Đánh giá post
CV tiếng Việt giúp bạn “đốn tim” nhà tuyển dụng nếu nó đảm bảo các tiêu chí đầy đủ, chuyên nghiệp và hấp dẫn. Để đạt được mục đích đó, bạn hãy theo dõi ngay bài viết này, JobsGO sẽ giúp bạn có bí quyết tạo CV cực chất lượng.
1. Khi nào sử dụng mẫu CV tiếng Việt?
“Khi nào nên sử dụng CV tiếng Việt?” vẫn còn là vấn đề mà khá nhiều người băn khoăn, đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Thông thường, bản CV tiếng Việt được sử dụng khi nhà tuyển dụng có yêu cầu hoặc khi bạn ứng tuyển vào công ty trong nước, làm ở những vị trí không yêu cầu cao về ngoại ngữ.
Việc lựa chọn đúng mẫu CV cũng rất quan trọng. Nó giúp ứng viên nêu ra được thế mạnh của bản thân nhưng lại không quá phô trương. Từ đó, ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng dành cho bạn cũng tốt hơn.
2. Bố cục mẫu CV tiếng Việt chuẩn
Bố cục CV đáp ứng sự hài hòa của nội dung, màu sắc, các phần thông tin chia rõ ràng, không nhầm lẫn với nhau, bao gồm:
- Thông tin cá nhân
- Trình độ
- Mục tiêu
- Kinh nghiệm
- Kỹ năng
- Sở thích, người tham chiếu
3. Cách viết CV tiếng Việt đúng chuẩn và chuyên nghiệp
Trong phần này, JobsGO sẽ giúp bạn nắm được cách viết nội dung trong CV tiếng Việt của mình sao cho chuẩn nhất, cùng theo dõi nhé!
Thông tin cá nhân
Phần thông tin cá nhân sẽ giúp nhà tuyển dụng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu. Ở nội dung này bạn chỉ cần chú ý viết đúng, viết đủ là được bởi nó thiên về liên lạc và làm quen.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý 2 vấn đề sau:
- Về tên email nên chứa tên của bạn để giúp nhà tuyển dụng dễ dàng phân biệt với ứng viên khác.
- Ảnh đại diện của CV chỉ nên dùng ảnh thấy rõ khuôn mặt, ảnh chụp cá nhân bạn.
Trình độ học vấn
Trình độ học vấn giúp ứng viên khẳng định năng lực trước nhà tuyển dụng, bạn có đủ tự tin để đảm nhận công việc đó. Trước hết bạn hãy liệt kê tên trường đại học/ cao đẳng/ trung cấp vào CV. Bạn nên hãy ưu tiên cấp bậc cao nhất, sau đó là tên chuyên ngành và điểm học lực.
Tùy thuộc vào từng yêu cầu của nhà tuyển dụng hoặc vị trí ứng tuyển mà bạn có thể lồng ghép chứng chỉ, chứng nhận ở phần này. Tuy nhiên bạn cần phải đảm bảo chứng chỉ còn thời hạn và liên quan đến công việc nhé.
Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu và nắm rõ mong muốn, định hướng phát triển của bạn trong tương lai. Trong phần này bạn có thể đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Ví dụ mục tiêu vị trí nhân viên kinh doanh.
- Mục tiêu ngắn hạn: Vượt KPI đặt ra cho nhân viên thử việc, sau một tháng trở thành nhân viên chính thức của công ty.
- Mục tiêu dài hạn: Trong 6 tháng đầu sẽ giúp công ty tăng doanh số bán hàng, thu lợi nhuận. 6 tháng tiếp theo sẽ phấn đấu trở thành trưởng nhóm kinh doanh.
Nếu bạn là người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm thì đừng vội đặt mục tiêu quá cao như: Trở thành giám đốc chi nhánh trong 6 tháng đầu tiên, hay là đạt 1 tỷ doanh số trong 3 tháng đầu. Như vậy sẽ chỉ khiến nhà tuyển dụng thấy bạn là người không thực tế, khoa trương và không nhìn nhận đúng năng lực bản thân.
Kinh nghiệm làm việc
Trong phần kinh nghiệm làm việc bạn cần lưu ý tránh lan man, dài dòng. Có không ít trường hợp các bạn đưa toàn bộ kinh nghiệm lớn nhỏ vào CV tiếng Việt, như vậy chỉ khiến nội dung rối hơn mà thôi.
Trước tiên bạn hãy xác định công việc mình ứng tuyển là gì? Sau đó bạn hãy chắt lọc lại toàn bộ kinh nghiệm trước đó xem có liên quan gì đến vị trí lần này không? Bạn chỉ nên đưa khoảng 2-3 kinh nghiệm có liên quan nhất vào CV. Bên cạnh đó bạn hãy nêu rõ tên công ty, thời gian, vị trí, nhiệm vụ, kinh nghiệm tích lũy/thành tích.
Ví dụ:
Tên công ty
Công ty Cổ phần JobsGO
Thời gian
Tháng 11/2020 đến tháng 2/2022
Vị trí
Nhân viên Content
Nhiệm vụ
– Lên ý tưởng viết content trên các nền tảng: Website, fanpage, tik tok,…
– Phối hợp với bộ phận Seo cho kế hoạch content tháng.
Thành tích nổi bật
Nhân viên content có ý tưởng sáng tạo nhất (phát triển nội dung trên nền tảng tiktok) tháng 12/2021.
Kỹ năng
Kỹ năng là một phần nội dung giúp toàn bộ CV xin việc bằng tiếng Việt của bạn có điểm nhấn nhá, nổi bật hơn. Đặc biệt, nhà tuyển dụng dường như cũng ưu ái ứng viên có nhiều kỹ năng bổ trợ công việc hơn.
Ở phần này, bạn nên đưa một số kỹ năng hỗ trợ trực tiếp công việc mà mình đang ứng tuyển. Các kỹ năng bao gồm: Giao tiếp, thuyết trình, tin học văn phòng, thiết kế, tiếng Anh, xử lý tình huống nhanh, quản lý thời gian, làm việc độc lập, sáng tạo,… Mỗi kỹ năng đưa ra, căn cứ vào thực tế bạn hãy tự chấm điểm cho mình trên thang điểm 10.
Sở thích, người tham chiếu
Riêng đối với mục sở thích, bạn có thể thoải mái ghi sở thích cá nhân của mình nhưng có liên quan đến công việc nhé. Ví dụ, vị trí nhân viên bán hàng thì nên đưa sở thích như: Nói chuyện, thích làm quen với nhiều người, thích mua sắm,…
Có thể đây sẽ là nội dung trong CV giúp bạn và nhà tuyển dụng chuyển hướng trong cuộc phỏng vấn căng thẳng đó. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên đưa ra một vài gạch đầu dòng thôi nhé.
Căn cứ vào phần người tham chiếu, nhà tuyển dụng có thể liên hệ để kiểm tra tính xác thực thông tin trong CV tiếng Việt. Vì thế mà bạn phải cho họ cách thức để liên lạc như: Số điện thoại, email hoặc facebook cá nhân.
4. Mẫu CV bằng tiếng Việt cần đáp ứng tiêu chí gì?
Một mẫu CV tiếng Việt chuẩn cần phải đáp ứng các tiêu chí như sau:
- Hình ảnh: Trong CV tiếng Việt chuẩn bạn cần đầu tư vào hình ảnh sao cho chuyên nghiệp, chỉnh chu nhất. Bởi phần này rất dễ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Khi chụp ảnh, bạn nên ưu tiên lựa chọn trang phục lịch sự, giữ nét mặt tươi tắn, nhưng nghiêm túc.
- Bố cục: Đảm bảo đầy đủ nội dung, phân chia thông tin trong từng phần hợp lý, tránh trường hợp phần quá dài, phần lại quá ngắn.
- Màu sắc: Bạn nên lựa chọn những màu nhẹ nhàng, làm nổi bật phần nội dung trong CV, cần tránh tông màu trầm tối. Như vậy vô tình sẽ làm tâm trạng của người xem đi xuống.
- Độ dài: Thông thường độ dài của CV không quá hai trang, bạn nên viết ngắn gọn và súc tích, tránh lan man, dài dòng.
5. Bí quyết để có mẫu CV xin việc tiếng Việt đẹp, ấn tượng
Lựa chọn mẫu thiết kế phù hợp
Một thiết kế phù hợp sẽ giúp mẫu CV tiếng Việt của bạn nổi bật hơn, dễ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Vì thế mà bạn cần phải lựa chọn cho mình một mẫu phù hợp với tính cách, công việc. Ví dụ: Với vị trí nhân viên thiết kế thì nên ưu tiên các mẫu có tính sáng tạo, sử dụng cách phối màu hợp lý.
Nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết mẫu thiết kế nào phù hợp thì có thể truy cập vào website Jobsgo.vn để tham khảo thêm. Đặc biệt, tại trang còn hỗ trợ bạn viết, tạo và tải CV nhanh chóng nữa.
Nội dung đầy đủ
Nội dung trong CV phải đẩy đủ nhưng không quá dài dòng. Toàn bộ thông tin đưa ra bạn nên có sự chắt lọc, cô đọng nhất. Các nội dung chính trong CV như: Thông tin cá nhân, trình độ, kinh nghiệm, mục tiêu,… tuyệt đối không được bỏ sót.
Nội dung đầy đủ cũng thể hiện sự chuyên nghiệp, chỉn chu của bạn trong CV. Nó đồng nghĩa với việc bạn đang tôn trọng công việc, tôn trọng nhà tuyển dụng.
Trình bày khoa học, dễ hiểu
Bí quyết cuối cùng để có một CV xin việc tiếng Việt đẹp đó là cách thức trình bày. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trình bày hãy lên website Jobsgo.vn để tham khảo, tìm hiểu ở các mẫu CV khác.
Một CV được trình bày khoa học từ trên xuống dưới, trái sang phải sẽ khiến cho người đọc cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn nắm được toàn bộ bí quyết tạo mẫu CV tiếng Việt “đốn tim” nhà tuyển dụng. Rất mong rằng với chia sẻ này sẽ giúp bạn sở hữu CV như ý. Bên cạnh đó, tại website Jobsgo.vn còn có rất nhiều mẫu CV xin việc được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau, bạn hãy tạo và tải ngay tại trang nhé!