Cách uống nước đúng cách theo khoa học mỗi ngày

Uống nước sao cho đúng cách mang lại lợi ích sức khỏe mỗi ngày?

Nhiều người cho rằng cứ uống đủ 2 lít nước một ngày là đủ. Theo khoa học thì đúng, nhưng cách bạn uống có thể chưa chính xác. Việc uống nước khoa học, đúng thời điểm, đúng lượng nước sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ. Cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi và áp dụng phương pháp uống nước đúng đắn nhé.

Cơ thể thiếu nước sẽ gây ra nhiều tác hại, nhưng điều quan trọng nhất lúc này là bạn phải biết cách uống nước sao cho đúng. Nếu bạn đối phó bằng việc uống 1 lần cho đủ lít nước cần thiết một ngày thì bạn lầm to!

Bạn đang ép thận mình làm việc như một “cổ máy” nhưng đó là nội tạng của chúng ta không phải “máy móc” nào cả. Theo y học Hindu truyền thống (Ayurveda) cho thấy việc uống nước ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Trong cuốn sách về phương pháp trị liệu tại nhà Ayurvedic, nước là biểu hiện của ý thức.

Nước tồn tại trong cơ thể ở dạng huyết tương, tế bào chất, nước bọt, dịch ở mũi,… dễ nhận thấy nhất là ở mồ hôi và nước tiểu. Do đó, nước rất cần thiết cho sự hấp thụ dưỡng chất và duy trì sự sống còn, không có nước các tế bào không thể tồn tại.

1Uống nước đúng cách như thế nào?

Theo phương pháp Ayurvedic hướng dẫn ta uống nước đúng cách mang lại nhiều sức khỏe mỗi ngày như sau:

Ngồi uống nước thay vì đứng

Ngồi uống nước thay vì đứng

Khi đứng uống, bạn vô tình làm phá vỡ đi sự cân bằng của chất lỏng khi đi vào cơ thể, điều này có thể dẫn đến sự tích tụ nước trong các khớp xương, gây ra tình trạng viêm khớp.

Với cách ngồi uống nước, cơ bắp và hệ thống thần kinh được thư giản, thoải mái hơn giúp hấp thụ chất lỏng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thận cũng tăng tốc quá trình lọc thải.

Tham khảo thêm: Mẹo nhỏ giúp lưu thông máu giúp lưu thông máu tốt, hiệu quả tại nhà.

Uống từng ngụm nhỏ thay vì cùng một lúc

Uống từng ngụm nhỏ thay vì cùng một lúc

Hạn chế việc uống nhiều nước trong một hơi, thay vì vậy hãy uống từng ngụm nhỏ giúp nước được thẩm thấu toàn bộ qua thành tế bào.

Tự nhận biết dấu hiệu cơ thể khi khát nước

Tự nhận biết dấu hiệu cơ thể khi khát nước

Khi cơ thể khát, dây thần kinh sẽ truyền tín hiệu báo cho bạn biết bạn cần bổ sung nước ngay. Tuy vậy, bạn cũng nên lưu ý những tín hiệu thường xảy ra hay không, vì đó có thể là dấu hiệu liên quan đến vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Các dấu hiệu thường thấy như:

  • Khô da, mắt, môi và tóc
  • Màu nước tiểu: khi bạn cần bổ sung nước thì nước tiểu màu vàng đậm.
  • Mồ hôi ra ít: cũng là dấu hiệu dẫn đến khô da, do cơ thể không đủ độ ẩm.
  • Viêm da: đỏ mắt, nổi mẩn, lỗ chân lông tắc gây mụn ẩn.
  • Táo bón: chứng tỏ bạn uống không đủ nước và thiếu chất xơ.

Uống nước vào buổi sáng

Uống nước vào buổi sáng

Theo Ayurveda, uống nước vào buổi sáng là thói quen tốt cần phải duy trì. Uống nước vào mỗi sáng giúp lọc bỏ đi những độc tố bên trong cơ thể và làm sạch đường ruột, giúp việc ăn uống ngon miệng hơn.

>>Xem thêm: Cơ thể bạn sẽ như thế nào khi uống một cốc nước vào buổi sáng?

Uống ấm thay vì nước lạnh

Uống ấm thay vì nước lạnh

Nước lạnh làm giảm quá trình cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể, hơn nữa còn có khả năng dẫn đến táo bón. Nước ấm khiến nước được thẩm thấu qua thành tế bào dễ hơn, giúp cơ thể có thể giảm cân, cải thiện hệ thống tiêu hóa như chứng đầy hơi, tăng cường lưu thông máu và thải độc cho cơ thể

>>Vì sao mùa hè vẫn cần uống nước ấm?

Uống nước khi tập thể dục đúng cách

Uống nước khi tập thể dục đúng cách

Trong quá trình tập luyện, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát do sự sinh nhiệt khi tập. Lúc này, cơ thể mất nhiều nước, bạn cần bổ sung để bù lại lượng nước bị mất để tránh tình trạng kiệt sức khi tập luyện như sau:

  • 15-20 phút trước khi tập luyện nên uống 1 cốc nước.
  • Uống từng ngụm nhỏ trong những khoảng nghỉ lúc tập.
  • Sau khi tập bổ sung 1 ly nước để giải tỏa căng thẳng của các nhóm cơ bắp tham gia tập luyện.

