căng thẳng hoặc mệt mỏi kéo dài, cũng dễ làm bé dễ “phát hỏa”, và biểu hiện đầu tiên của việc này là nhiệt miệng đấy.
-
Dị ứng hoặc phản ứng thuốc
: Khi bé bị
dị ứng
với một số các thuốc sát trùng mạnh hoặc các dung dịch vệ sinh miệng như nước súc miệng, kem đánh răng, cũng có thể gây hiện tượng nhiệt miệng, loét miệng ở trẻ.
-
Thiếu vitamin và khoáng chất
: Bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như các vitamin nhóm B, vitamin C,
sắt
,
kẽm
, hoặc axit folic.
-
Vệ sinh răng miệng kém:
Quá trình vệ sinh răng miệng sẽ giúp bé loại bỏ các tiền đề sâu răng, viêm chân răng, chóp răng hay tủy răng,… Các bé có quá trình vệ sinh răng miệng kém sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý về răng, cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bé dễ bị nhiệt miệng.
-
Nhiễm khuẩn:
Trong không khí hoặc thức ăn của bé vô tình có các loại khuẩn kỵ khí, ái khí hoặc nấm cộng sinh sẽ làm cơ thể bé bị mất cân bằng sinh học, dẫn đến nhiệt miệng.
-
Hệ miễn dịch suy yếu:
Chế độ ăn không đảm bảo cân bằng đủ các chất dinh dưỡng cũng như thường xuyên gặp tình trạng ốm yếu, bệnh tật sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập hệ miễn dịch của bé, gây tổn thương ở miệng.
-
Suy giảm chức năng gan:
Gan bị suy giảm chức năng dẫn đến không thể lọc hết các độc tố có hại, làm chúng tích tụ ở niêm mạc miệng, lâu ngày dễ đến nhiệt miệng.
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:
Trong các nguyên nhân kể trên, vệ sinh răng miệng kém và nhiễm khuẩn là là 2 nguyên nhân thường gây ra loét miệng nhất ở trẻ em, cũng là nguyên nhân làm trẻ bị loét miệng tái đi tái lại. Do đó, bố mẹ cần chú ý cho trẻ đánh răng kỹ sau mỗi bữa ăn, tránh ngậm đồ chơi, ngậm tay, cắn móng tay vì sẽ đưa vi trùng vào miệng.
Mẹ nên làm gì để giảm nhiệt miệng cho bé?
Những nốt nhiệt miệng khó chịu thông thường sẽ tự biến mất sau khoảng thời gian 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa mức độ nghiêm trọng và giúp bé dễ chịu hơn, mẹ nên áp dụng một số cách sau:
-
Ăn thức ăn thanh đạm
: Thực đơn của bé nên hạn chế tối đa các món mặn, cay, nóng, chua.
-
Ăn thức ăn dạng lỏng:
Mẹ có thể xay nhuyễn hoặc chuẩn bị cho bé những thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt và không cần nhai kỹ như cháo, súp,…, để hạn chế tình trạng bé phải vận động khoang miệng, ảnh hưởng vết thương.
-
Ăn hoặc uống đồ lạnh:
Các thức ăn hay thức uống lạnh mát có thể làm dịu cơn đau ngắn hạn. Tuy nhiên, mẹ đừng nên lạm dụng phương pháp này thường xuyên, vì có thể dẫn đến tình trạng viêm họng hoặc các bệnh lý răng miệng khác.
-
Uống đủ nước:
Việc thiếu nước sẽ làm tình trạng lở miệng càng thêm nghiêm trọng. Vì thế, mẹ nên cho bé uống nước nhiều nước, mẹ nhé.
-
Thay đổi bàn chải
: Các bàn chải lông mềm, kích thước thiết kế thích hợp với răng bé sẽ giúp bé tránh đánh phạm vào vết lở miệng. Nếu trong điều kiện cho phép, mẹ hãy thay đổi bàn chải
mới
cho bé ngay
nhé.
-
Súc miệng:
Cho bé súc miệng bằng nước ấm, nước muối pha loãng hoặc bằng baking soda ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết nhiệt miệng lành hẳn là một trong các phương pháp rất hữu dụng.
-
Sử dụng thuốc:
Mẹ có thể tìm mua các loại thuốc và gel trị nhiệt miệng dễ dàng ở các hiệu thuốc toàn quốc. Nếu bé dưới 4 tuổi hoặc có thể trạng nhạy cảm với
các
thành phần thuốc, mẹ
nên
tham vấn ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi cho con sử dụng.
Tham khảo: Chăm sóc răng miệng cho bé
Chữa nhiệt miệng cho bé bằng phương pháp dân gian tại nhà
Có một số các phương pháp chữa nhiệt miệng từ thiên nhiên mẹ có thể sử dụng cho các bé từ 12 tháng tuổi trở lên. Khi áp dụng các phương pháp thoa hoặc súc miệng từ các nguyên liệu tự nhiên, mẹ nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện, đặc biệt là các bé nhỏ tuổi hoặc có thể trạng nhạy cảm, mẹ nhé.
-
Chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng mật ong
Mẹ có thể thoa mật ong từ 2 – 3 lần/ngày trên các vết thương có thể giúp bé kháng khuẩn và làm lành vết lở loét nhanh chóng.
-
Cách dùng nghệ chữa nhiệt miệng
Với đặc tính sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm, nghệ cũng giống mật ong, có thể chữa lành vết lở loét giúp bé nhanh chóng. Số lần thoa cũng tư 2 – 3 lần/ngày.
-
Cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam tốt cho trẻ nhỏ
Bé sẽ thích hơn nếu nha đam được pha trộn với nước lạnh vì cảm giác giảm đau được nhanh chóng hơn. Thoa hỗn hợp này trên bề mặt vết thương 3 lần/ngày sẽ giúp bé giảm đau và kháng khuẩn nhiệt miệng hiệu quả.
-
Dầu dừa giúp giảm sưng do nhiệt miệng
Thoa dầu dừa nguyên chất lên vết lở loét cũng là một cách giúp bé giảm đau và mau khỏi.
-
Cam thảo giúp kháng viêm và chữa nhiệt miệng hiệu quả
Ngâm 1 muỗng canh rễ cam thảo trong 2 cốc nước và cho bé súc miệng bằng dung dịch này 2 lần/ngày có thể cải thiện tình trạng lở miệng. Mẹ có thể kết hợp các phương pháp này với phương pháp thoa phía trên để đạt hiệu quả cao nhất.
Khi nào nhiệt miệng gây nguy hiểm cho bé?
Nếu đã thực hiện hết các phương pháp chữa nhiệt miệng phía trên mà tình trạng đau của bé không cải thiện, có chiều hướng tệ hơn hoặc khi bé có những biểu hiện sau đây, mẹ cần đưa bé thăm khám cơ sở y tế uy tín gần nhà nhất:
-
Cân nặng của bé sụt giảm nhanh chóng.
-
Bé sốt cao bất thường kèm biểu hiện co giật.
-
Bé có các dấu hiệu mất nước như: khô miệng, đi tiểu ít, chóng mặt, mau khát,…
-
Bé đau ở vùng bụng.
-
Bé đi phân có lẫn máu hoặc chất nhầy.
-
Vùng lở loét ở khoang miệng có dấu hiệu nhiễm trùng như: sưng mủ hoặc tiết dịch.
-
Vùng da xung quanh hậu môn của bé có vết viêm loét.
Nhiệt miệng ở bé nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng cách sẽ mau chóng khỏi và tránh được hiện tượng tái đi tái lại nhiều lần. Góc chuyên gia Huggies luôn đồng hành cùng mẹ trên con đường chăm sóc bé khỏe mạnh, mẹ cũng có thể truy cập tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích khác tại chuyên mục chăm sóc bé nha!