Cách trồng sen đá cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, việc chăm sóc sau khi trồng và để cây ra hoa thì không hề đơn giản. Vậy, làm thế nào để trồng sen đá không bị bệnh và ra hoa đều? Hãy cùng Yeutre.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Cách trồng sen đá tuy đơn giản những cũng cần nhiều kĩ thuật nhất định. Hãy theo dõi bài viết để nắm được cách trồng, cách phòng bệnh cũng như những lưu ý khi quyết định trồng loại cây này.
Sen đá, loài cây dễ trồng nhưng khó chăm sóc. Ảnh Internet
1. Sơ lược về cây sen đá
Ngoài cái tên sen đá, loài cây này còn được biết đến với cái tên như hoa đá, liên đài,… Có nguồn gốc từ Mexico đến vùng tây bắc Nam Mỹ. Đây là loại cây lâu năm thuộc họ thuốc bỏng, mọng nước, sen đá rất đa dạng, gồm nhiều giống loài khác nhau. Có loại mọng thẳng, có loại mọc thành chùm, còn có loại thì bò sát mặt đất.
Hoa của các loại sen đá thường có đặc điểm chung là rất rực rỡ và lạ kì. Tuy nhiên, hầu hết mọi người trồng se đá đều ít nhìn thấy hoa của chúng. Vì thế cây sen đá nở hoa còn mang đến ý nghĩa may mắn cho người sở hữu. Vậy cách trồng và chăm sóc cây sen đá như thế nào? Làm sao để kích thích cho cây nở hoa? Bạn sẽ được tìm hiểu ngay trong bài viết này.
2. Cách trồng sen đá khỏe mạnh
Vốn là loài cây ưa nắng và thường sông ở các vùng có khí hậu khô cằn. Bên cạnh đó lá cây thường dày và mọng nước nên sen đá có thể sống sót trong những ngày hạn hán kéo dài. Vì thế, để trồng được những cây sen đá khỏe mạnh, bạn nên lưu ý:
- Chậu trồng: Bạn cần sử dụng những loại chậu có khả năng thoát nước cao, không tích nước. Vì điều này rất dễ làm rễ cây bị úng, thối và mau chết.
- Đất trồng: Để trồng sen đá, bạn cần chọn loại đất trồng thông thoáng, không giữ nước. Bạn có thể trộn hỗn hợp đất pha cát với tro hoặc phân bò theo tỉ lệ 1:1. Bạn có thể lựa chọn loại hỗn hợp tơi xốp, thoáng khí từ các loại nguyên liệu như mùn cưa, xơ dừa, xỉ than, phân bò,… Đơn giản hơn nữa, bạn có thể trộn sỏi, cát, đất và pha thêm một chút phân.
Để trồng được những cây sen đá khỏe mạnh, bạn nên lưu ý rất nhiều điều. Ảnh Internet
2.1. Cách trồng sen đá bằng xỉ than
Tuy là loại cây có sức sống mãnh liệt, nhưng để cây có thể phát triển tốt, bạn cần phải quan tâm nhiều về đất trồng và chế độ chăm sóc. Để trồng sen đá bằng xỉ than, bạn cần thực hiện như sau:
2.1.1. Xử lý xỉ than
- Bạn có thể dùng than tổ ong đã sử dụng để làm giá thể trồng cây. Đây cũng là nguyên liệu bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và cũng chính là thành phần chính khi trồng sen đá.
- Sau khi lấy xỉ than về, bạn đập nhỏ ra nhưng lưu ý xỉ than không nên đập quá nhỏ. Kích thước mỗi hạt bằng khoảng ngón tay út là được.
- Để hạn chế bụi bẩn, bạn có thể đổ một ít nước vào bao tải, cho than tổ ong vào và dùng chân dẫm lên.
- Sau đó, cho tất cả xỉ than đã nghiền nhỏ vào thau/ thùng nước để loại bỏ phần xỉ vụn.
- Thành phẩm sau khi sàng, bạn nên ngâm vào thùng xốp ít nhất 1 ngày để loại bỏ phèn. Nhưng tốt nhất là ngâm khoảng 1 tuần và thay nước mỗi ngày.
- Nếu không chuẩn bị được xỉ than, bạn có thể thay thế bằng đá nham thạch, gạch non vụn, viên đất nung, perlite, than củi,…
Cho tất cả xỉ than đã nghiền nhỏ vào thau/ thùng nước để loại bỏ phần xỉ vụn. Ảnh Internet
2.1.2. Cách pha đất trồng
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng
- Về xỉ than: Bạn nên chọn những viên than ít bùn, có mày xám ánh xanh ở giữa. Và nên chọn các hạt cỡ lớn sẽ giúp tạo khoảng trống và đất trồng sẽ tơi xốp hơn.
- Về vỏ trấu: Bạn có thể sử dụng loại vỏ trấu tươi, vỏ trấu hun hoặc đã được ủ qua một thời gian.
- Và sử dụng thêm phân bò đã qua xử lý.
Bước 2: Pha đất
Pha đất thành các hỗn hợp:
- Hỗn hợp 1: 1 phân bò: 1.5 vỏ trấu: 4 xỉ than
- Hỗn hợp 2: 1 phân bò: 2 vỏ trấu: 5 xỉ than/ perlite
- Hỗn hợp 3: 1 phân bò: 6 perlite
- Bạn có thể trộn thêm nấm Tricoderma để tiêu diệt các mầm bệnh cho cây. Đồng thời giữ lại các vi sinh vật có lợi trong phân và đất, giúp cây sen đá phát triển tốt hơn.
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu để làm đất trồng sen đá. Ảnh Internet
Bước 3: Sử dụng các miếng xốp nhỏ để lót khoảng 1/4 chiều cao của chậu để tránh nước đọng ở đáy chậu.
Bước 4: Rải một lớp đất trồng đã trộn lên trên. Tùy theo kích thước của bộ rễ mà bạn rải mỏng hay dày. Thông thường, lớp đất trồng chiếm khoảng 1/4 chậu.
Bước 5: Với cách trồng sen đá này, bạn nhẹ nhàng đặt cây rồi nhẹ nhàng vỗ quanh chậu. Phủ thêm 1 lớp xỉ than để cố định cây cũng như giảm bốc hơi và tình trạng nước bắn tung tóe khi tưới.
3. Cách chăm sóc sen đá
3.1. Cách tưới nước
Nước là yếu tố quan trọng nhất để bạn trồng bất cứ loại cây này. Riêng với sen đá, loại cây rất dễ bị úng nên bạn cần chú ý đến cách tưới và thời gian tưới để cây phát triển tốt nhất.
- Thời gian tưới: Bạn chỉ nên tưới cây cách khoảng từ 3 – 4 ngày, lúc này đất trong cây đã khô hết. Không nên đợi đến khi lá cây bàng héo, rụng dầm, thân rũ xuống. Lúc này, chứng tỏ cây đang bị thiếu nước trầm trọng.
- Cách tưới: Khi tưới nước cho cây, tuyệt đối không sử dụng bình xịt hoặc bình phun sương để tưới trực tiếp lên lá cây. Điều này vô tình sẽ làm nước đọng lâu dần gây thối lá. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng những loại bình nhỏ, hoặc bình chuyên dụng và tưới thẳng vào vùng đất xung quanh chậu. Sao cho nước ngấm đủ vào đất và không bị đọng lại trên thân và lá.
- Một cách khác là bạn có thể đặt 2/3 chậu cây vào xô nước khoảng 1 – 2 phút thì lấy ra. Cách này được gọi là tưới ngấm, rất hiệu quả để tránh phần nước đọng hoặc dính lên lá cây.
Tưới nước cho sen đá, bạn cần chú ý đến cách tưới và thời gian tưới để cây phát triển tốt nhất. Ảnh Internet
3.2. Dinh dưỡng cho cây
Tuy là loài cây không quá yêu cầu về chế độ dinh dưỡng. Nhưng nếu muốn cây khỏe đẹp, ra hoa thì bạn nên thường xuyên bổ sung chất cho cây thông qua các loại phân bón lá, phân tan chậm hoặc phân dynamic. Bên cạnh đóm hằng năm nên thay đất cho cây từ 1 – 2 lần để cây không bị thiếu chất do đất khô cằn.
3.3. Điều kiện ánh sáng
Mặc dù có thể sống lâu dưới bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng trong một thời gian dài, sen đá sẽ ít ra lá, cây sẽ không phát triển và mềm yếu. Do đó, trung bình, cây sen đá cần được tiếp xúc với ánh nắng khoảng 6 – 8 giờ/ ngày để phát triển tốt và duy trì được màu cây và nên phơi dưới nắng sớm. Trong trường hợp bạn trồng cây trong phòng kín, ít nhất 2 – 3 ngày nên mang cây ra phơi nắng để cây không bị héo, thưa lá và chết.
- Lưu ý: Đặt cây dưới ánh nắng mặt trời gay gắt sẽ khiến lá cây bị cháy.
Trung bình, cây sen đá cần được tiếp xúc với ánh nắng khoảng 6 – 8 giờ/ ngày để phát triển tốt. Ảnh Internet
4. Thời điểm thích hợp để trồng sen đá
Thật ra, cách trồng sen đá không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật phức tạp. Thường thì sen đá sẽ ra hoa vào mùa hè khi đủ tuổi. Và điều quan trọng nhất là bạn cần lựa chọn giống sen đá tốt, chăm sóc cây khoẻ mạnh theo mùa.
- Vào mùa xuân: Lúc này, thời tiết mát mẻ, không quá nóng hay lạnh nên là thời gian thích hợp nhất cho cây phát triển và người trồng thì dễ dàng chăm sóc. Tuy nhiên, vào mùa xuân bạn nên bạn nên hạn chế tưới cây, mỗi tuần chỉ tưới một lần để tránh cây bị ứ nước.
- Vào mùa hạ: Mùa này, thời tiết trở nên khô nóng. Vì thế điều chú ý nhiều nhất chính là lượng nước và ánh nắng cho cây. Thời điểm tưới cây nên vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Không nên tưới buổi trưa sẽ khiến cây bị sốc nhiệt.
- Vào mùa thu: Mùa này có thời tiết khá giống với mùa xuân nhưng vẫn có nhiều nắng. Do đó, bạn cũng nên lưu ý về lượng nước tưới, chỉ tưới khoảng 2 lần mỗi tuần.
- Vào mùa đông: Thời tiết mùa này thường lạnh, khô và ít nắng. Vì thế nếu trời quá lạnh bạn nên đưa cây vào trong nhà, trong phòng nơi ấm áp một chút tránh cây chậm phát triển. Tranh thủ mang cây ra phơi nắng vào những ngày trời nắng nhẹ.
Thường thì sen đá sẽ ra hoa vào mùa hè khi đủ tuổi. Ảnh Internet
5. Cách nhân giống sen đá
Tương tự như những loại cây có lá mọng nước khác, sen đá cũng tương đối dễ nhân giống. Bạn chỉ cần:
- Chọn ra một vài lá già, khỏe và tốt nhất là các loại lá bánh tẻ để dễ phát triển ra cây non hơn.
- Đặt lá ở những nơi đất ẩm, có bóng mát và dễ thoát nước khi tưới.
- Sau khoảng 1 – 2 tuần, phần đầu lá sẽ phát triển ra những rễ non và chồi cây.
- Khi cây đã phát triển lớn dần khoảng 1 – 2 tháng, lá mẹ cũng héo và khô lại. Bạn có thể tách cây sang chậu mới để dễ dàng chăm sóc hơn.
- Tuy nhiên, khi tách cây, bạn cũng cần lưu ý những mầm cây lúc này rất dễ gãy và yếu ớt. Do đó không nên để cây tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều và chỉ cho cây tắm nắng nhẹ cho đến khi trưởng thành.
Cách trồng sen đá bằng lá là cách làm đơn giản nhất. Ảnh Internet
6. Nhận biết và phòng bệnh cho cây
6.1. Bệnh thường gặp ở sen đá
- Thông thường, sen đá hay bị nấm hoặc loài rệp trắng gây hại. Nhất là vào thời điểm giao mùa, khi mùa mưa nhiều. Biểu hiện rõ nhất là lá cây bị thối đen, lan dần qua những cây khác và toàn thân cây.
- Khi sen đá bị nấm, nếu phát hiện bệnh kịp thời, bạn có thể cắt bỏ phần bị bệnh và giữ lại phần khỏe mạnh để hạn chế trường hợp bỏ cả cây. Không được để cho vùng trồng cây bị ẩm ướt quá lâu, sau khoảng 3 ngày thì tiến hành trồng lại cây. Đồng thời kết hợp phun các thuốc phòng bệnh như Anzil, COC85,…
- Đối với trường hợp cây bị rệp tấn công, bạn cần loại trừ kiến đầu tiên. Vì loại rệp này không thể tự bò từ cây này sang cây khác mà thông qua con vật trung gian là kiến. Do đó, khi bạn nhìn thất vệt đen xuất hiện trên lá. Bạn cần đặt riêng cây đó sang một bên và phun thuốc phòng bệnh cho cả những cây khác.
- Thuốc dùng để diệt rệt thường là thuốc diệt kiến. Bạn cần lưu ý không phun trực tiếp vào cây mà phun dưới sàn và xung quanh vườn. Nếu không sử dụng thuốc diệt kiến, bạn có thể sử dụng nước của điếu thuốc lào đã pha loãng để thay thế.
Thông thường, sen đá hay bị nấm hoặc loài rệp trắng gây hại. Ảnh Internet
6.2. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của cây sen đá
Khi sen đá bị bệnh, chúng cũng sẽ có những dấu hiệu đặc trưng riêng. Cụ thể:
- Lá cây bị vàng và mềm nhũn: Thường gặp nhất ở những cây có lá sát gốc. Đây là trường hợp cây bị thừa nước. Tuy nhiên, nếu cây bị úng, rễ và lá nhũn có dịch màu nâu thì có thể do cây đã bị vi khuẩn xâm nhập.
- Lá cây bị nhăn nheo: Đây là dấu hiệu sen đá thiếu nước. Khi nhận thấy lá nhăn, khô, thân cây cằn cỗi và héo dần bạn cần cấp nước cho cây để khôi phục.
- Lá cây bị thâm đen, mọng: Đây là dấu hiệu sen đá của bạn bị úng nước, hoặc lá bị đọng nước quá lâu.
- Lá cây bị trong suốt: Nếu trên cây xuất hiện nhiều phần lá bị trong suốt hơn những chỗ khác. Vùng lá mềm nhũn, có màu hơi vàng hoặc chảy nước đục thì khả năng cây đã bị vi khuẩn xâm nhập là rất cao. Bạn nên nhanh chóng cắt bỏ phần lá hư và tách cây ra để tánh bị lây lan.
- Lá cây duỗi thẳng: Đối với những loại cây có lá mọc ôm vòng như cánh sen thì tình trạng lá duỗi thẳng là do thiết ánh sáng và nắng.
- Lá cây bị rụng: Khi đụng nhẹ, lá của sen đá liên tục rụng xuống mặc dù còn xanh thì khả năng cây đã thiếu nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng.
- Cánh lá nở to và thưa: Bạn cần thay đất cho cây vì chúng đã thiếu dinh dưỡng và nắng.
- Lá bị thâm, bầm: Khi thấy phần ngọn hoặc đầu lá bị thâm thì nguyên nhân thường là do cháy nắng. Nếu bị thâm, bầm ở nhiều chỗ thì khả năng cao cây đã vị nhiễm virus. Gần như không thể chữa trị.
Bạn cần nắm rõ để nhận biết các dấu hiệu cảnh báo này và “cứu” kịp thời cho cây. Ảnh Internet
7. Những sai lầm thường gặp khi trồng cây sen đá
Mặc dù là loại cây có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt. Nhưng cây sen đá vẫn khá đỏng đảnh khi chăm sóc. Dưới đây là 9 sai lầm phổ biến nhất khi bạn chăm sóc và trồng loại cây này.
7.1. Chọn sai loại sen đá
Đa phần các loại sen đá đều có đặc tính chung là ưa nắng và chịu hạn tốt. Tuy nhiên, khả năng chịu khô hạn của mỗi loại cũng sẽ khác biệt do sinh sống ở những vùng khí hậu khác nhau trên Trái Đất.
Chẳng hạn như các loại sen đá đến từ Châu Âu, Mỹ, Nga, hay Đà Lạt,… Chúng có đặc thù sinh học riêng của vùng lạnh, khô hay nắng nhẹ. Và cần một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với những loại sen đá sống ở vùng nắng.
Đối với những bạn mới trồng sen đá, thì nên chọn những loại cây khỏe, chịu nóng tốt để thích nghi với khí hậu nơi bạn đang sống. Cụ thể, các loại sen đá bạn có thể lựa chọn khi mới bắt đầu trồng là: Sen đá nâu, sen nhung viền đen, sen đá móng rồng sao biển, sen thạch bích, sen đá bông hồng đen, sen sỏi, sen gấm… Đây là những loại tương đối dễ trồng đối với khí hậu Việt Nam.
Còn những loại sen đá có thân nhỏ, mỏng và mềm, nhiều màu sắc, nhiều phấn,… Thường là những loại đỏng đảnh, khó chăm sóc và chỉ dành cho những người đã có nhiều kinh nghiệm về loại cây này.
sen đá móng rồng sao biển là loại cây thích hợp cho người mới bắt đầu. Ảnh Internet
7.2. Chọn sai loại đất trồng sen đá
Sen đá là loại cây dễ trồng nhưng cũng dễ chết nếu chúng sống trong đất ẩm ướt quá lâu. Nếu bạn mua cây từ những cửa hàng thì rất có khả năng chúng đã được trồng trong đất chứa nhiều nước. Thay vì giữ lại đất sau khi mua về, bạn cần phải thay hoàn toàn bằng đất mới để trồng. Điều này giúp cây được thoát nước dễ hơn.
Một công thức đơn giản về đất trồng sen đá là: 45% đá perlite + 45% đá nham thạch nhỏ + 10% phân bò đã ủ.
7.3. Không đủ ánh sáng cho cây
Để duy trì màu sắc và hình dáng cho sen đá, bạn cần đặt cây ở hướng nam, gần của sổ. Điều này sẽ giúp cây nhận đủ nắng mỗi ngày.
Nếu đang trồng giống sen đá Echeverias, bạn cần phải cung cấp nhiều ánh sáng hơn để cây phát triển. Đối với các giống Haworthias, Gasterias, và Sansevierias,.. thì chúng chỉ cần nắng nhẹ khoảng 2 – 3 giờ mỗi ngày.
Để duy trì màu sắc và hình dáng cho sen đá, cần đặt cây ở gần của sổ. Ảnh Internet
7.4. Tưới nước sai cách
Hầu hết các loại sen đá đều cần rất ít nước để sống, có thể vài ngày. Thậm chí là 1 tháng không cần tưới chúng vẫn có thể sống được nếu độ ẩm trong không khí đảm bảo. Vì thế, việc tưới nhiều nước mỗi ngày cho cây thì chỉ khoảng 1 tuần cây sẽ úng và chết rất nhanh.
Tuy nhiên, việc tưới nước cho sen đá cũng cần đúng kỹ thuật, bạn cần tránh tuyệt đối việc tưới vào lá. Chỉ cần tưới nhẹ dưới gốc cho đất đủ độ ẩm là được. Và luôn nhớ, không tưới vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều khi thời tiết nồm, nắng gắt.
Trên đây là toàn bộ những cách trồng sen đá cũng như các kinh nghiệm bạn có thể tham khảo để chăm sóc cho cây sen đá nhà mình. Với loài cây có tính khí “đỏng đảnh” như thế này thì bạn cần phải chú ý thật nhiều. Nhưng bù lại chúng sẽ phát triển và ra hoa mang đến nhiều hạnh phúc cho bạn.
Chi Lê