>>Vài lưu ý người chơi thể thao cần nhớ khi uống nước

Tăng hương vị nguồn nước

Tăng hương vị nguồn nước

Hãy dùng trái cây hoặc rau mùi để tăng hương vị cho cốc nước của bạn để việc uống nước đỡ nhàm chán hơn. Các loại trái cây bạn có thể dùng như: Dưa hấu, chanh, dâu, kiwi, thơm, bạc hà,…Cách làm này có thể xem như một dạng Detox để giảm cân nữa bạn nhé.

Tăng khả năng hấp thụ nước

Tăng khả năng hấp thụ nước

Những thành phần sau kết hợp cùng với phân tử nước để thẩm thấu vào cơ thể bạn nhanh hơn:

  • Thêm một muỗng cà phê muối khoáng chưa tinh chế (muối biển Celtic, muối đỏ hay muối hồng Himalaya).
  • Thêm một lát chanh vào cốc nước.
  • Thêm hạt chia vào nước.
  • Thêm lát gừng vào cốc nước.

2Thời điểm uống nước mỗi ngày

Thời điểm uống nước mỗi ngày

Sau đâu là những thời điểm uống nước lý tưởng trong ngày mà bạn cần biết:

  • 1 cốc nước ngay sau khi thức dậy để cấp nước cho cơ thể, đánh thức các cơ quan nội tạng hoạt động hiệu quả.
  • 1 cốc vào khoảng 9h sáng để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả.
  • 1 cốc 30 phút trước mỗi bữa ăn để kích thích tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Việc uống nước trước bữa ăn cũng là biện pháp giảm cân hiệu quả, làm giảm cảm giác thèm ăn.
  • 1 cốc nước vào lúc 15h để tiếp tục cung cấp độ ẩm cho cơ thể.
  • 1 cốc nước trước khi tắm để kích thích lưu thông máu, giảm huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.
  • 1 cốc nước trước khi đi ngủ để hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào.

>>Xem thêm: Uống nước trước khi ngủ giúp ngủ ngon và giảm cân hiệu quả

3Lượng nước uống bao nhiêu là đủ?

Lượng nước uống bao nhiêu là đủ?

  • Đối với người làm việc trong môi trường văn phòng, mồ hôi ít thoát ra ngoài cơ thể, chỉ nên uống tối đa 2 lít nước mỗi ngày. Tránh uống quá nhiều nước để thận làm việc quá sức, gây phù nề thận.
  • Với người vận động nhiều, vận động mạnh, tiết nhiều mồ hôi, nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày để cấp nước và cấp ẩm cho cơ thể.

Ngoại trừ nước tinh khiết, bạn nên bổ sung nước trái cây, trà, sữa, canh… vào lịch uống nước hằng ngày.

Tùy theo thể trạng mỗi người mà cần lượng nước khác nhau. Cách tốt nhất để biết bạn đã uống đủ nước hay chưa là xem màu sắc nước tiểu:

  • Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng, hoặc vàng sậm thì bạn cần bổ sung thêm nước cho cơ thể.
  • Nếu nước tiểu của bạn trong hoặc gần như nước thì bạn đã uống đủ nước và nên giảm dần vào buổi chiều tối.

4Sai lầm khi uống nước gây hại sức khỏe

Sai lầm khi uống nước gây hại sức khỏe

Sau đây là những sai lầm thường gặp và những thời điểm không nên uống nước:

  • Uống quá nhiều: Bổ sung đủ nước là rất quan trọng, tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước cũng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là về tim và hệ bài tiết.
  • Chỉ uống nếu khát: Khi cảm thấy khát là khi lượng nước bị thiếu đã khá nhiều, ảnh hưởng lên việc trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy nên bổ sung nước thường xuyên chứ không chỉ khi khát.
  • Nấu lại nhiều lần nước uống: Việc nấu đi nấu lại nước không có tác dụng diệt khuẩn mà còn làm tăng mật độ nitrat vá kim loại nặng trong nước gây hại cho sức khỏe.
  • Không uống nước trước và sau khi ngủ: Trong suốt nhiều giờ đi ngủ, cơ thể thiếu một lượng nước lớn. Vì vậy cần bổ sung thêm nước trước và sau khi ngủ để cơ thể khỏe mạnh.
  • Thay nước lọc bằng các loại nước ngọt: Những loại nước này thường chứa hóa chất, phẩm màu, chất kích thích, uống quá thường xuyên sẽ gây hại cho cơ thể.
  • Uống nước trong lúc ăn: Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc vừa ăn vừa uống nước sẽ làm loãng dịch tiêu hóa ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, tăng insulin, tích tụ chất béo,..

>>Xem thêm: Biểu hiện và cách xử lý khi bị mất nước vào mùa hè

  • Uống nhiều nước ngay khi vận động xong: Việc này gây nên áp lực cho tim và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Bạn nên nghỉ ngơi sau vận động một lúc rồi uống nước sau, uống chậm, từng ngụm nhỏ.

Hãy lên lịch uống nước khoa học ngay từ hôm nay và cảm nhận hiệu quả mà nó mang lại nhé!

Có thể bạn quan tâm:

>>Vì sao mùa hè vẫn cần uống nước ấm?

>>Uống nước detox thế nào mới tốt?

>>Cho trẻ sơ sinh uống nước đúng cách

Mua ngay nước uống đóng chai tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *