Chỉ Bạn Cách Làm Giấm Táo Thành Công Ngay Lần Đầu – Tự Vào Bếp

Giấm táo được coi là phương pháp giảm cân an toàn và hiệu quả hiện nay. Là loại giấm len men từ những quả táo tươi trong một thời gian nhất định. Bởi vậy mà giấm táo chứa nhiều khoáng chất và các loại axit amin tốt cho sức khỏe và làm đẹp.

Bạn muốn sử dụng giấm táo nhưng lại không biết địa chỉ uy tín! Vậy thì Tự Vào bếp sẽ mách bạn cách làm giấm táo tại nhà an toàn, đơn giản. Cùng xem nhé!

Cách làm giấm táo tại nhà đơn giản

Cách 1: Cách làm giấm táo truyền thống

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 3 quả táo tươi
  • 50g đường
  • 2l nước lọc
  • 200ml rượu trắng

Cách làm giấm táo

Chi tiết cách làm giấm táo truyền thống:

  • Bước 1: Sơ chế táo

Rửa táo dưới vòi nước sạch, ngâm với nước muối loãng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước. Rửa táo nhẹ nhàng tránh làm táo bị dập, để ráo hoặc dùng khăn lau khô. Sau đó loại bỏ cuống, hạt táo và sắt thành từng miếng theo hình múi cau.

Cách làm giấm táo

  • Bước 2: Làm dung dịch ngâm táo

Đồ vảo bình thủy tinh 2 lít nước lọc, 200ml rượu trắng và 50gam đường. Khuấy đều hỗn hợp đến khi đường tan hết.

Cách làm giấm táo

  • Bước 3: Ngâm giấm táo

Cho lần lượt táo vào bình. Đạy nắp và bảo quản bình giấm nơi thoáng mát. Khoảng 1,5-2 tháng sẽ hình thành con giấm mỏng (một lớp màng trên mặt) là có thể sử dụng. Nếu muốn con giấm lên men nhanh hơn, có thể phủ một tấm vải màn sạch thay nắp bình, sau đó dùng dây chun cột chặt.

Cách làm giấm táo

Vậy là bạn đã hoàn thành xong một bình giấm táo chất lượng chỉ sau 3 bước đơn giản. Chỉ còn đợi con giấm lên men là có thể sử dụng được rồi. Khi dùng gần hết bình giấm, có thể hòa thêm hỗn hợp nước lọc, đường và rượu theo tỷ lệ như trên và đổ thêm vào. Lúc này đã có sẵn con giấm rồi nên sẽ lên men rất nhanh, chỉ 1-2 ngày là bạn có thể tiếp tục sử dụng.

Cách làm giấm táo

Cách 2: Cách làm giấm táo mèo

Nguyên liệu chuẩn bị làm giấm táo mèo:

  • Táo mèo: 1 kg
  • Nước ấm 40-50 độ: 1 lít
  • Chuối tây chín: 1 quả
  • 1 bình nhựa hoặc thủy tinh

Cách làm chi tiết:

  • Bước 1: Sơ chế

Táo mèo rửa sạch và loại bỏ 2 đầu cuống. Cắt đôi rồi thả vào chậu muối loãng để tránh táo bị thâm, đến lúc chúng ta làm giấm sẽ có màu đẹp hơn. Ngâm táo trong 10 phút, sau đó vớt ra và để ráo nước. Chuối bỏ vỏ và cắt thành 3-4 khúc vừa phải.

Cách làm giấm táo

  • Bước 2: Ngâm táo mèo

Cho hết toàn bộ táo đã được sơ chế vào trong bình. Sau đó cho chuối lên trên. Ở đây chúng ta sẽ dùng chuối thay đường giúp bình táo nhanh lên men và giấm được thơm ngon hơn. Đổ nước ấm vào bình. Không nên đổ đầy nước, nên cách miệng bình từ 5-10 phân để có không khí cho con giấm thở.

Cách làm giấm táo

  • Bước 3: Hoàn thành

Đậy kín miệng bình bằng lớp khăn xô và để bình giấm nơi thoáng mát một tháng. Sử dụng khăn xô giúp quá trình lên men trao đổi khí tốt hơn, tránh bị hỏng.

Cách làm giấm táo

Sau một tháng lên men, bình giấm táo mèo sẽ có một lớp màng mỏng bên trên, lúc này bạn chỉ cần vớt lớp màng đó đi là có thể sử dụng rồi đó. Nếu không muốn giấm táo chua hơn, hãy lọc lấy nước giấm trong vào một bình riêng để bảo quản và sử dụng dần. Phần xác táo có thể ngào đường làm mứt.

Công dụng của giấm táo

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Giấm táo có tác dụng nổi bật nhất là hỗ trợ tiêu hóa. chính vì vậy giấm táo là phương pháp mà rất nhiều chị em lựa chọn để giảm cân. Hàm lượng axit axetic có trong giấm táo giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, ngăn chặn khả năng tích tụ mỡ trong cơ thể, giảm khả năng mất nước và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hạn chế khả năng hấp thụ chất béo.
  • Làm đẹp: Bạn còn có thể sủ dụng giấm táo thay nước hoa hồng nữa đó. Giấm táo có tính axit nhẹ giúp làm sạch sâu và cân bằng độ PH cho da, cải thiện tình trạng mụn, da bị cháy nắng hay viêm da.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Giấm táo chứa chất tạo điều kiện thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển. Từ đó làm tăng hệ miễn dịch tổng thể của bạn, giảm nghẹt mũi, cảm lạnh hay giảm dị ứng. Những người sử dụng giấm táo thường ít bị cảm lạnh hơn so với người thường.
  • Làm sạch da đầu: Ngoài ra giấm táo còn có thể sử dụng để làm sạch tóc và da đầu, giảm thiểu tình trạng da gầu. Mang lại cho bạn một mái tóc chắc khỏe và óng mượt như đi tiệm.
  • Làm trắng răng: Chỉ đơn giản với việc xúc miệng bằng giấm táo sau mỗi lần đánh răng. Nó sẽ giúp loại bỏ các mảng bám cũng như vi khuẩn trong khoang miệng giúp loại bỏ mùi hôi miệng và cải thiện độ trắng sáng của răng.
  • Khử mùi tay: Sau khi bóc vỏ tỏi hay làm cá khiến tay vẫn còn bám mùi hôi dù đã được rửa rất kỹ. Hãy sử dụng hai muỗng canh giấm táo rửa cùng với nước là có thể khử sạch mùi hôi rồi.
  • Thay thế chất tẩy: Với các tính chất kháng khuẩn trong giấm táo giúp nó trở thành chất khử khuẩn, chất tẩy tự nhiên không độc hại. Pha loãng giấm táo vào một bình xịt và bắt đầu làm sạch sàn nhà, mặt bếp, nhà vệ sinh hay bất cứ nơi đâu mà bạn muốn. Bạn sẽ thực sự bất ngời về hiệu quả nó mang lại đấy.Cách làm giấm táoCông dụng của giấm táo

Lưu ý khi sử dụng giấm táo

  • Uống giấm táo ngay sau khi ăn: Nếu bạn có thói quen này thì nên điều chỉnh lại ngay, bởi một vài nghiên cứu cho thấy việc uống giấm táo lúc đói sẽ có lợi cho cơ thể hơn. Dùng giấm táo trước khi ăn giúp tăng cường dịch tiêu hóa, tạo điều kiện để thức ăn tiêu hóa được dễ dàng hơn, giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu.
  • Dùng quá nhiều giấm táo một lần: Cơ thể chúng ta cũng cần hấp thụ và làm quen từ từ với thực phẩm mới. Vì thế bạn không nên uống hay sử dụng quá nhiều giấm táo ngay lần đầu. Nếu bạn cảm thấy nóng rát trong bụng hay đau bụng sau khi dùng giấm táo, hãy giảm lượng giấm táo cho đến khi cảm giác đó không còn. Không quá hai muỗng canh giấm táo một lần là liều lượng thích hợp nhất cho bạn (có thể ít hơn tùy từng cơ thể). Dùng quá nhiều giấm táo một lần còn có thể gây kích ứng cổ họng.
  • Hít sâu giấm táo bằng mũi: Lưu ý khi uống không nên ngửi sâu mùi giấm táo, bạn có thể pha loãng tránh tình trạng xộc mùi của giấm táo. Khi hít trực tiếp nó có thể gây tình trạng kích ứng cho mũi và mắt. Tỷ lệ pha loãng an toàn với nhiều người là 1-3 muỗng cafe giấm táo cùng 100ml nước.
  • Bôi trực tiếp lên da: Tính axit mạnh của giấm táo có thể gây bỏng da hoặc kích ứng. Khi sử dụng giấm táo để làm đẹp như trị mụn, thâm nám, viêm nhiễm hay để làm sáng da bạn cần pha loãng giấm táo để giảm thiểu mức độ tương tác với da. Nên pha với tỷ lệ giấm táo và nước là 1:8.
  • Uống giấm táo trước khi ngủ: Điều này ảnh hưởng xấu đến thực quản. Axit có thể tiếp xúc với thực quản lúc chúng ta nằm xuống ngay dù được pha loãng. Vì vậy bạn nên sử dụng giấm trước khi ngủ ít nhất một giờ đồng hồ.

Trên đây là hai công thức làm giấm táo đơn giản cùng với một vài công dụng và lưu ý khi sử dụng giấm táo mà Tự Vào Bếp gợi ý cho bạn. Chúc bạn thành công!

Advertisement

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *