Chỉ số BMI là gì? Cách tính BMI để biết bạn đang gầy hay béo

Chỉ số BMI là chỉ số khối của cơ thể, thước đo về chiều cao và cân nặng để tính xem bạn có đang đạt tiêu chuẩn về sức khỏe hay không. 3 Cách tính chỉ số BMI để biết cơ thể bạn đang gầy hay béo: đo vòng eo, tính theo hình dáng cơ thể quả táo hay quả lê, tính theo tỷ lệ vòng eo hông. Chỉ số BMI của người lớn mà dưới 18,4 là đang bị thiếu cân, từ 18,5-24,9 là cơ thể bình thường, từ 25 trở lên là cơ thể bị thừa cân.

I- Chỉ số BMI là gì?

BMI là chữ viết tắt của Body Mass index, chỉ số BMI được hiểu đơn giản là một công cụ sàng lọc để biết được một người đang thiếu cân, thừa cân hay có mức cân nặng hợp lý. Khi BMI của một người nằm ngoài giới hạn cho phép, nguy cơ sức khỏe của họ có thể gặp phải nhiều vấn đề.

Trọng lượng cơ thể quá lớn có thể gây ra một loạt tình trạng về sức khỏe như: huyết áp cao, tiểu đường loại 2, các bệnh về tim mạch,… Bên cạnh đó, nếu cân nặng quá thấp cũng gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, loãng xương,… Khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến nghị phù hợp để cải thiện trọng lượng cơ thể cân đối hơn.

BMI không thể đo trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể, cũng không tính tuổi, giới tính, dân tộc hoặc khối lượng cơ ở người lớn. Tuy nhiên, BMI sử dụng các danh mục tình trạng cân nặng tiêu chuẩn, giúp bác sĩ theo dõi tình trạng cân nặng trên các quần thể và xác định ra một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Chỉ số BMI là gì?Chỉ số BMI là gì?

II- Công thức tính chỉ số BMI

Chỉ số khối cơ thể tính theo một phép tính khá đơn giản, chỉ cần sử dụng chiều cao, cân nặng đã có thể dễ dàng tính được BMI của một người đang trong mức độ nào.

Công thức: BMI = kg / m2 

Trong đó cân nặng tính theo kilogam và chiều cao tính bằng mét bình phương. BMI không áp dụng đối với những người đang xây dựng cơ bắp, vận động viên, phụ nữ có thai, người già hoặc trẻ nhỏ. Bởi chỉ số khối không tính đến trọng lượng được mang là cơ hay mỡ, mà chỉ là con số.

Những người có khối lượng cơ bắp cao hơn như các vận động viên thường có BMI cao nhưng lại không có nguy cơ về mặt sức khỏe. Hoặc những người có khối lượng cơ thấp hơn như trẻ em chưa phát triển hoàn thiện, hay người già đã bị mất một số khối lượng cơ nên sẽ có BMI thấp hơn mức bình thường.

Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cấu tạo của cơ thể người phụ nữ cũng có nhiều thay đổi, việc áp dụng theo chỉ số khối BMI cũng không phù hợp.

Công thức tính chỉ số BMICông thức tính chỉ số BMI

III- Những lợi ích của chỉ số BMI đối với sức khỏe

Nếu bạn duy trì được cân nặng hợp lý và chỉ số khối BMI bình thường, bạn có thể không phải chịu những cơn đau khớp hay cơ bắp, đồng thời cũng có nhiều năng lượng hơn. Do đó, quan tâm đến BMI sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt và một lối sống lành mạnh.

1- Tính chỉ số BMI và chỉ số BMI lý tưởng đối với nam

BMI ở nam và nữ giới sẽ có sự chênh lệch, bởi nam giới thường có khối lượng cơ bắp cao hơn so với phụ nữ. Sau đây là bảng chỉ số BMI lý tưởng dành cho nam:

Chỉ số khối (BMI)Tình trạng<20Cơ thể đang thiếu cân, cần bổ sung thêm dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm khác nhau để nâng cao sức khỏe. Đồng thời kết hợp thêm với những bài tập phù hợp.Từ 20 – 25BMI lý tưởng của nam giới, cơ thể đang trong trạng thái tốt, cân đối. Tuy nhiên vẫn phải kiên trì tập luyện và có chế độ ăn hợp lý để duy trì được vóc dáng ổn định.Từ 25 – 30Mức độ báo động về tình trạng thừa cân ở nam giới. Khi đó, bạn cần có kế hoạch ăn kiêng và tập luyện để vóc dáng và sức khỏe ổn định hơn.>30Tình trạng béo phì nặng, cần có kế hoạch giảm cân hợp lý để không gây ảnh hưởng đến cơ thể và không phải chịu những hậu quả khó lường như: bệnh về tiêu hóa, hô hấp, máu nhiễm mỡ, …

2- Chỉ số BMI nữ

Đối với nữ giới, BMI được xác định theo các con số sau:

Chỉ số khối (BMI)Tình trạng<18Mức gầy, suy dinh dưỡng, cần có chế độ ăn uống phù hợp để bổ sung đủ chất cho cơ thể.Từ 18 – 23Đây là mức chỉ số lý tưởng đối với nữ, cho thấy vóc dáng chuẩn và một sức khỏe tốtTừ 23 – 30Mức độ báo động về tình trạng thừa cân>30Thừa cân, béo phì mức độ nặng, khi đó bạn nên có một chế độ giảm cân nghiêm ngặt để tránh những căn bệnh đáng sợ như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, …

3- Các lợi ích của chỉ số Body Mass index

Duy trì cân nặng phù hợp và số BMI bình thường không chỉ mang lại ngoại hình lý tưởng, mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc một số căn bệnh như: bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao, đột quỵ và một số loại ung thư khác.

Bên cạnh đó, những người sở hữu mức cân nặng hợp lý sẽ có nhiều động lực tập thể dục, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngủ ngon giấc, kéo dài tuổi thọ và có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Các lợi ích của chỉ số Body Mass indexCác lợi ích của chỉ số Body Mass index

IV- Bảng phân loại mức độ gầy-béo dựa vào chỉ số BMI theo WHO

Mức độ gầy hay béo cụ thể dựa theo chỉ số BMI sẽ khác nhau ở người lớn và trẻ em, cụ thể theo WHO đã phân tích và đưa ra như sau:

1- Chỉ số BMI ở người lớn

Sau đây là bảng theo dõi chỉ số BMI chuẩn áp dụng cho người trưởng thành từ 18 – 65 tuổi:

BMIĐánh giá tình trạng sức khỏeDưới 18,4Thiếu cân18,5 – 24,9Bình thường25,0 trở lênThừa cân

2- Chỉ số BMI ở trẻ em và thanh thiếu niên

Sau khi đã tính được BMI cho trẻ em và thiếu niên, thông số sẽ được đưa về dạng phân vị:

Phân vịĐánh giá tình trạng sức khỏe<5Thiếu cânTừ 5 – 85Cân nặng khỏe mạnh của trẻTừ 85 – 95Thừa cân>95Béo phì

Cân nặng và chiều cao của trẻ em cũng như thanh thiếu niên sẽ thay đổi trong quá trình tăng trưởng, phát triển, cũng tương tự như mối quan hệ của chúng với độ béo của cơ thể. Chính vì vậy nên BMI của một đứa trẻ phải được so sánh tương đương với những đứa trẻ khác cùng giới tính và độ tuổi.

V- Cách tính BMI theo các chỉ số khác

Bên cạnh phép tính số BMI theo cân nặng và chiều cao nêu trên, bạn có thể tính BMI riêng theo chỉ số của các bộ phận trên cơ thể như:

1- Cách tính BMI bằng cách đo vòng eo

Số đo vòng eo phản ánh nguy cơ về sức khỏe hiệu quả hơn so với BMI, bởi khi có quá nhiều mỡ thừa tập trung trên cơ thể sẽ gây ra những bệnh về tim mạch, tiểu đường. Chỉ số vòng eo của nữ giới sẽ thấp hơn nam giới.

Thông thường số vòng eo lớn hơn 80cm đối với nữ là 94cm đối với nam sẽ gia tăng nguy cơ mắc những bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Cách đo vòng eo chính xác là đặt thước dây quanh bụng, điểm nhỏ nhất là vùng quanh rốn và bạn cần thở đều khi đang đo, tránh hóp bụng số đo sẽ không đúng.

Cách tính BMI bằng cách đo vòng eoCách tính BMI bằng cách đo vòng eo

2- Tính theo hình dáng cơ thể: quả táo và quả lê

Đa phần con người sẽ tích tụ mỡ thừa theo 2 cách là hông, đùi hoặc bụng. Những người bị béo bụng nhiều thường có thân hình giống quả táo, còn những người tích mỡ vào hông và đùi có dáng vẻ giống như quả lê.

Theo như các nghiên cứu cho thấy, những người thân hình quả táo bị béo bụng và thừa cân nhiều ở vùng bụng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người thân hình quả lê.

Tính theo hình dáng cơ thể: quả táo và quả lêTính theo hình dáng cơ thể: quả táo và quả lê

3- Cách tính BMI theo tỉ lệ của vòng eo-hông

Bạn phải đo vòng eo và hông khi cơ thể đang thư giãn và không mặc gì, lấy phần nhỏ nhất của eo và phần rộng nhất của mông để đo hông. Tỷ lệ eo và hông sẽ tính chính xác lượng chất béo dư thừa và phản ánh nguy cơ bị nhồi máu cơ tim chính xác hơn so với chỉ số BMI.

Khi đã có số đo, bạn chia số đo vòng eo cho số đo vòng hông sẽ ra tỉ lệ eo – hông. Nếu nam giới có tỉ lệ lớn hơn 1 và nữ lớn hơn 0,8 có nghĩa là bạn có hình dáng quả táo và dễ mắc những bệnh về tim mạch.

VI- Làm thế nào để có chỉ số BMI lý tưởng?

Cách đơn giản để có được số BMI lý tưởng là thực hiện những thay đổi nhỏ trong cuộc sống, sau đây là một số điều có thể hỗ trợ bạn giảm thiểu BMI để có thân hình cân đối hơn.

1- Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống cân bằng, kiểm soát tốt lượng calo chính là ‘tấm vé’ đi đến số BMI khỏe mạnh và đạt chuẩn. Bạn không nhất thiết phải xây dựng một thực đơn ăn kiêng hay bổ sung nghiêm ngặt, chỉ cần hoán đổi thực phẩm lành mạnh thay thế cho những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều đường để giảm lượng calo nạp vào cơ thể.

Tăng cường bổ sung chất xơ qua rau củ quả, chất béo lành mạnh và thịt trắng. Tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, đặc biệt có một số thực phẩm chứa nhiều đường mà có thể bạn không biết như: xirô trái cây, sốt cà chua, súp mua sẵn, nước sốt trong mì ống, …

Chế độ ăn uống khoa họcChế độ ăn uống khoa học

2- Tập thể dục thường xuyên

Đôi khi sẽ rất khó để tìm ra một chế độ tập luyện phù hợp, hơn nữa không phải ai cũng có thời gian để duy trì một thói quen tập gym nghiêm ngặt. Tuy nhiên, bạn có thể chỉ cần cố gắng vận động nhiều hơn bằng cách đi lại, thực hiện các hoạt động mang tính thể chất.

Đi bộ hoặc đạp xe để đi làm nếu cơ quan của bạn không cách nhà quá xa, hoặc bạn có thể lựa chọn đi cầu thang thay vì thang máy. Những thay đổi lành mạnh đó sẽ hướng đến một chỉ số khối BMI khỏe mạnh hơn.

Một mẹo hay, bạn có thể sử dụng công cụ theo dõi bước chân trên điện thoại để xem mình đã di chuyển bao nhiêu bước. Hãy cố gắng đi bộ 10 nghìn bước mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể.

Tập thể dục thường xuyênTập thể dục thường xuyên

VII- Các hạn chế của công thức BMI

Số BMI có thể không phải là một thước đo chính xác về hàm lượng chất béo trong cơ thể, vì nó không tính đến một số yếu tố quan trọng như:

  • Khối lượng cơ: BMI chỉ dựa trên chiều cao và cân nặng nên đây là thước đo quá đơn giản để có thể xác định được toàn bộ tình trạng sức khỏe. BMI không tính được khối lượng cơ nhiều hơn hay mỡ nhiều hơn trong cơ thể, do đó ngay cả khi bạn có thân hình khỏe mạnh vì cơ nhiều hơn mỡ, BMI cũng không thể xác định đúng hoàn toàn.
  • Mật độ xương: một số người có khung xương to hơn người khác sẽ có BMI cao hơn, mặc dù họ vẫn có cơ thể khỏe mạnh và không bị thừa cân.
  • Độ tuổi: ngay cả khi trọng lượng cơ thể không đổi, lão hóa cũng sẽ gây ra những thay đổi đáng kể về cơ bắp. Trọng lượng cơ giảm sút và mỡ nội tạng tăng, tuy nhiên BMI lại không sử dụng yếu tố quan trọng về cơ và mỡ trong công thức của chúng.
  • Giới tính: theo các nghiên cứu, phụ nữ có tỷ lệ béo phì cao hơn so với nam, đặc biệt là những phụ nữ trên 50 tuổi, do mỡ nội tạng gia tăng. Bên cạnh đó, sự khác nhau về sinh lý và tỷ lệ cơ, mỡ trên cơ thể cũng sẽ khiến số BMI không hoàn toàn chính xác.
  • Dân tộc: mới đây cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy một số dân tộc có thể có chỉ số BMI cao nhưng vẫn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, do khối lượng chất béo thấp. Bên cạnh đó, khối lượng về xương và chiều cao giữa các dân tộc cũng khác nhau, tăng thêm mối liên hệ giữa sắc tộc với chất béo trong cơ thể và số BMI.

Nếu bạn đang có một chỉ số khối BMI quá lớn, thừa cân, béo phì lâu năm không thể giảm, có thể nhờ đến một số công nghệ giảm mỡ hiện đại để cải thiện. Bởi béo phì gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Tại Bệnh viện Thẩm mỹ kangnam ứng dụng công nghệ hút mỡ Vaser Lipo hiện đại, quá trình hút mỡ nhanh chóng, KHÔNG ĐAU, không để lại sẹo. Các bác sĩ tại Kangnam đều có kinh nghiệm phẫu thuật lâu năm, đảm bảo đưa đầu hút vào đúng vị trí cần loại bỏ.

Vaser Lipo là công nghệ được chứng nhận an toàn bởi FDA, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Có khả năng hút mỡ tại nhiều vị trí trên cơ thể như bụng, bắp tay, bắp chân, đùi, … Phá vỡ mô mỡ nhẹ nhàng mà không làm ảnh hưởng đến mạch máu, dây thần kinh hay các mô liên kết.

Vùng da sau khi hút mỡ không xuất hiện da thừa, hiện tượng chùng nhão cũng không còn, khách hàng có thể tự tin diện những chiếc áo croptop xinh xắn mà không lo về sẹo xấu.

Hút mỡ lưng hiệu quả, không để lại sẹoHút mỡ lưng hiệu quả, không để lại sẹoLoại bỏ mỡ bụng triệt để, không có da thừaLoại bỏ mỡ bụng triệt để, không có da thừaDa phẳng mịn sau khi hút mỡDa phẳng mịn sau khi hút mỡ

Bài viết cung cấp toàn bộ những thông tin về chỉ số BMI, đồng thời đưa ra cho bạn một số giải pháp hiệu quả để có được số BMI lý tưởng, nâng cao sức khỏe. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn sớm có được thân hình cân đối và khỏe khoắn hơn mỗi ngày.

5/5 – (23 votes)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *