Rất nhiều người hy sinh hoàn toàn cho chồng con, đến một ngày giật mình tự hỏi: “Vậy còn mình thì sao?” Thói chê vợ cho sướng miệng của không ít anh chồng khiến chị em rầu lòng.
Thói gia trưởng của các ông chồng:
Nhung – vợ Tùng thuộc loại “sắc nước hương trời” nên dù đã là gái một con nhưng Nhung vẫn giữ được sắc đẹp mặn mà và vóc dáng thon thả như hồi con gái. Hồi mới lấy nhau, vợ chồng cùng đi siêu thị, Tùng mới rời vợ vài bước, sang quầy hàng điện tử bên cạnh mà anh phải chứng kiến cảnh vài gã trai tươi cười, bắt chuyện làm quen với vợ mình.
Ám ảnh vợ đẹp dễ ngoại tình nên Tùng phải tìm cách làm Nhung mất hết tự tin vào bản thân. Thế là, hễ Nhung khoe kiểu đầu mới, Tùng bĩu môi: “Chẳng hợp với em”; Nhung diện váy ngắn, Tùng nhăn mặt: “Em mặc thế này thì thiên hạ nhìn thấy hết à?”.
Tất cả đều khiến Nhung phải bối rối về gout thời trang của mình… Vài lần như thế Nhung phát cáu, dỗi chồng: “Em chỉ thế thôi. Anh chê vợ thì đi mà tìm cô khác”.
Ảnh minh họa
Phải chê được vợ vài câu mới… sướng
Cuối tuần, Yến chịu khó làm món bú bò Huế cho cả nhà thưởng thức. Bố mẹ và cô em chồng tấm tắc khen ngon. Riêng Linh – chồng Yến nhìn vợ rồi ‘dội một gáo nước lạnh’, khiến cô tiu nghỉu: ‘Lần trước, anh ăn món này ở nhà cậu đồng nghiệp. Vợ cậu ấy nấu ngon hơn nhiều!’.
Cái tật thích chê vợ của Linh tái diễn hết lần này đến lần khác. Kể cả khi nhà có khách, anh cũng “đỏng đảnh”: “Món giá xào của em thiếu vị rồi, dở quá!” hoặc “Ai lại chặt thịt gà xấu như thế này chứ!”. Sau đó, Linh quay sang khách, chép miệng, thở dài đầy vẻ đau khổ: “Vợ mình đúng là vụng”.
Khi Yến toan ngồi xuống mâm là Linh hoạch họe đủ kiểu, chỉ thiếu mỗi việc bắt vợ đi hâm nước mắm. Nhiều lần bị chồng chê, Yến ấm ức, bỏ cả việc cơm nước, ngồi khóc…
‘Hướng dẫn’ chồng cách ‘nói ngọt’
Đa phần các anh đều nghĩ, đã thành vợ, thành chồng mà còn khen nhau thì thật là giả tạo. Các anh cũng chẳng đủ ‘tâm lý’ để biết rằng phụ nữ rất thích được khen.
Vả lại, khen vợ cũng có nghĩa là bị lép vế với vợ nên các anh cũng chẳng mặn mà lắm. Nhiều anh chồng phải cố gắng kìm nén lời khen trong lòng, cũng muốn ca tụng “vợ xinh”, “vợ giỏi” đấy nhưng vì cái sĩ diện to quá nên anh ấy đành cho qua.
Rất ít anh chồng biết cách nịnh vợ; đồng thời, cũng hiếm hoi người vợ thích ca tụng chồng. Thói quen này càng ngày càng được tô đậm theo thời gian, nên rất khó sửa đổi và dễ dẫn tới nhàm chán trong đời sống chung.
Sức mạnh của lời khen là khiến cả người cho và người nhận nó được vui vẻ, cở mở. Được vợ (hoặc chồng) khen ngợi, động viên hay khích lệ tinh thần sẽ khiến đối phương hào hứng và thấy được tầm quan trọng của bản thân. Tuy nhiên, nhiều chị em dù thích được nghe lời khen nhưng không bao giờ làm điều này với chồng.
Ngay khi chồng làm được một việc tốt, người vợ nên kịp thời động viên tâm lý cho chồng. Diễn biến tâm lý chung của đàn ông là khi họ được người vợ thừa nhận thành quả, họ sẽ nỗ lực cống hiến hơn. Nếu chồng có làm gì mắc lỗi, người vợ cũng nên tránh cằn nhằn, kêu ca. Nếu phàn nàn nhiều thì lời khen ngợi từ miệng vợ sau đó, sẽ giảm giá trị trong mắt chồng.
Nếu chồng có khen ngợi vợ, dù chỉ một câu, người vợ nên bày tỏ sự hài lòng. Anh ấy sẽ biết rằng, vợ mình cũng thích được nghe những lời êm dịu nên sẽ tự giác phát huy những câu khen ngợi.
Nếu chồng thuộc mẫu đàn ông không thích khen vợ, người vợ cũng không nên quá buồn phiền hay suy diễn này nọ. Anh ấy có thể không thích khen vợ vì thấy ngại, không quen với điều này chứ không hẳn là chê bai hay ghét bỏ vợ.
Chê như cơm bữa:
Bình thường, chồng Thư rất tốt, chăm chỉ, hễ đi làm về là giúp vợ việc nhà nhưng phải cái, theo Thư là rất “bạc miệng”. Không ít lần, Thư phải nghe những câu như: “Đầu để mọc tóc à? Hay chỉ để chứa óc bằng hạt vừng đen” hoặc “Ngu hơn cả bò”, “Dở à, tát cho cái bây giờ”… cho dù Thư chẳng mắc lỗi gì đáng kể. Biết tính chồng chỉ “khẩu xà” nhưng “tâm phật” nhưng mỗi lần bị chồng mạt sát như thế, Thư lại thấy ức. Nhiều khi ức không chịu được, Thư bật lại vài câu: “Vâng, anh thì giỏi, anh thì tài, nhất anh” hoặc khiêu khích: “Anh thì có làm vương, làm tướng gì mà giỏi chê vợ. Nếu làm ông này, ông nọ, chắc anh khinh vợ anh như… rác”.
Cũng có khi, Thư chỉ nói nhẹ nhàng: “Anh đừng nói với em kiểu thế. Con nó nghe được nó lại bắt chước”… nhưng chỉ được một thời gian. Cứ “giả câm, giả điếc” mãi để mặc chồng “bạc miệng” thì Thư thấy lúc chịu đựng được, lúc thì không. Có khi, đang cố nhịn, không muốn nói gì Thư còn bị chồng buông câu: “Câm à?” khiến Thư càng “lộn ruột”. Còn cứ góp ý hoặc “mỉa đểu” lại chồng thì cũng không có tác dụng mấy.
Còn Hường (Cầu Giấy, Hà Nội) nhiều khi “điên” lên vì bị chồng chê già, chê ăn mặc xấu xí, lôi thôi. Thuộc dạng chuộng thời trang và thẩm mỹ cũng không đến nỗi tệ, thậm chí Hường luôn được bạn bè, đồng nghiệp… khen mặc đẹp, dáng chuẩn, da trắng, trẻ hơn tuổi. Có lần, Hường ngồi quán cafe hay đi mua sắm còn được mấy chị, mấy cô đi ngang qua, ngoái lại, hỏi chỗ mua áo váy, thắt lưng rồi khen lấy khen để Hường đẹp hơn “hoa hậu”. Thế nhưng điều Hường không hiểu tại sao là mặc gì cũng bị chồng chê. Chưa bao giờ Hường được chồng khen dù với những bộ cánh mà mọi người xung quanh Hường cho là đẹp.
Lúc nào chồng Hường cũng bảo: “Bao váy áo đẹp thì không mua, toàn rước hàng vớ vẩn về nhà” (cho dù có điều kiện, Hường vẫn “chơi” hàng hiệu), “Anh chẳng hiểu em mặc kiểu gì, trông giống ‘con điên’”… Hoặc là Hường bị chồng chê già (hai vợ chồng bằng tuổi). Chồng Hường toàn lưu số của vợ trong di động là “vợ bà già”. Có lần đi ăn hàng, rõ ràng Hường nghe thấy em nhân viên đó xưng hô với hai vợ chồng là “anh chị” nhưng chồng Hường lại “trọc”: “Mấy em đó toàn gọi vợ là cô, gọi chồng là anh chứ. Sao vợ lại có thể già đến thế được?”… nghe mà bực.
Đã thế, hễ Hường mua cái váy hay cái áo màu mè là y như rằng bị chồng kêu: “Già rồi còn ham hố ‘xì-tin’”; làm kiểu tóc mới thì chồng lắc đầu: “Trông cứ như bà ngoại em sống lại”; thoa kem dưỡng da thì chồng than: “Da đầy nếp nhăn có kem nào chống nổi. Hay em đi quảng cáo đi, đoạn lúc tôi chưa dùng kem dưỡng da ý”, Hường tức anh ách.
Nhiều người chồng coi chuyện chê vợ là lẽ đương nhiên, thể hiện mình “bề trên” và có uy hơn vợ. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến người vợ bức xúc, thấy chồng “mất điểm” dần trong mắt vợ, thậm chí trở nên coi thường chồng chứ không được “uy” như nhiều anh chồng vẫn tưởng. Cũng có nhiều anh chồng chỉ quen nói ngọt ở nơi khác, còn ngôn ngữ khó nghe thì mang về nhà cho… vợ. Đơn giản họ chỉ nghĩ đã là vợ chồng thì cần gì ngôn từ màu mè, cần gì khách sáo, nói ngọt, khen nịnh… Chính điều đó khiến cuộc sống vợ chồng có những căng thẳng không đáng có, gây ức chế cho người vợ, làm hạnh phúc khó viên mãn.
Phần lớn người chồng vô tâm khi chê vợ và cũng không hàm chứa ác ý gì. Do đó, người vợ nên bày tỏ tâm trạng buồn và thái độ không bằng lòng để chồng kiểm soát lời chê. Hoặc với những lời chê không quá gay gắt thì cứ “bơ” đi và nói: “Anh thấy xấu thì mặc anh, quan trọng là nhiều người thấy em đẹp là được”…
Chồng chê gây ấm ức, thậm chí mặc cảm cho vợ:
Đôi lúc em cứ tự hỏi vì sao chồng mình hay chê bai vợ con đến thế. Dù chẳng phải ghét bỏ gì em, hay đang có điều gì khó chịu trong lòng, nhưng chồng vẫn sẵn sàng dùng những từ ngữ nặng nề với vợ.
Nói chuyện với ai, bất kể thân sơ hay già trẻ thế nào, hễ nhắc đến vợ là chồng dùng đại từ “nó”, nghe thật… phản cảm và dễ gây hiểu lầm rằng, chồng rất coi thường vợ. Thậm chí, có lần em từng nghe chồng đùa với mấy ông bạn nhậu về “con vợ già” của mình, dù em thua chồng cũng gần nửa con giáp. Em nhắc, thì chồng lại phẩy tay cho rằng chuyện nhỏ, sao đàn bà cứ hay quan trọng tiểu tiết. Vấn đề là chồng có biết lo cho gia đình hay không, chứ xưng hô thế nào mà chẳng được. Thôi thì “vợ già” đành ngậm ngùi an phận “nó”.
Nhưng đâu chỉ có thế. Chồng sẵn sàng chỉ trích “chậm chạp như rùa” nếu như em lơ đễnh không kịp làm vừa ý mình. Nào là “thành ngữ” đầu to óc như… trái nho để chỉ việc em chưa hiểu hết ý chồng, bởi có khi do chồng cung cấp thông tin cụt ngủn, nhát gừng. Con cái bữa nào được chồng kiểm tra bài vở là nơm nớp tủi thân với kết luận “ngu lâu khó… đào tạo” của ba.
Mỗi khi hai vợ chồng có chút chuyện bất hòa, là ngay lập tức chồng kêu vợ bằng “cô”, nghe vừa cay cú vừa xa lạ. Những lúc đó, quả thật em vừa buồn vừa sợ, cảm giác như người đàn ông thân thương bên cạnh mình vừa đi đâu mất, thay bằng một người khách sáo lạnh lùng.
Hôm rồi, trước mặt con, chồng thản nhiên chê vợ “ăn mặc giống y như bà ngoại”, tạo thành một trận cười nghiêng ngả cho con. Chồng dường như đắc ý trước “cuộc vui” do mình bày ra, nên lặp đi lặp lại câu “khen ngợi” này. Đỉnh điểm của chồng có lẽ là những câu khó nghe đến bất ngờ dành cho vợ con, kiểu quát mắng như: câm à, điếc à, tự kỷ à? Em buồn lòng vô cùng khi thấy lời lẽ của chồng ngày càng thô thiển, bất chấp, đôi khi ngay cả lúc có thêm người ngoài.
Mà phải chi chồng em là người phàm phu tục tử đã đành… Chồng chỉ nhiễm cái tính thích chê trách quát nạt vợ con cho sướng miệng, dù tâm chưa phải là Phật nhưng cũng là người đàn ông tốt, có trách nhiệm, thì hà cớ gì cứ phải “khẩu xà” như vậy, hở chồng?
Chị Hương chưa kịp “đáp nhời” thì chồng chị đã nhanh nhảu: “Tại mẹ nó không biết cách chăm con như bà nội đấy bác ạ”… không muốn đôi co với chồng trước mặt hàng xóm, chị Hương chọn cách im lặng, nhưng rõ ràng chưa kịp vui khi thấy chồng về sớm, thì chị Hương đã mang cục tức to đùng…
Nhờ sữa mẹ tốt và bà chăm bẵm kỹ nên bé Bin trông mập, đáng yêu. Khi con được 2 tuổi, vợ chồng chị Hương cho con đi nhà trẻ, bà nội về quê, thi thoảng mới lên thăm cháu. Mặc dù rất ngoan, chịu ăn, nhưng đến độ tuổi này, bé Bin không mập lên nữa mà phát triển về chiều cao. Cân nặng của bé vẫn vậy nhưng trông “nhẳng” hơn do dài người ra. Điều quan trọng là con khỏe mạnh, hơn nữa, sức khỏe của con vẫn ở kênh A.
Chồng chị Hương, một phần xót con, cũng có thể anh thấy vợ không được chu đáo như mẹ nên tiện thể… chê vợ ngay trước mặt hàng xóm. Anh nói để thỏa cái suy nghĩ của mình bấy lâu nay mà không màng tới cảm giác của vợ. Chị Hương vẫn biết rằng, mình không thể làm được như mẹ chồng vì chị vừa đi làm, vừa chăm sóc con, lại hàng tá việc nhà không tên. Trong khi bà ở nhà cả ngày, lại còn được chị thường xuyên phụ giúp. Có thể, chồng chị sẽ không được ăn những món ngon và cầu kỳ như mẹ vẫn nấu, có thể nhà cửa sẽ không sạch sẽ ngăn nắp như trước, có thể con anh gầy đi chút… nhưng đó không phải là lỗi của chị.
Chị đã phải cố gắng rất nhiều để có thể làm tốt nhiều việc trong một lúc. Thế nhưng, dường như chồng chị Hương không thấy được những điểm tốt của vợ, anh “hồn nhiên” chê bai vợ mà không màng tới cảm giác nghèn nghẹn cứ dâng đầy trong cổ họng chị. Bao cảm giác vui tươi, hứng khởi bay đi đâu hết, chị Hương lùi lũi vào nhà, cả mấy hôm sau, chị vẫn không tài nào vui lên được. Chị buồn về sự vô tâm của chồng, và trách anh không biết giữ thể diện cho vợ..
Làm vợ, phải ra sức chiều chồng (Ảnh minh họa)
Chị Hạnh ở Cầu Noi, Từ Liêm, Hà Nội được mọi người cho là “tốt số” khi lấy được ông chồng đẹp trai, có học, trông hiền lành. Thực ra, chị yêu và lấy anh vì thấy anh vui vẻ, thoải mái. Hồi yêu anh, chị thấy được là chính mình, chị có thể hồn nhiên khóc, cười, và sống thật với tính cách, tình cảm của mình. Nhưng kết hôn rồi, mọi tính nết xấu đẹp của mỗi người mới “phô” ra. Anh Hùng, chồng chị có tính thích… chê vợ. Căng thẳng nhất là trong các bữa ăn. Anh Hùng thích ăn ngon, cầu kì, vị phải phù hợp và phải ‘giống như mẹ anh vẫn làm”.
Chả thế mà, bữa nào anh cũng điệp khúc: “Sao thịt kho màu nhạt quá, sao canh nêm không đủ độ, sao cứ mấy món này lặp đi lặp lại, gà không “xịn” – lần sau đừng mua, cá này sao thịt không săn, không thơm…”. Nhiều hôm, anh không chê, nhưng dùng đũa gẩy gẩy vài miếng rồi.. ăn cơm chan nước mắm. “Như vậy, cũng đủ để bữa ăn thêm ngột ngạt. Những miếng cơm trong mồm cứ trệu trạo, đắng nghét”, chị Hạnh chia sẻ. Càng ngày chị Hạnh càng thấy rằng chồng mình ích kỷ, vô tâm. Anh chỉ biết ăn ngon, nhà sạch, con ngoan mà không quan tâm, đoái hoài đến nỗi nhọc nhằn của vợ.
Phụ nữ dễ “hi sinh” sự nghiệp vì gia đình
Một nghiên cứu mới đây cho rằng, phụ nữ có lẽ dễ từ bỏ những công việc tham vọng hoặc phải chấp nhận những vị trí ít đòi hỏi khắt khe hơn nếu chồng họ không chia sẻ việc chăm sóc con cái. Theo kết quả nghiên cứu, các ông chồng dễ trở thành trụ cột trong gia đình do phụ nữ bị áp đặt làm việc nhà nhiều hơn. Đấy là vì họ vẫn có khả năng làm phần lớn các việc vặt trong nhà và đặt công việc chăm sóc con cái lên hàng đầu. Trong khi đó các ông chồng vẫn ngồi “vắt chân” – ngay cả khi thời gian làm việc của họ cũng chỉ giống như các bà vợ.
Chị em hãy để chồng hiểu nỗ lực của mình và không để anh ấy đòi hỏi quá đáng (Ảnh minh họa)
Youngjoo Cha – một nhà xã hội học đến từ trường ĐH Cornell, nhận thấy: “Khi việc chăm sóc con cái dẫn đến xung đột giữa công việc và gia đình thì các cặp vợ chồng thường giải quyết xung đột theo cách là ưu tiên sự nghiệp của ông chồng”.
Phụ nữ ai cũng thương chồng, thương con và muốn hàng ngày gia đình mình có những bữa ăn ngon miệng nhất. Tuy vậy, chồng con vui còn mình phải chịu đựng thì không nên, cả nhà đều vui mới đúng. Rất nhiều người hy sinh hoàn toàn cho chồng con, đến một ngày giật mình tự hỏi: “Vậy còn mình thì sao?”, và đây là tình trạng hầu hết phụ nữ Việt Nam chúng ta đã và đang vướng phải.
Chị Tuyết, một phụ nữ khá xinh đẹp và thành đạt tiết lộ bí quyết: Chị em hãy để chồng hiểu nỗ lực của mình và không để anh ấy đòi hỏi quá đáng. Nếu không thì phụ nữ chúng ta đang khuyến khích tính gia trưởng, ích kỷ của đàn ông mà thôi. Khi một trong hai người chịu đựng người kia thì không còn hạnh phúc nữa. Thông thường không biết thì mới hay chê, nếu ông chồng nào hay chê bai vợ, hãy kéo các ông ấy vào làm cùng hoặc phân công cho anh ta những việc mà bạn làm khiến anh ta không hài lòng. Khi đó, anh ấy muốn chê cũng đành… chịu.
Đàn ông hay ghen
Kiềm chế cơn ghen để “cơm lành canh ngọt”
Làm gì khi chồng hay ghen
Đàn ông ghen như thế nào
Cách ghen thông minh – cao tay trị chồng
(ST).