“Cày điểm” môn Hóa bằng 6 mẹo cân bằng phương trình hóa học siêu nhanh (phần 1) Blog HOCMAI – Kênh chia sẻ thông tin, bí kíp học tập luyện thi cho học sinh lớp 1-12

Chia sẻ

Cân bằng phương trình Hóa học có đang khiến bạn đau đầu? Không biết có mẹo nào giúp cân bằng phương trình phản ứng dễ dàng, đơn giản hơn không nhỉ? Cùng “bỏ túi” những mẹo cân bằng phương trình Hóa học siêu nhanh để “cày điểm” môn Hóa bạn nhé.

Mẹo nguyên tử nguyên tố

Đây là một cách để cân bằng phương trình hóa học (PTHH) siêu đơn giản và phổ biến. Phương pháp này thường được áp dụng cho các phương trình có độ phức tạp thấp. Các bước để thực hiện mẹo này như sau:

  • Bước 1: Viết lại phương trình hóa học dưới dạng nguyên tử đơn
  • Bước 2: Suy luận số của nguyên tử từ chất thành phẩm
  • Bước 3: Trả lại dạng ban đầu của các chất tham gia PTHH

Ví dụ:

Cân bằng phương trình phản ứng cho khí lưu huỳnh tác dụng với khí ôxi.

 S + O2 → SO2

Bước 1: Giản lược PTHH:

S + O →SO2

Bước 2: Suy luận

Để tạo thành một phân tử khí lưu huỳnh đi-ô-xit cần một nguyên tử khí lưu huỳnh và hai nguyên tử khí ôxi:

S + 2O → SO2

Tuy nhiên, một phân tử ôxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử của nguyên tố ôxi liên kết với nhau. Do vậy, số nguyên tử ôxi cần thiết để tham gia phản ứng tạo thành hợp chất lưu huỳnh đi-ô-xit là 1.

Bước 3: Khôi phục PTHH ban đầu:

S + O2 → SO2

can-bang-phuong-trinh-hoa-hoc

Mẹo cân bằng phương trình hóa học: Mẹo nguyên tử nguyên tố

Mẹo dùng hóa trị tác dụng

Hóa trị của một nguyên tử hoặc nguyên tố có thể dễ dàng tìm được trong bảng hóa trị các nguyên tố hóa học. Hóa trị tác dụng được hiểu là hóa trị của 1 nguyên tử hoặc 1 nhóm nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia (CTG) và chất sản phẩm (CSP) của phản ứng.

Bạn đừng “sợ” mẹo cân bằng phương trình hóa học này sẽ khó nhé. Chúng mình có thể củng cố được khái niệm liên quan đến hóa trị, cách tính, cách nhớ hóa trị thường gặp của các nguyên tố đấy.

Các bước để thực hiện mẹo này như sau:

  • Bước 1: Xác định hóa trị tác dụng
  • Bước 2: Tìm bội số chung nhỏ nhất (BSCNN) của các hóa trị tác dụng, sau đó lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:
  • Bước 3: Thay vào phương trình phản ứng (PTPƯ)

Ví dụ:

Cân bằng phương trình phản ứng cho Bari clorua tác dụng với Sắt(III) sunfat tạo ra Bari sunfat và Sắt(III) clorua.

Bước 1: Xác định hóa trị tác dụng

BaCl2 + Fe2(SO4)3 → BaSO4 + FeCl3

      BaCl2: II – I

      Fe2(SO4)3: III – II

      BaSO4: II – II

      FeCl3: III – I

=> Hóa trị tác dụng của PTPƯ: II – I – III – II – II – II – III – I

Bước 2: Tìm BSCNN của các hóa trị tác dụng

Ta có BSCNN(1, 2, 3) = 6

Lấy BSCNN chia cho các hóa trị tác dụng ở trên ta được các hệ số:

6/II = 3;

6/III = 2;

6/I = 6

Bước 3: Thay vào phản ứng hóa học

3BaCl2 + Fe2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2FeCl3

  • Xem thêm: Hóa học không còn khó nhọc với 5 bước học tốt cực xịn

can-bang-phuong-trinh-hoa-hoc

Mẹo cân bằng phương trình hóa học: Mẹo dùng hóa trị tác dụng

Mẹo dùng hệ số phân số

Mẹo cân bằng phương trình hóa học thứ ba sử dụng hệ số phân số. Nghe có vẻ hơi phức tạp đúng không nào? Chúng mình hãy đọc các bước thật cẩn thận và xem xét ví dụ để dễ hiểu hơn nhé!

  • Bước 1: Đặt các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau (không cần phân biệt hệ số là số nguyên hay là phân số)
  • Bước 2: Khử mẫu số chung tất cả các hệ số (đang ở dạng phân số chuyển thành số tự nhiên)

Ví dụ: Cân bằng phản ứng cho khí ôxi tác dụng với Phốt pho.

Bước 1: Đặt hệ số để cân bằng: (5/2)O2 + 2P → P2O5

Bước 2: Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số:

(2×5/2)O2 + (2×2)P → 2P2O5

hay 5O2 + 4P → 2P2O5

can-bang-phuong-trinh-hoa-hoc

Mẹo cân bằng phương trình hóa học: Mẹo dùng hệ số phân số

Hóa học chẳng hề dễ dàng, nhưng ngoài những mẹo cân bằng phương trình Hóa học ở trên, Blog HOCMAI mách bạn cách học giỏi Hóa thần tốc: tham gia các khóa học trên App HOCMAI. Ứng dụng học trực tuyến này không chỉ có các bài giảng từ các giáo viên trường TOP mà còn có những đề kiểm tra, ôn thi có đáp án chi tiết MIỄN PHÍ. Hãy tải App ngay hôm nay để ẵm trọn điểm 9, 10 môn Hóa nào!

Trên đây là bài viết về mẹo cân bằng phương trình Hóa học phần 1 do Blog HOCMAI tổng hợp. Bạn hãy đón đọc phần 2 để khám phá thêm 3 mẹo cân bằng PTHH nữa nhé. Blog HOCMAI chúc bạn học giỏi!

Tải ứng dụng HOCMAI

HOCMAI miễn phí nhiều khóa học bổ trợ – đề thi thử – phương án học tập và ôn luyện bứt phá 9+ đanh cho học sinh lớp 1-12. Tải & hoàn thành đăng ký tài khoản để nhận ngay những khóa học bổ trợ miễn phí!

Tải ứng dụng HOCMAI Android

Tải ứng dụng HOCMAI IOS

Like

Like

Love

Haha

Wow

Sad

Angry

Chia sẻ

Bạn đang nghĩ gì? Cho HOCMAI biết với nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *