Cách viết hồ sơ xin việc làm

Cách viết tiêu đề hồ sơ xin việc ấn tượng

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ lọc hồ sơ ứng viên theo các tiêu chí như: lọc theo tên ứng viên, lọc theo vị trí ứng tuyển Vì vậy, nhiều nhà tuyển dụng thường sẽ yêu cầu ứng viên phải ghi tiêu đề hồ sơ theo cấu trúc mẫu quy định khi nộp hồ sơ xin việc để dễ phân loại hồ sơ. Với trường hợp này, bạn cần tuân theo đúng yêu cầu để tránh mất điểm với nhà tuyển dụng.

Nội dung chính

  • Cách viết tiêu đề hồ sơ xin việc ấn tượng
  • Cách viết bìa hồ sơ xin việc
  • Cách viết các giấy tờ (CV, đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, giấy giới thiệu) trong hồ sơ xin việc
  • Cách viết CV
  • Cách viết đơn xin việc
  • Cách viết sơ yếu lý lịch
  • Cách viết giấy giới thiệu
  • Cách điền các giấy tờ có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc bằng tay
  • Video liên quan

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tin đăng tuyển dụng không quy định rõ ràng về cấu trúc mẫu hướng dẫn viết tiêu đề hồ sơ xin việc. Bạn có thể sử dụng cách viết sau đây để thể hiện tiêu đề hồ sơ xin việc của mình rõ ràng, cụ thể, giúp mình nổi bật hơn các ứng viên khác:

Tên hồ sơ – Tên ứng viên – Vị trí ứng tuyển

  • Ví dụ: HỒ SƠ XIN VIỆC – NGUYỄN VĂN A – ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ NHÂN VIÊN KINH DOANH

Tiêu đề hồ sơ xin việc giúp nhà tuyển dụng có thể lọc hồ sơ ứng viên nhanh và dễ dàng hơn. Những hồ sơ xin việc có tiêu đề rõ ràng thường dễ tạo ấn tượng thiện cảm ban đầu nơi nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra kỹ các lỗi chính tả, tránh việc tẩy xoá khi viết tiêu đề hồ sơ xin việc vì nếu mắc những lỗi này chỉ thể hiện bạn là người thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính cẩn thận trong công việc và xem như bạn đã tự làm mình mất đi ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Đặc biệt, bạn cần làm đúng cấu trúc đặt tiêu đề theo yêu cầu của nhà tuyển dụng nếu có để tránh việc làm họ bực mình và bỏ qua bạn đấy nhé.

Cách viết bìa hồ sơ xin việc

Bìa hồ sơ xin việc chính là một bản tóm tắt ngắn gọn về thông tin cơ bản của ứng viên cũng như thông tin các loại hồ sơ giấy tờ có trong hồ sơ xin việc. Vì vậy, những thông tin chuẩn cần thể hiện trên bìa hồ sơ xin việc bao gồm:

  • Họ và tên đầy đủ (Viết bằng chữ in hoa)
  • Giới tính
  • Ngày tháng năm sinh
  • Nơi sinh
  • Địa chỉ cư trú hiện tại
  • Điện thoại
  • Email
  • Những giấy tờ có trong bộ hồ sơ
  • Ảnh thẻ 3×4 hoặc 4×6 dán ở vị trí phù hợp

Ví dụ: Bạn có thể ghi bìa hồ sơ xin việc như sau:

+ Họ và tên: NGUYỄN VĂN A Giới tính: Nam

+ Ngày tháng năm sinh: 01/01/1990 Nơi sinh: TP.HCM

+ Địa chỉ cư trú: 123 Lê Quang Định, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

+ Điện thoại: 0913 xxx yyy Email:

Khi viết bìa hồ sơ xin việc, cần lưu ý các thông tin nên trình bày rõ ràng, sạch sẽ, gọn gàng, không uốn lượn gây cảm giác khó đọc. Nếu ứng viên lựa chọn hình thức viết tay thì nên viết trang bìa bằng bút mực với 2 màu cơ bản là xanh hoặc đen; chữ viết sạch đẹp, viết đúng chính tả và nên giữ cho trang bìa phải luôn sạch sẽ, gọn gàng.

Nhiều ứng viên khi nộp hồ sơ xin việc thường không quá xem trọng việc chuẩn bị một bìa đựng hồ sơ chuẩn, đẹp mắt vì cho rằng nó chỉ là một bao đựng tài liệu, chỉ quan trọng các giấy tờ bên trong. Quả thật, đây là một sai lầm đáng tiếc đã khiến không ít ứng viên cứ mãi bị mất đi những cơ hội việc làm trong tầm tay dù hồ sơ có hoàn hảo đến đâu.

Do đó, một lời khuyên chân thành dành cho mọi người đang đi tìm việc là hãy chuẩn bị cho mình một bìa hồ sơ xin việc nghiêm túc, đẹp mắt để có thể tạo được một ấn tượng tốt ban đầu nơi nhà tuyển dụng, khiến họ hứng thú và tò mò muốn xem những gì có bên trong nó và chẳng thể ngó lơ bạn.

Xem ngay: Mẫu bìa hồ sơ xin việc đẹp, ấn tượng

Cách viết các giấy tờ (CV, đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, giấy giới thiệu) trong hồ sơ xin việc

CV, đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, giấy giới thiệu là những giấy tờ quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc giúp ứng viên thể hiện được tất cả các thông tin cá nhân liên quan thật sự phù hợp với vị trí công việc mà người đó ứng tuyển. Hãy tham khảo một số thông tin hướng dẫn sau đây từ ViecLamVui về cách viết các giấy tờ trên để có thể hoàn chỉnh hơn bộ hồ sơ xin việc của mình nhé.

Cách viết CV

CV xin việc là nơi thể hiện các thông tin về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng công việc nhằm thể hiện ứng viên có năng lực thích hợp với vị trí ứng tuyển. Vì vậy, cần chú ý điền đầy đủ các thông tin không thể thiếu trong CV xin việc bao gồm:

  • Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.
  • Trình độ học vấn: Ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (Đại học hay Cao đẳng…), chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa học ngắn hạn có liên quan, thành tích nổi bật, bằng khen (nếu có).
  • Kinh nghiệm làm việc: Trình bày những thành tích công việc mà bạn đã đạt trong quá trình làm việc của mình. Lựa chọn những kinh nghiệm làm việc phù hợp với công việc ứng tuyển và liệt kê chúng theo thời gian từ gần nhất trở về trước.
  • Kỹ năng công việc: Lựa chọn và viết các kỹ năng phù hợp với vị trí tuyển dụng và văn hoá doanh nghiệp nhằm tạo được sự chú ý và đánh giá cao của nhà tuyển dụng như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đàm phán, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng xây dựng kế hoạch
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Trình bày rõ ràng, cụ thể các mục tiêu nghề nghiệp chính là thể hiện được khát vọng hướng đến của bạn trong công việc sắp tới. Nên trình bày theo 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
  • Sở thích: Liệt kê các sở thích của bạn vào trong CV, đặc biệt ưu tiên các sở thích có liên quan đến công việc sẽ rất được chú trọng.
  • Các thông tin tham khảo (nếu có): Các địa chỉ trang web, link về các giải thưởng hoặc các sản phẩm bạn đã từng thực hiện trước đây. Đừng quên cung cấp đầy đủ: tên, số điện thoại, địa chỉ, email, vị trí chức vụ của người tham khảo để nhà tuyển dụng có thể kiểm chứng, xác thực thông tin khi cần thiết.

CV xin việc chính là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá và lựa chọn ứng viên bước tiếp vào vòng phỏng vấn. Vì thế, hãy làm tăng cơ hội của bản thân bằng việc ghi điểm với nhà tuyển dụng qua việc chuẩn bị một CV xin việc thật chuyên nghiệp và đầy đủ thông tin.

Có thể bạn quan tâm: 1001 Mẫu CV Xin Việc File Word hoàn chỉnh, đẹp chuẩn, tải miễn phí

Cách viết đơn xin việc

Những nội dung cần chú trọng khi viết một lá đơn xin việc chuẩn:

Phần đầu đơn xin việc: Trình bày thông tin kính gửi đến bộ phận phụ trách tuyển dụng của công ty. Nếu ứng viên biết rõ thông tin về họ tên, chức vụ, phòng ban của người đảm nhiệm công tác tuyển dụng nhân sự thì nên ghi trang trọng trong mục này. Lưu ý cần viết chính xác thông tin, tránh sự nhầm lẫn dễ khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn sử dụng một mẫu đơn xin việc cho nhiều vị trí ứng tuyển, và điều này sẽ đánh mất cơ hội việc làm của bạn đấy. Bạn có thể ghi thông tin như sau:

  • Ví dụ: Kính gửi: Bà HOÀNG THỊ ANH – Trưởng P. Hành chính – Nhân sự – Công ty TNHH ABC

Phần giới thiệu thông tin: Giới thiệu về một số thông tin cá nhân của ứng viên. Tiếp sau đó, bạn sẽ trình bày về việc bạn biết được thông tin tuyển dụng thông qua phương tiện nào; tóm tắt các vấn đề liên quan đến bản thân, những ưu điểm cũng như những giá trị của bạn có thể đem đến cho công ty hoặc vị trí tuyển dụng nếu trúng tuyển. Bạn có thể tham khảo cách trình bày như sau:

Tôi tên là: Nguyễn Thị Minh

Sinh ngày: 01/02/1993

Địa chỉ thường trú: 365 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Số điện thoại: 0903 xxx yyy

Email:

Tôi đã đọc được tin đăng tuyển dụng của Công Ty TNHH ABC trên website tuyển dụng ViecLamVui.com và được biết Quý Công Ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí công việc . Tôi nhận thấy đây là công việc phù hợp với khả năng chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc đã có của tôi, nên tôi làm đơn ứng tuyển này hy vọng sẽ được gia nhập vào đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp của Quý Công Ty, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của Công Ty ABC hôm nay và trong tương lai.

Nội dung chính đơn xin việc: Trình bày những thông tin trong quá trình làm việc trước đây của bạn, cố gắng nhấn mạnh những điểm liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển để gây chú ý cho nhà tuyển dụng. Nêu những kỹ năng mà bản thân có được để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên phù hợp với công việc. Bạn cũng có thể liệt kê các thành tích đạt được, tuy nhiên tránh việc nói quá đà, phô trương vì dễ gây phản cảm.

  • Ví dụ: Tôi đã có quá trình làm việc ở vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu và vị trí chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu từ năm 2015 đến nay. Ở những vị trí này, tôi đã tích luỹ được cho mình những kinh nghiệm làm việc hữu ích trong các công việc: chào hàng, xây dựng báo giá, đàm phán và thương thảo hợp đồng với đối tác là các công ty nước ngoài; theo dõi hành trình chứng từ theo quy định L/C, DP; lên P/O đặt hàng dựa trên hợp đồng mua bán; khai C/O, in bộ chứng từ C/Ocũng như thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

Phần kết: Nêu rõ mong muốn của bản thân đối với việc cống hiến cho công ty cũng như thể hiện thái độ chân thành, cùng lời cảm ơn sâu sắc.

Khi viết đơn xin việc, nội dung cần ngắn gọn, súc tích, truyền tải được các thông tin cũng như nguyện vọng của bản thân với vị trí việc làm ứng tuyển, từ đó tạo được tính chuyên nghiệp cho đơn xin việc của bạn và nhận được sự đánh giá cao từ đơn vị tuyển dụng.

Xem thêm: 1001 Mẫu đơn xin việc hay, chuẩn, file Word

Cách viết sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch tự thuật xin việc cần đảm bảo khai thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ các nội dung như sau:

  • Họ tên đầy đủ
  • Giới tính
  • Ngày tháng năm sinh
  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay
  • Nơi ở hiện tại
  • Số CMND/CCCD, cấp ngày, nơi cấp
  • Nguyên quán
  • Dân tộc
  • Tôn giáo
  • Trình độ văn hoá (Ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào)
  • Trình độ chuyên môn (Ghi trình độ chuyên môn cao nhất mà người khai SYLL được đào tạo tại thời điểm kê khai)
  • Thành phần gia đình
  • Thành phần bản thân
  • Quan hệ gia đình (Ghi rõ các thông tin về họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi công tác và chỗ ở hiện nay của bố mẹ, anh chị em ruột, chồng/vợ, con cái)
  • Quá trình đào tạo (Ghi tóm tắt các thông tin về quá trình học tập gồm thời gian đào tạo từ tháng năm đến tháng năm, tên trường hoặc cơ sở đào tạo, ngành học, hình thức đào tạo, văn bằng chứng chỉ)
  • Quá trình công tác (Ghi tóm tắt các thông tin về chức vụ/chức danh tại các đơn vị đã từng công tác trước đây gồm thời gian công tác từ tháng năm đến tháng năm, đơn vị công tác, chức vụ đã từng đảm nhiệm tại các đơn vị công tác cũ)

Ví dụ:

+ Khai thông tin cá nhân trong SYLL như sau:

Họ và tên: NGUYỄN VĂN A Nam/Nữ: Nam

Sinh ngày: 12 tháng 3 năm 1994 Nơi sinh: TP.HCM

Nguyên quán: TP.HCM

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 54/26 Trần Khánh Dư, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Chỗ ở hiện nay: 54/26 Trần Khánh Dư, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại liên hệ: 090 xxx yyyy

Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không

Số CCCD: 123 456 789 158 Ngày cấp: 03/04/2019 Nơi cấp: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

+ Khai thông tin về trình độ văn hoá: Trình độ văn hoá: 12/12

+ Khai thông tin về trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn: Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh

Khi khai sơ yếu lý lịch, chỉ ghi thông tin gồm những điểm chính của từng mục trong SYLL. Không viết lan man sẽ làm cho bản sơ yếu lý lịch dài dòng, dư thừa những chi tiết không cần thiết khiến người đọc dễ bỏ qua những thông tin quan trọng trong sơ yếu lý lịch.

Tham khảo thêm: Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc tự thuật file Word chuẩn nhất

Cách viết giấy giới thiệu

Giấy giới thiệu cần được viết bởi người có uy tín trong ngành mà bạn đang nộp hồ sơ xin việc. Nội dung giấy giới thiệu cần nêu rõ thông tin của người giời thiệu ứng viên với nhà tuyển dụng bao gồm: họ tên, nơi công tác hiện nay, chức vụ.

Thư giới thiệu chỉ cần trình bày ngắn gọn, súc tích về những điểm mạnh của bạn, những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, tố chất mà người giới thiệu tin tưởng bạn sẽ đảm nhiệm tốt các yêu cầu của vị trí công việc tuyển dụng. Cuối thư không quên để thông tin của người giới thiệu gồm email, số điện thoại để thuận tiện khi nhà tuyển dụng cần check lại thông tin

Chú ý tránh phô trương thái quá hoặc nêu những chi tiết không trung thực vì sẽ gây mất uy tín của người giới thiệu cũng như sự thất vọng nơi nhà tuyển dụng khi những gì bạn thể hiện trong quá trình làm việc sau khi trúng tuyển lại không được như thông tin mà bạn được đề cử.

Cách điền các giấy tờ có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc bằng tay

Các giấy tờ có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc viết tay thường bao gồm các loại giấy tờ như: CV xin việc, sơ yếu lý lịch tự thuật, giấy khám sức khỏe. Các giấy tờ này sẽ có sẵn các thông tin chuẩn theo quy định. Vì vậy, ứng viên chỉ cần điền chi tiết cá nhân một cách chính xác nhất vào từng mục có sẵn được liệt kê cụ thể trong những giấy tờ này là được.

Riêng về đơn xin việc viết tay sẽ không có một quy chuẩn mẫu mà nội dung đơn cần thực hiện phù hợp với vị trí công việc bạn nộp hồ sơ ứng tuyển. Do đó, việc trình bày đơn xin việc cần hết sức lưu ý một số điểm sau để có được một tờ đơn xin việc hoàn chỉnh, chuyên nghiệp nhất:

  • Nên đọc kỹ yêu cầu của đơn vị tuyển dụng, tìm hiểu thật kỹ càng về công ty, doanh nghiệp nơi bạn sắp nộp đơn xin việc để sắp xếp trước những nội dung bạn muốn trình bày trong đơn.
  • Viết đơn xin việc nên viết trên khổ giấy A4, chữ viết ngay ngắn, thẳng hàng và chỉ dùng một loại mực và một loại bút duy nhất cho toàn bộ văn bản; tránh trường hợp dùng nhiều loại bút, loại mực khác nhau cùng lúc.
  • Lá đơn cần trình bày nội dung ngắn gọn, súc tích theo từng đoạn rõ ràng, rành mạch, tránh viết lan man, dài dòng. Tuyệt đối không viết tắt, không gạch chân hay tẩy xóa trong đơn làm mất tính thẩm mỹ của đơn xin việc viết tay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *