Cũng giống nhiều mẫu biên bản biên bản cuôc họp trong quá trình soạn thảo cần phải hợp quy cách, phù hợp, biên bản là nhằm ghi chép lại những sự việc xảy ra trong cuộc họp, mẫu biên bản cuộc họp không có giá trị pháp lý chủ yếu là dùng để chứng minh các sự việc hay sự kiện xảy ra. Do đó biên bản trong quá trình soạn thảo cần phải đầy đủ, chi tiết khách quan, không được bình luận thêm bớt một nội dung nào để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, chính xác để làm cơ sở cho các quyết định xử lý và làm minh chứng cho các nhận định hoặc kết luận khác.
Mẫu biên bản cuộc họp khá quan trọng với mọi người, nếu như ở các công ty lớn, mỗi cuộc họp đều là thời gian quan trọng để các thành viên trao đổi với nhau, vì thế lựa chọn mẫu biên bản cuộc họp giúp bạn ghi chép các thông tin một cách rõ ràng nhất.
Yêu cầu về mặt nội dung đối với cách viết biên bản cuộc họp, trình bày ghi chép biên bản họp là:
+ Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể khách quan.
+ Ghi chép nội dung trung thực và đầy đủ không được suy diễn chủ quan.
+ Nội dung trình bày không được lan man phải có trọng tâm, trọng điểm.
+ Thủ tục trong quá trình trình bày chặt chẽ, thông tin cần có sự xác thực và tin cậy cao, đòi hỏi yêu cầu cao về trách nhiệm của người lập, sửa chữa khách quan, không bị cưỡng bức trong quá trình soạn thảo.
Yêu cầu về mặt thể thức trình bày và cách xây dựng bố cục trong cách viết biên bản cuộc họp:
+ Quốc hiệu, Tiêu Ngữ
+ Nội dung tên văn bản và trích yếu nội dung.
+ Nêu rõ thời gian cụ thể từ phút lập biên bản, ngày tháng năm, và giờ.
+ Thành phần tham dự (tiến hành kiểm tra xác minh sự kiện thực tế dự hội họp).
+ Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung)
+ Phần kết thúc
+ Thủ tục ký xác nhận
Biên bản sau khi hoàn thành sẽ đọc cho mọi người cùng nghe xác nhận biên bản phản ánh đúng sự kiện và cùng ký xác nhận. Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về cách viết biên bản cuộc họp, trình bày ghi chép biên bản họp, hy vọng những nội dung hữu ích này đã mang lại nhiều tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn đọc giả.