Bạn có biết mẫu đơn xin học thêm sẽ được trình bày những thông tin gì để được duyệt và tham gia vào quá trình học thêm của nhà trường? Trong bài viết, vieclam123.vn sẽ giúp các bạn biết cách viết chuyên nghiệp đối với mẫu đơn xin học thêm cực kỳ ấn tượng.
1. Giới thiệu về mẫu đơn xin học thêm
Mẫu đơn xin học thêm là văn bản biểu mẫu hành chính được các em học sinh tự tay viết hoặc là các phụ huynh thay mặt các con em của mình viết đơn xin được học thêm ở các lớp học thêm của nhà trường.
Giới thiệu về mẫu đơn xin học thêm
Mẫu đơn xin học thêm bắt buộc khi mỗi phụ huynh/học sinh có nhu cầu tham gia lớp học thêm này, thể hiện đó là mong muốn chính đáng của cả học sinh và của phụ huynh muốn được nâng cao kiến thức, mở rộng các kiến thức đa dạng hơn.
Mẫu đơn xin học thêm sẽ nêu rõ thời gian học ngoài giờ học chính được quy định bởi Bộ GD&ĐT, nêu rõ tên môn học cụ thể có nhu cầu muốn được học thêm sau giờ học chính, tên giáo viên dạy thêm…
Viết đơn xin học thêm là cách chính đáng để cả giáo viên và học sinh có thể tham gia giảng dạy, học tập một cách có hiệu quả, không vi phạm các quy định giảng dạy được đưa ra.
2. Kinh nghiệm khi viết đơn xin học thêm
Mẫu đơn xin học thêm sẽ được hoàn thiện một cách thành công nhất khi có kinh nghiệm viết nội dung và làm hoàn hảo về mặt hình thức của mẫu đơn. Do đó, bạn hãy tiến hành viết đơn xin học thêm theo những kinh nghiệm vieclam123.vn đúc kết sau:
Kinh nghiệm khi viết đơn xin học thêm
2.1. Chuẩn bị bố cục đơn xin học thêm chuẩn
Một mẫu đơn xin học thêm được duyệt khi nó đáp ứng được nội dung và đáp ứng được hình thức logic, chuyên nghiệp. Chỉ phụ huynh, học sinh xác định được những phần nào cần trình bày trong đơn và cách thức sắp xếp chúng thì các bạn mới có thể dựa vào đó mà đưa vào các nội dung đúng trong từng phần.
Theo đó, trong một mẫu đơn xin học thêm chuẩn thì sẽ cần có đủ 3 phần cơ bản để nêu vào từng phần từng mục đích, tất cả kết hợp lại để tạo nên nguyện vọng và nhu cầu được tham gia học thêm tại trường.
– Phần mở của đơn xin học thêm.
– Phần nội dung chính trong đơn xin học thêm.
– Phần kết đơn xin học thêm.
Với ba phần này, người viết đơn cứ thế yên tâm đưa vào nội dung chọn lọc sao cho phù hợp, làm toát lên được nhu cầu, nguyện vọng chính là được tham gia vào các lớp học thêm như mong muốn. Để có thể viết được nội dung chi tiết hơn, hoàn thiện hơn thì bạn hãy đi vào viết ngay những thông tin chi tiết ở từng phần trong đơn.
Chuẩn bị bố cục đơn xin học thêm chuẩn
2.2. Viết nội dung chi tiết trong đơn xin học thêm
Ở mỗi phần là thông tin chi tiết, được người viết tìm hiểu kỹ để đưa vào, từ đó giúp khả năng được duyệt đơn xin học thêm cao hơn nữa. Hãy tham khảo xem cách viết đơn ở bên dưới để có được nội dung phù hợp.
2.2.1. Viết mở đơn xin học thêm
Phần mở đơn của đơn xin học thêm, bạn phải đảm bảo rằng mở đơn sẽ phục vụ cho việc hình thành thể thức chuẩn của mẫu văn bản biểu mẫu, xác định loại văn bản để quyết định tới mức độ hiệu quả của văn bản, giúp người đọc có thể biết được loại văn bản bạn gửi tới là gì?
Theo đó, mở đầu đơn bằng Quốc hiệu, Tiêu ngữ là điều cần thực hiện đầu tiên, nhất lại là gửi đơn đối với lĩnh vực giáo dục thì văn bản càng cần chỉn chu nhất.
+ Quốc hiệu: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM sẽ được viết in hoa, kiểu chữ là chữ đứng, toàn dòng sẽ bôi đậm để làm nổi bật.
+ Tiêu ngữ: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc sẽ được viết thường, kiểu chữ là chữ đứng, bôi đậm đối với toàn dòng, mỗi cụm từ trong mẫu sẽ được cách với nhau bằng dấu gạch ngang (-).
Tiếp theo, dưới hai dòng này, bạn cần viết thông tin về địa điểm (tên tỉnh, thành phố), thời gian (cụ thể các yếu tố ngày, tháng, năm), dòng này được căn lề phải trong đơn.
Viết mở đơn xin học thêm
Về tên đơn thì bạn ghi “ĐƠN XIN HỌC THÊM” bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, hãy bôi đậm dòng tên đơn với mục đích làm nổi bật được đối với loại văn bản.
Về thông tin cơ bản của đơn vị trường nhân đơn và người viết đơn, bạn cần viết cụ thể các yếu tố sau đây:
+ Kính gửi + tên của Ban giám hiệu + tên trường.
+ Tên người viết đơn: Nếu là phụ huynh của học sinh viết thì nêu rõ họ tên phụ huynh và mối quan hệ với học sinh đó, nêu rõ họ tên học sinh, tên trường đang học, lớp học, khối học…
Ví dụ: Tôi tên là Huỳnh Như Quỳnh, là mẹ của cháu Hoàng Tuấn Anh, hiện đang là học sinh tại lớp 3A, trường Tiểu học A.
2.2.2. Viết nội dung đơn xin học thêm
Khi đã hoàn thiện phần mở đơn xin học thêm, người viết đơn tiếp tục nêu bật lý do viết đơn. Bạn cần nói rõ nhu cầu của bản thân khi muốn theo học lớp học thêm, các nhu cầu này phải liên quan đến kết quả học tập, nâng cao năng lực và kiến thức cơ bản đối với bộ môn học.
Viết nội dung đơn xin học thêm
Nêu rõ tên môn học, khối học mà người viết đơn mong muốn được học thêm để nhà trường nắm được và có kế hoạch sắp xếp lớp học, tiết học đối với bộ môn học đó.
Phần nội dung đơn xin học thêm chỉ cần trình bày ngắn gọn thôi, không nên đi quá đà khiến cho đơn xin học thêm trở thành một bài văn miêu tả những vấn đề không có tác dụng trong đơn.
Xem thêm: Hướng dẫn soạn mẫu Biên bản kiểm phiếu mới nhất hiện nay
2.2.3. Viết kết đơn xin học thêm
Ở nội dung kết đơn, lời cam kết là một yếu tố tạo nên điểm nhấn, có tác dụng khẳng định lại những mong muốn của người muốn xin học thêm và đảm bảo sẽ thực hiện đúng các nội quy mà nhà trường đã đưa ra trong công tác học chính và học thêm, đáp ứng được kết quả học tập tốt nhất.
Hãy gửi lời cảm ơn của người viết đơn, của phụ huynh, của học sinh đến Ban giám hiệu trường. Nếu phụ huynh viết đơn thì gửi lời cảm ơn của mình và kèm theo thay mặt cả con em của mình để gửi đến BGH.
Cuối cùng sẽ là chữ ký đầy đủ, họ tên rõ ràng của chính người làm đơn xin học thêm, giúp cho tờ đơn trở nên hoàn chỉnh, có sự chỉn chu, tạo ấn tượng tốt với phía nhà trường tiếp nhận đơn.
Viết kết đơn xin học thêm
=> Tải đơn xin học thêm:
mau-don-xin-hoc-them (1).doc
mau-don-xin-hoc-them (2).doc
don-xin-hoc-them.doc
Mẫu đơn xin học thêm với cách viết cụ thể từng phần sẽ giúp cả phụ huynh, cả học sinh biết cách viết phù hợp và có hiệu quả.